Những ngày cuối năm 2016, đầu năm 2017, phường Lương Sơn được ví như một công trường xây dựng thu nhỏ, trên khắp các nẻo đường luôn rộn ró tiếng máy trộn bê tông, tiếng người cười nói vui vẻ. Được biết, bà con nơi đây đang khẩn trương hoàn thành nhiều tuyến đường bê tông chuẩn bị đón chào Xuân mới.
Bà Dương Thị Lưu, Chủ tịch UBND phường cho biết: Phường Lương Sơn trước đây là xã Lương Sơn thuộc T.P Thái Nguyên, đến tháng 6-2015 đó được bàn giao về T.P Sông Công. Mặc dù nhiều tuyến đường trên địa bàn phường đó được đổ bê tông từ những năm 2000 nhưng vẫn nhỏ hẹp và xuống cấp nghiêm trọng, khiến cho việc đi lại, giao thương hàng hóa của nhân dân gặp nhiều khó khăn. Xác định làm đường giao thông là một trong những nhiệm vụ quan trọng góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương phát triển, phường đã tập trung tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia. Cùng với đó, phường khẩn trương tổ chức rà soát toàn bộ hệ thống đường giao thông trên địa bàn, thống nhất kế hoạch đổ bê tông và triển khai đến nhân dân trên tinh thần “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”. Qua đó đó tạo được lòng tin, sự đồng thuận rất cao từ phía người dân, phong trào làm đường bê tông lan tỏa đến từng xóm, tổ dân phố... Năm 2016, cùng với nguồn xi măng được T.P Sông Công hỗ trợ 50%, nhân dân trong phường đó đóng góp trên 7 tỷ đồng và hơn 1.000 ngày công lao động để thi công trên 22km đường bê tông. Những con đường bị xuống cấp, lầy lội trước kia nay đó được thay thế bằng đường bê tông phẳng phiu, hai bên đường được phát quang, tạo cảnh quan sạch, đẹp...
Cùng chúng tôi đi trên tuyến đường bê tông với chiều dài hơn 600m vừa mới hoàn thành, bà Nguyễn Thị Chanh, Tổ trưởng tổ dân phố Xộp phấn khởi cho biết: Thực hiện chủ trương làm đường bê tông của phường, 130 hộ dân trong tổ đó đóng góp gần 1 tỷ đồng, trên 300 ngày công lao động và hiến trên 1.000m2 đất để bê tông hóa 3km đường giao thông nông thôn. Ngoài ra, người dân trong tổ dân phố cũng bảo nhau đóng góp gần 60 triệu đồng để lắp đặt 64 bóng điện tiết kiệm thắp sáng các tuyến đường nhằm đảm bảo an ninh trật tự cũng như giúp cho việc đi lại thuận lợi hơn. Trong quá trình làm đường giao thông, tổ dân phố thu tiền thành những đợt nhỏ nhằm giảm một phần gánh nặng cho người dân. Sau khi mỗi tuyến đường được hoàn thành, tổ dân phố đều tổ chức họp dân để công khai các khoản thu, chi trước toàn thể bà con. Vỡ thế, bà con ai cũng phấn khởi và tự nguyện đóng góp tiền, hiến đất làm đường.
Cách đây 3 năm, tuyến đường của tổ dân phố Tiến Bộ chủ yếu là đường đất nhỏ hẹp, hễ mưa thì lầy lội, nắng thì bụi bẩn, ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của bà con. Khi triển khai kế hoạch làm đường bê tông, một số người dân lo lắng diện tích sân nhà, vườn tạp sẽ bị ảnh hưởng nên chưa tích cực tham gia đóng góp, ủng hộ. Để người dân hiểu rõ lợi ích của việc làm đường, tổ dân phố đó giao cho các tổ chức đoàn thể đến từng hộ dân để tuyên truyền, vận động và đảng viên là người tiên phong, gương mẫu thực hiện để người dân noi theo. Bà Trần Thị Liên, một người dân trong tổ chia sẻ: “Mới đây, để làm đường bê tông của tổ dân phố, nhà tôi đó phải tháo dỡ hơn 100m2 công trình phụ nhưng đổi lại, tuyến đường được bê rông rộng rói, nông sản làm ra không lo bị tư thương ép giá như trước. Bà con chúng tôi có thêm động lực để phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa”.
Đánh giá về phong trào làm đường giao thông ở phường Lương Sơn, ông Nguyễn Ngọc Lâm, Phó Chủ tịch UBND T.P Sông Công cho rằng: Cách làm của phường Lương Sơn tuy không phải là mới nhưng mỗi bước đi đều rất chắc và đạt được những kết quả tích cực. Không chỉ tích cực làm đường, người dân trong phường cũn đóng góp công sức, tiền của để xây dựng, tu sửa một số công trình như: Nghĩa trang liệt sĩ của phường, trạm y tế, trường học... Qua đó, diện mạo của địa phương không những thay đổi mà quan trọng hơn là ý thức của người dân đó được nâng lên. Nhận thấy việc làm đường giao thông nông thôn là phục vụ chính lợi ích của người dân nên ai cũng tự nguyện đóng góp và vận động nhau tích cực tham gia các phong trào.
Nhờ tích cực triển khai các giải pháp, đến nay phường Lương Sơn đã có sự chuyển mình rõ rệt. Năm 2016, toàn phường còn 137 hộ nghèo, chiếm 4,2% (năm 2015 là gần 10%); thu nhập bình quân đầu người đạt trên 30 triệu đồng/người/năm (tăng 7 triệu đồng so với năm 2015). Thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh” phường có trên 91% gia đình đạt danh hiệu Gia đình văn hóa; các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao của phường được duy trì, tổ chức với nhiều hình thức đa dạng, góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho nhân dân...