Cập nhật: Thứ hai 13/01/2014 - 15:28
Hiện nay, xóm Cây De, xã Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên) có trên 90 hộ sản xuất chè với tổng diện tích khoảng 31ha. Cácgiống chè được bà con đưa vào sản xuất chủ yếu là TRI 777, PhúcVân Tiên, Bát Tiên… Nông dân trong xóm đã có ý thức sản xuất chè an toàn.
Hiện nay, xóm Cây De, xã Phúc Trìu (T.P Thái Nguyên) có trên 90 hộ sản xuất chè với tổng diện tích khoảng 31ha. Cácgiống chè được bà con đưa vào sản xuất chủ yếu là TRI 777, PhúcVân Tiên, Bát Tiên… Nông dân trong xóm đã có ý thức sản xuất chè an toàn.

Năm 2014, tỉnh phấn đấu có 500ha chè sản xuất theo quy trình VietGAP (thực hành sản xuất nông nghiệp tốt). Để khuyến khích nông dân tích cực tham gia, tỉnh sẽ hỗ trợ 100% kinh phí cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP cho những diện tích chè lần đầu áp dụng quy trình này; kinh phí tập huấn kỹ thuật cho bà con...

Sản xuất chè theo quy trình VietGAP không chỉ tạo ra sản phẩm an toàn mà còn bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng và người sản xuất. Hiện nay, tỉnh ta đã triển khai quy hoạch vùng sản xuất chè an toàn làm cơ sở cho việc thu hút đầu tư sản xuất chè hàng hóa có chất lượng, giá trị cao; xây dựng vùng sản xuất chè nguyên liệu an toàn cũng như đẩy mạnh áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu sản xuất đến chế biến thành phẩm... 

 

Tính đến hết năm 2013, trên địa bàn tỉnh đã có 360ha chè được cấp Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn VietGAP, sản lượng đạt khoảng 4 nghìn tấn chè búp tươi/năm. Ngoài ra, 80% trong tổng số trên 19 nghìn ha chè hiện có của tỉnh cũng đang sản xuất theo định hướng an toàn, chất lượng... 

Tùng Lâm