Khi Nam Tấn Vương nhà Hậu Ngô đem quân đánh Lý Huy, đóng ở cửa Phù Lan, đến đêm mộng thấy hai anh em họ Trương đến yết kiến và xin đi theo giúp quân. Khi đánh tan được giặc, Nam Tấn vương phong cho người anh làm Đại đương giang đô hộ quốc vương thần, lập đền thờ ở cửa sông Như Nguyệt; phong cho người em là Tiểu đương giang đô hộ quốc vương thần, lập đền thờ ở của sông Tam Giang (có sách chép là Nam Giang, lại có sách chép là Bình Giang). Đời Lý Nhân Tông, Lý Thường Kiệt chống nhau với tướng Tống là Quách Qùy ở sông Như Nguyệt, đêm đến, nghe có tiếng ngâm thờ ở trong đền rằng”:
“
Tiệt nhiên định phận tại thiên thư
Như hà nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng hành khan thủ bại hư”
Dịch là:
(Sông núi nước
Rành rành định phận tại sách trời
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời).
Sau quả nhiên quân nhà Tống bị thua. Sách Lĩnh Nam trích quái chép: “Đời Lê Đại Hành, Phạm Cự Lạng đem quân chống nhau với Hầu Nhân Bảo nhà Tống ở sông Đồ Lỗ, đêm đến mộng thấy người kỳ dị tự xưng họ tên như đã nói ở trên. Người ấy lại nói thường theo Ngô Vương đi đánh dẹp và từng làm quan ở triều Nam Tấn vương, sau Đinh Tiên Hoàng cho triệu, nhưng không chịu khuất phục, rồi đều uống thuốc độc chết. Sau khi chết, thượng đế xét là người trung nghĩa đều cho quản lĩnh quỷ binh. Nay xin theo quân giúp sức để báo ơn. Chợt có một đêm mưa gió tối tăm, quân Tống nghe có tiếng hét to những câu như đã chép ở trên, bèn tự tan vỡ. Lê Đại Hành bèn phong hai người làm thần: một người làm Khước Định Đại vương, lập đền thờ ở ngã ba sông Phương Nhãn; một người làm Uy Địch Đại vương, lập đền thờ ở sông Như Nguyệt.
Ngày nay, các vị thần này được thờ phổ biến ở dọc sông Cầu thuộc các huyện Đồng Hỷ, Phú Bình, Phú Lương.