Cập nhật: Thứ năm 28/01/2021 - 20:54
Lần đầu tiên, 80 tài liệu tiêu biểu được sao lại từ bản gốc của Châu bản triều Nguyễn được trưng bày cho công chúng thưởng lãm, tìm hiểu về những lễ nghi đón năm mới trong cung đình thời Nguyễn. Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thực hiện, vừa khai mạc sáng nay tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).
Lần đầu tiên, 80 tài liệu tiêu biểu được sao lại từ bản gốc của Châu bản triều Nguyễn được trưng bày cho công chúng thưởng lãm, tìm hiểu về những lễ nghi đón năm mới trong cung đình thời Nguyễn. Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước thực hiện, vừa khai mạc sáng nay tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Lần đầu tiên, 80 tài liệu tiêu biểu được sao lại từ bản gốc của Châu bản triều Nguyễn được trưng bày cho công chúng thưởng lãm, tìm hiểu về những lễ nghi đón năm mới trong cung đình thời Nguyễn. Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước thực hiện, vừa khai mạc sáng nay tại Khu di tích Văn Miếu - Quốc Tử Giám (Hà Nội).

Triển lãm tập hợp các hình ảnh, bản tấu, chiếu vua về các nghi thức, lễ tiết trước, trong và sau Tết trong cung thời Nguyễn. Triển lãm gồm ba chủ đề: “Lễ nghi chuẩn bị đón Tết long trọng”, “Tất niên - tiễn năm cũ, đón năm mới” và “Đầu năm đón phúc, tiết xuân ban lộc và đề cao chữ Hiếu”. Các công việc chuẩn bị đón tết, thỉnh các vị Tiên đế về ăn Tết với triều đình, tạm ngưng công việc triều chính, tiễn năm cũ, đón năm mới, chúc Tết trong cung, ban thưởng cho dân… được mô tả cụ thể trong từng loại tài liệu. 

 Vua Khải Định đến thỉnh an Hoàng mẫu ở cung Diên Thọ. Ảnh từ Triển lãm.

Triển lãm tái hiện một phần bức tranh Tết cung đình triều Nguyễn xưa, đồng thời cũng phần nào cho thấy sự gắn kết giữa Tết cung đình với Tết của người dân. Người xem có thể hình dung không khí đón Tết trong cung đình diễn ra long trọng và đầy đủ nghi thức, nhưng cũng mang những ý nghĩa cầu mong sự thái hòa, no ấm, đề cao sự hiếu thuận như truyền thống chung của dân tộc. Từ các tài liệu được trưng bày, có thể thấy nghi thức lễ tết được giữ gìn, nhưng cũng có sự biến đổi linh hoạt qua từng năm, trong trường hợp có thiên tai, mất mùa, hay địch họa, triều đình có thể giảm bớt các nghi lễ cho tiết kiệm, hoặc cũng có năm nhà vua ra chiếu cho người dân được nghỉ Tết lâu hơn để tái tạo sức lao động, hoặc ban thưởng cho quân sĩ đang canh giữ biên cương, hải đảo…


 
Xuất phát từ tình trạng vật lý và yêu cầu bảo vệ an toàn tài liệu lưu trữ, ban tổ chức chỉ đưa ra trưng bày các phiên bản. Bản gốc tài liệu hiện đang được bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, Cục Văn thư và Lưu trữ nhà nước. 

Triển lãm diễn ra từ ngày 28-1 đến hết ngày 23-2 tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám.


Theo NDĐT