Lưu Trung - tướng tài của Vua Lê Lợi
Lưu Trung là người xã Thuận Thượng, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Năm 1407, nước Đại Việt rơi vào ách thống trị của nhà Minh, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, Lưu Trung cùng con rể rời Thái Nguyên vào Thanh Hóa đầu quân cho Lê Lợi. Năm Bính Thân (1416) Lê Lợi cùng 8 người cùng chí hướng trong đó có Lưu Trung vào Lũng Nhai tổ chức hội thề kết nghĩa anh em, thề cùng trời đất một lòng đánh giặc Minh. Sau hội thề Lũng Nhai, theo lệnh của Lê Lợi năm 1416 cha con Lưu Trung trở về Thái Nguyên chiêu tập binh sĩ chuẩn bị khởi nghĩa. Tháng Giêng năm Mậu Tuất (1418) Lê Lợi phất cờ khởi nghĩa, Lưu Trung là một trong số 1.000 tướng sĩ Lam Sơn khởi nghiệp được cử giữ chức thứ thử- một chức vụ chỉ huy quân sự của vệ quân thiết đột.
Theo sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, Lưu Trung là một trong những tướng chỉ huy ba trận đánh quan trọng của nghĩa quân Lam Sơn. Trận đánh thứ nhất diễn ra vào năm Giáp Thìn (1424), cuối năm đó ông cùng một số tướng giỏi của nghĩa quân Lam Sơn chỉ huy trận phục kích ở Bồ Ải, giữa nơi hiểm yếu. Giặc không ngờ đem quân ra đánh, Vua tung phục binh xông vào trận địa giặc, ta bắt sống hàng ngàn tên giặc khiến cho chúng run sợ chạy vào tận Nghệ An.
Trận thứ hai Lưu Trung tham gia chỉ huy là trận đánh thành Tây Đô (Thanh Hóa). Trong trận này ta đã chém 500 địch, bắt sống nhiều tên giặc. Trận thứ ba Lưu Trung tham gia chỉ huy vào mùa Thu năm Đinh Mùi (1427). Nhà Minh cử hai cánh quân do Liễu Thăng và Mộc Thạch chỉ huy theo hướng Quảng Tây và Vân
Là người tham gia khởi nghĩa Lam Sơn từ những ngày đầu. Lưu Trung còn tham gia khá nhiều trận đánh lớn, nhỏ của nghĩa quân. Năm Thuận Thiên thứ nhất (1428) Vua Lê Thái tổ định công ban thưởng cho các công thần khai quốc, Lưu Trung được gia phong chức lớn, được ban cho 100 mẫu ruộng ở các nơi. Lưu Trung mất năm Diên Ninh thứ 6 (1459), tên tuổi và sự nghiệp của ông mãi là niềm tự hào của người dân Thái Nguyên.