Các mô hình được thực hiện, gồm: trồng mít ta, quy mô 5ha tại xã Bình Sơn; 2 mô hình trồng dưa vân lưới, dưa bao tử trong nhà lưới, nhà màng, quy mô trên 2.000m2 tại xã Bá Xuyên và phường Lương Sơn; 2 mô hình trồng rau trong nhà lưới tại xã Bình Sơn và phường Lương Sơn, quy mô trên 5.000m2 (hiện các sản phẩm rau đã được cung cấp cho bếp ăn tập thể tại một số doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp trên địa bàn).
Theo đánh giá của cơ quan chuyên môn, việc triển khai các mô hình đều phù hợp với đồng đất tại các địa phương và mang lại hiệu quả.
Đặc biệt, việc trồng rau màu trong nhà màng, nhà lưới đã giúp tăng hệ số sử dụng đất, nhờ chủ động được thời vụ, không phụ thuộc vào thời tiết; giảm chi phí phân bón do đất không bị rửa trôi, đồng thời tăng thu nhập từ 2-2,5 triệu đồng/sào/lứa so với sản xuất ở điều kiện bình thường.
Qua đó, không chỉ góp phần nâng cao thu nhập mà còn giúp người nông dân được tiếp cận với khoa học kỹ thuật hiện đại. Từ đó, áp dụng vào sản xuất nông nghiệp tại địa phương, giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản.
Hiện nay, TP. Sông Công đang tiếp tục nhân rộng 2 mô hình trồng dưa vân lưới trong nhà màng tại xã Bá Xuyên, quy mô trên 2.000m2; mô hình trồng rau trong nhà lưới tại xã Bình Sơn, quy mô hơn 2.000m2…