Tìm hiểu về xét nghiệm anti HIV
Tìm hiểu về xét nghiệm anti HIV - Ảnh 1. |
Xét nghiệm anti HIV có thời gian cho ra kết quả nhanh hơn so với những xét nghiệm khác. Như vậy thì người khám sẽ biết sớm được mình đã bị lây nhiễm hay chưa.
Xét nghiệm anti HIV
Người có nguy cơ bị lây nhiễm HIV hoặc muốn kiểm tra việc có bị lây nhiễm hay không thì cần thực hiện các thủ tục xét nghiệm cần thiết để biết được kết quả. Hiện nay phương pháp xét nghiệm anti HIV đã được áp dụng để sàng lọc được người bệnh có nguy cơ.
Xét nghiệm anti HIV là gì?
Là xét nghiệm sàng lọc HIV. Để sàng lọc có HIV hay không trước hết phải làm xét nghiệm anti HIV. Nếu dương tính nghĩa là bạn có khả năng bị nhiễm HIV. Để thực hiện xét nghiệm thì bác sĩ sẽ lấy mẫu máu của bệnh nhân. Với phương pháp này thì chỉ biết được người bệnh có bị nhiễm hay không, về mức độ và giai đoạn của bệnh thì cần thực hiện thêm các xét nghiệm khác.
Xét nghiệm anti HIV có thời gian cho ra kết quả nhanh hơn so với những xét nghiệm khác. Như vậy thì người khám sẽ biết sớm được mình đã bị lây nhiễm hay chưa. Ngoài ra việc xét nghiệm anti HIV cũng sẽ tiết kiệm chi phí hơn so với các hình thức xét nghiệm khác mà y khoa áp dụng.
Mục đích của việc tiến hành xét nghiệm anti HIV
Xét nghiệm sàng lọc anti HIV là để giúp bạn tiết kiệm thời gian và chi phí nếu như không bị mắc bệnh. Tuy nhiên sẽ có một số trường hợp cho ra kết quả âm tính giả hoặc dương tính giả. Về những kết quả này thì sẽ chịu ảnh hưởng vào giai đoạn xét nghiệm, nếu như đang trong giai đoạn thời kỳ cửa sổ thì sẽ chưa phát hiện được. Chính vì thế người ta thường xét nghiệm 3 lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng để có kết quả chắc chắn.
Với việc xét nghiệm anti HIV, người bị lây nhiễm chưa biết rõ được mức độ của bệnh để có phác đồ chữa trị phù hợp. Do đó sẽ có thêm một số xét nghiệm khác để đảm bảo nhận định được kết quả chính xác nhất cho người bệnh.
Những ai nên thực hiện xét nghiệm anti HIV?
Theo thống kê, mỗi năm đã sàng lọc và phát hiện có khoảng 10.000 người lây nhiễm HIV cũng như những căn bệnh khác lây qua đường tình dục, đó chỉ là con số ở Việt Nam, trên thế giới còn rất nhiều. Ngay khi bị lây nhiễm, ở giai đoạn cửa sổ sẽ khó phát hiện được bệnh, chính vì thế mà người có nguy cơ cần thực hiện xét nghiệm nhiều lần.
Khuyến cáo của chuyên gia và bác sĩ, những đối tượng sau nên thực hiện xét nghiệm anti HIV để sàng lọc khi có nguy cơ, gồm:
- Khi phát sinh quan hệ tình dục với đối tượng mà bạn không nắm rõ như gái mại dâm, các mối quan hệ quen biết 1 ngày, đặc biệt quan hệ nhưng không sử dụng bao cao su.
- Quan hệ đồng giới nam và cũng không sử dụng biện pháp an toàn để bảo vệ bản thân.
- Quan hệ với bạn tình hoặc bạn gái có nghi nhiễm HIV.
- Sử dụng chung kim tiêm với nhiều người, xăm mình, truyền máu, dùng chung các dụng cụ vệ sinh mà người có nguy cơ lây nhiễm HIV sử dụng.
- Khi cha và mẹ của trẻ sơ sinh mắc HIV thì khi sinh ra đứa trẻ cũng có nguy cơ bị lây nhiễm.
- Trong quá trình di chuyển thì vô tình đạp trúng kim tiêm không rõ nguồn gốc, cần rửa sạch với xà phòng và đến trung tâm gần nhất để xét nghiệm.
Chỉ cần rơi vào một trong số các tình huống có nguy cơ cao như trên, người có nguy cơ hãy đến ngay địa điểm uy tín để thực hiện xét nghiệm sàng lọc cho bản thân mình.