Về Thái Nguyên nghe Soọng cô của người Sán Dìu

Cập nhật: Thứ năm 01/10/2009 - 16:17
Haacute;t soọng-cocirc; dacirc;n tộc Saacute;n Digrave;u. Ảnh Internet
Haacute;t soọng-cocirc; dacirc;n tộc Saacute;n Digrave;u. Ảnh Internet

Người Sán Dìu ở Thía Nguyên có vốn văn nghệ dân gian khá phong phú, nội dung cũng như thể loại đều mang sắc thái riêng của tộc người. Một trong những hình thức văn nghệ dân gian độc đáo của người Sán Dìu là hát dân ca (Soọng cô)

 

(Soọng cô) là hình thức hát đối đáp nam nữ với những vần thơ trữ tình, theo bài bản có sẵn truyền lại, giầu tính dân tộc, đây là phần quan trọng nhất trong thơ ca dân gian của người Sán Dìu. Soọng cô về hình thức diễn xướng cũng tương tự như Sli, Slượn của người Tày, Nùng; quan họ, hát ghẹo, hát xoan của người Kinh. Thanh niên nam, nữ từ 16 tuổi trở lên đều hát thành thạo các làn điệu Soọng cô. Từ 12-13 tuổi họ đã theo anh, theo chị tập hát. Các bài hát đều được ghi lại rồi nhân thành nhiều bản trao tay nhau học thuộc lòng.

 

Lời Soọng cô là thể thơ 7 chữ, ví von trang nhã, tình tứ và thường dựa vào cảnh đẹp quê hương, làng xóm, cảnh sinh hoạt hàng ngày để nói lên nỗi lòng của mình. Soọng cô thường được hát trong những dịp hội đầu xuân năm mới, ngày Tết, lễ cưới giữa làng này với làng kia. Trong đám cưới mỗi tốp năm bảy người có khi tới mười người hát Soọng cô, nhà nào được trai, giái tổ chức hát tại nhà mình thì coi đây là một vinh hạnh nên đón tiếp tốp hát rất niềm nở và hào phóng.

 

Ngày nay mặc dù có sự giao thoa giữa các dân tộc thiểu số, người Sán Dìu ở Thái Nguyên cũng du nhập nhiều nét văn hóa của các dân tộc khác vào đời sống tinh thần, nhưng Soọng cô vẫn được bảo lưu và phát huy.

TNĐT (g/t)
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: