Cập nhật: Thứ năm 31/05/2018 - 14:46
Ảnh: Mạnh Hùng
Ảnh: Mạnh Hùng

Chương trình giao lưu trực tuyến "Vì một môi trường không khói thuốc lá" đang được tổ chức tại trường quay Báo Thái Nguyên điện tử. Tại địa chỉ http://giaoluu.baothainguyen.vn/

Khách mời tham gia chương trình gồm:

+ Tiến sĩ, bác sỹ Ngô Thị Tính - Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

+ Ông Nguyễn Trọng Nghĩa - Phòng Quản lý Thương mại, Sở Công thương Thái Nguyên.

+ Ông Nguyễn Văn Trường - Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

Thời gian diễn ra cuộc giao lưu từ 14 giờ đến 16 giờ 15 phút ngày 31/5/2018. Ban Tổ chức đã nhận được hơn 100 câu hỏi của các độc giả gửi về cho chương trình. Tuy thời gian có hạn, nhiều câu hỏi trùng lặp nhau, nhưng các vị khách mời đều trả lời đầy đủ và chi tiết những câu hỏi. Dưới đây là nội dung tổng hợp lại 1 số câu hỏi đã được các vị khách mời trả lời trực tiếp trong buổi giao lưu:

Quế Chi (Bắc Giang): Xin cho tôi hỏi ngoài nicotin, theo tôi biết trong thuốc lá còn chứa 7.000 hóa chất khác mà trong đó có những chất rất độc đối với cơ thể là những chất độc gì? Nó gây ra những bệnh gì cho sức khỏe?

Ông Nguyễn Văn Trường
Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thái Nguyên

Ông Nguyễn Văn Trường: Các thành phần độc hại trong khói thuốc lá ... Nicotine: ... Hắc ín (Tar): ... Carbon monoxide (khí CO): ... Benzene: ... Nitrosamines: ... Ammonia:

- Nó gây ra rất nhiều bệnh cho sức khỏe như: Bệnh hô hấp, tim mạch, huyết áp…

- Gây nên nhiều loại ung thư

- Gây bệnh phổi mãn tính

- Gây các bệnh viêm đường hô hấp mạn tính

- Ảnh hưởng đến phát triển của thai nhi và trẻ nhỏ ..

Trannguyenhuy: Thái Nguyên có nhiều vùng trồng cây thuốc lá, vậy đơn vị nào quản lý việc này?, những ai được phép trồng cây thuốc lá?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Tỉnh Thái Nguyên không phải là địa phương có nhiều vùng trồng cây thuốc lá. Sở Công Thương Thái Nguyên là cơ quan quản lý việc cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện đầu tư trồng cây thuốc lá trên địa bàn tỉnh. Các tổ chức cá nhân được phép trồng cây thuốc lá khi được cơ quan quản lý nhà nước cấp phép

Tạ Hoàng Vân: Hút thuốc lá sẽ sinh ra các bệnh làm biến đổi da, răng, tóc và những bộ phận khác của cơ thể để tạo ra vẻ ngoài già hơn so với tuổi thực. Nó cũng tác động tới những bộ phận ẩn sâu trong cơ thể, từ khả năng sinh sản đến sức khỏe tim mạch, phổi và hệ xương có phải không và lý do tại sao lại như thế?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Đúng, Vì trong thuốc lá chứa nhiều loại hóa chất độc haijcho cơ thể

Mai Trang: Ung thư do hút thuốc lá có liên quan đến yếu tố di truyền không?. Hút thuốc lá trong bao nhiêu lâu thì chắc chắn bị ung thư?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Hút thuốc lá có nguy cơ gây ung thư.

- Người có gen di truyền gây ung thư có thể mắc nguy cơ ung thư cao hơn khi có hút thuốc lá.

- Thời gian mắc bệnh ung thư tùy thuộc vào thời gian hút và số lượng điều thuốc hút mỗi ngày.

Mai Trang: Ở Thái Nguyên đã có cơ quan, đơn vị nào được công nhận là không có khói thuốc lá chưa?. Có đơn vị nào được tuyên dương chưa?

Ông Nguyễn Văn Trường: 1. Ngành Y tế: Bệnh viện Y học Cổ truyền.

2. Ngành giáo dục: Có khoảng 90 đơn vị trường học trực thuộc Sở Giáo dục.

Nguyễn Văn Hiển: Việc điều trị cho nhưng bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá có gì khó hơn so với các bệnh nhân không hút thuốc lá mắc cùng một bệnh hay không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Việc điều trị cho bệnh nhân mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá khó hơn so với bệnh nhân không hút thuốc lá.

Nguyễn Văn Hiển: Tại khoa ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên, lượng bệnh nhân nhập viện do mắc các bệnh liên quan đến thuốc lá chiếm khoảng bao nhiêu % tổng số bệnh nhân?. Đó thường là những bệnh gì?

Tiến sĩ, bác sỹ Ngô Thị Tính 
Giám đốc Trung tâm Ung bướu Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên.

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Khoảng 35- 38% chủ yếu các bệnh:

- Ung thư phổi

- Ung thư thực quản

- Ung thư dạ dày

- Ung thư đại, trực tràng

- Ung thư vòm mũi họng ...

Trần Lan: Xin bác sĩ cho biết lời khuyên đối với người đã mắc bệnh ung thư có căn nguyên do thuốc lá?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Đối với người bị ung thư xác định có căn nguyên do thuốc lá hay do nguyên nhân khác cần phải đi đến cơ sở y tế có chuyên khoa ung thư để điều trị kịp thời, đúng phương pháp. - Bỏ thuốc lá.

Trần Lan: Xin cho biết tình trạng người chết do ảnh hưởng của thuốc lá ở tỉnh Thái Nguyên như thế nào?, những người mắc ung thư do thuốc lá có thể điều trị ở những cơ sở y tế nào trên địa bàn tỉnh?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Nhiều nghiên cứu cho thấy khoảng 36 -38 % bệnh nhân ung thư là có nguyên nhân hoặc liên quan đến hút thuốc lá.

- Những người mắc bệnh ung thư có thể đến Trung tâm Ung bướu bệnh viện Trung ương Thái Nguyên để điều trị.

Nguyễn Bình: Tôi bắt đầu bỏ thuốc và thấy người rất mệt mỏi, sốt, đau họng, như thế có nguy hiểm không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Các triệu chứng trên không phải do bỏ thuốc lá gây nên mà anh cần đi đến cơ sở y tế khám để phát hiện bệnh.

Tú Tâm: Xin hỏi vậy những hộ trồng cây thuốc lá ở Võ Nhai và T.P Sông Công có đang vi phạm luật không? chính quyền địa phương tại đây có trách nhiệm như thế nào trong việc này?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Nếu các hộ trên được cơ quan có thẩm quyền cấp phép thì không vi phạm pháp luật, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định

Việt Hùng: Hiên nay việc quản lý các cửa hàng bán xì gà trên địa bàn thành phố được thực hiện ra sao, đây có phải mặt hàng cần được quản lý đặc biệt không?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Thuốc lá là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, các cửa hàng muốn kinh doanh thì phải có giấy phép kinh doanh bán lẻ sản phẩm thuốc lá do các huyện thành thị cấp.

Nguyễn Bình: Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá đã có hiệu lực thi hành cách đây khá lâu, nhưng tôi chưa thấy có một trường hợp nào bị xử phạt khi hút thuốc ở nơi công cộng. Xin hỏi vì sao lại như vậy, cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm xử lý khi gặp trường hợp hút thuốc lá nơi công cộng?

Ông Nguyễn Văn Trường: Trên toàn quốc đã có rất nhiều các trường hợp xử phạt vi phạm về Luật PCTH của thuốc lá. Chính phủ quy định chi tiết tại nghị đinh số 176/2013/NĐ-CP, ngày 14/11/2013 Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vức Y tế và các nghị định khác có liên quan như Nghị định 158/2013/NĐ-CP, ngày 12/11/2013; Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, ngày 15/11/2013.

Việt Hùng: Xin chuyên gia cho biết kỹ hơn về tác hại của việc hút xì gà đối với sức khỏe con người?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Theo tổ chức Y tế Thế giới, xì gà được liệt vào cùng danh mục với thuốc lá cuốn, nên cũng khuyến cáo hạn chế sử dụng như thuốc lá thường. Bởi khói của xì gà cũng ảnh hưởng đến hệ hô hấp của cơ thể.

- Xì gà được làm từ lá thuốc lá đã qua xử lý ủ nhiệt hoặc ủ tự nhiên trong nhiều năm để làm bớt các chất độc hại trong lá thuốc so với thuốc lá thông thường được làm từ lá thuốc lá trộn và nhiều hương liệu xử lý hóa học công nghiệp thì xì gà thủ công tự nhiên an toàn hơn nhiều.

- Dù cách hút xì gà đúng kỹ thuật là không hít khói sâu vào phổi nhưng nhiều người có thói quen hút cigar như vậy thì nguy cơ bị các bệnh liên quan đến phổi, vòm họng,… cũng cao hơn.

- Khói nhả ra của xì gà rất nhiều nên nếu hút xì gà ở nơi công cộng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của những người xung quanh.

Việt Hùng: Hiện nay, hiện tượng hút xì gà trong và sau các bữa tiệc đang nổi lên, xin cho biết xì gà có hại như thuốc lá không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Có nhưng tùy thuộc vào mức độ của hút, tùy thuộc vào nồng độ của xì gà.

Thiên Kim: Từ năm 2017 đến nay, Ban Chỉ đạo Phòng, chống tác hại của thuốc lá tỉnh Thái Nguyên đã triển khai được những hoạt động gì?, kết quả thực hiện ra sao?

Ông Nguyễn Văn Trường: Công tác phòng chống tác hại của thuốc lá phải thực hiện qua một thời gian dài, cùng với sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành và cộng đồng xã hội. BCĐ Chương trình phòng chống tác hại của thuốc lá tỉnh Thái Nguyên trong thời gian qua đã chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung vào tuyên truyền phổ biến Luật PCTH của thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau như: Trên các kênh thông tin của Báo Thái Nguyên, Đài phát Thanh - Truyền hình tỉnh, huyện, tuyên truyền thông qua các kênh truyền thông trực tiếp tại cộng đồng, thông qua mô hình các câu lạc bộ "Phòng, chống tác hại của thuốc lá" của hội Phụ nữ tỉnh, qua hệ thống Y tế thôn bản và Bí thư chi bộ thôn, bản,....

Ngoài ra đối với các cơ quan, đơn vị, trường học, bệnh viện... tiếp tục Đưa các nội dung của Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hàng năm, đưa quy định cấm hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ của cơ quan, đơn vị.Kiên quyết xử lý nghiêm khắc các trường hợp vi phạm...

Kết quả: Hệ thống các cơ quan đơn vị, ban ngành đã triển khai và thực hiện tương đối nghiêm túc các quy định của Luật PCTH của thuốc lá. Hệ thống các trường học trwucj thuộc ngành giáo dục đã xây dựng và thực hiện tốt mô hình "Trường học không khói thuốc" với khoảng 90 trường học trên địa bàn. Hệ thống các nhà máy xí nghiệp thực hiện tốt các quy định về nơi làm việc không khói thuốc lá...

Từ những kết quả trên dẫn đến tỷ lệ hút thuốc lá của Nam giới trưởng thành giảm từ 47,4% năm 2010 xuống còn 39,1%.

Nguyễn Thị Lý: Liệu việc Chính phủ tăng thuế thuốc lá có tác động không công bằng tới những người có thu nhập thấp hay không?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa 
Phòng Quản lý Thương mại, Sở Công thương Thái Nguyên.

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Bản chất của việc Chính phủ tăng thuế thuốc lá là để ngăn chặn và phòng ngừa tác hại của thuốc lá đối với xã hội. Tất nhiên việc tăng thuế thuốc lá có thể làm giảm nhu cầu về sử dụng thuốc dẫn tới ảnh hưởng đến doanh thu ngành sản xuất thuốc lá và lao đông trong ngành này.

Tuy nhien hút thuốc lá gây ảnh hưởng không tốt đối với sức khỏe, làm tăng chi phí xã hội như tăng chi phí khám chữa bệnh, các loại chi phí khác phát sinh do ảnh hưởng của thuốc lá. Do đó chưa đủ cơ sở để khẳng định việc tăng thuế thuốc lá có tác động không công bằng tới những người có thu nhập thấp.

Nguyễn Oanh: Có quy định nào về tăng thuế thuốc lá?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Việc này căn cứ vào các Luật thuế có liên quan đến việc sản xuất kinh doanh thuốc lá; Luật Phòng, chống tác hại của thuốc lá

Nguyễn Như Ý: Tại sao cần cấm đóng bao gói nhỏ dưới 20 điếu?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Thuốc lá cũng như các sản phẩm tiêu dùng khác nếu đóng bao gói càng nhỏ thì càng khuyến khích tiêu dùng vì hợp với túi tiền của các em thiếu niên. Đối với trẻ em còn đi học ở trường thường chỉ được cho một ít tiền ăn hay tiêu vặt. Các em sẽ không muốn mua cả bao thuốc lá 20 điếu với số tiền ít ỏi của mình. Vì vậy, các công ty thuốc lá đã sáng kiến tạo ra các bao thuốc lá với số điếu ít hơn và vì vậy hợp túi tiền các em nhỏ hơn.

Lưu Ngọc Anh: Nguồn kinh phí hiện nay cho các hoạt động phòng chống tác hại thuốc lá tại Việt nam như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Trường: 1. Nguồn hỗ trợ của các tổ chức phi chính phủ.

2. Nguồn từ ngân sách nhà nước.

3. Nguồn đóng góp từ các công ty sản xuất thuốc lá theo quy định của Luật PCTH của thuốc lá.

Nghĩa Dũng: Quy định về thành lập Quỹ Phòng chống tác hại thuốc lá và nâng cao sức khỏe cộng đồng là quy định nào?

Ông Nguyễn Văn Trường: Theo điều Điều 28 Luật PCTH của thuốc lá. Thành lập Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá

1. Quỹ phòng, chống tác hại của thuốc lá (sau đây gọi chung là Quỹ) là quỹ quốc gia, trực thuộc Bộ Y tế và chịu sự quản lý nhà nước về tài chính của Bộ Tài chính. Quỹ là tổ chức tài chính nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu và có tài khoản riêng.

2. Quỹ được quản lý bởi Hội đồng quản lý liên ngành. Hội đồng quản lý liên ngành gồm có Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các ủy viên. Chủ tịch Hội đồng là Bộ trưởng Bộ Y tế, Phó Chủ tịch là lãnh đạo Bộ Tài chính, các ủy viên là đại diện lãnh đạo Bộ Công thương, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Thông tin và Truyền thông và đại diện các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan khác.

3. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, phê duyệt Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ.

4. Định kỳ 02 năm một lần, Chính phủ báo cáo Quốc hội về kết quả hoạt động và việc quản lý sử dụng Quỹ.

Hoàng Minh Sử: Tại sao chỉ quy định diện tích cảnh báo chiếm 30% diện tích vỏ bao chính mà VN lại đề xuất thực hiện mức 50%?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa:  Điều 15 Luật Phòng chống tác hại thuốc lá quy định rõ: 4. Cảnh báo sức khỏe quy phải chiếm ít nhất 50% diện tích của mỗi mặt chính trước và mặt chính sau trên bao, tút, hộp thuốc lá.

Minh Khang: Hiệu quả truyền thông của Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh trên vỏ bao thuốc lá như thế nào?

Ông Nguyễn Văn Trường: Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh là kênh giáo dục có hiệu quả và chi phí thấp vì tất cả những người hút thuốc đều sẽ nhìn thấy thông điệp này mỗi khi họ mở bao thuốc. Cảnh báo sức khỏe bằng hình ảnh dễ gây ấn tượng khiến người hút thuốc dễ hiểu và dễ nhớ hơn về hậu quả của việc hút thuốc đối với sức khỏe. Những cảnh báo này cũng có thể hiểu được với cả những người không biết đọc.

Lê Mạnh Tuấn: Liệu việc cấm hút thuốc tại nơi công cộng trong nhà, nơi làm việc trong nhà và trên phương tiện giao thông công cộng có vi phạm nhân quyền không?

Ông Nguyễn Văn Trường: Luật pcth của thuốc lá có quy định cụ thể các khu vực cấm hút thuốc lá hoàn toàn, khu vực hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà, khu vực vui chơi giải trí của trẻ em....Và luật cấm người hút thuốc lá tại các khu vực giành riêng cho người hút thuốc lá. Do đó không vi phạm nhân quyền.

Minh Hải: Liệu quy định cấm hút thuốc nơi làm việc có khả thi không?

Ông Nguyễn Văn Trường: Khả thi hay không là do Ý thức tuân thủ Luật pháp và các quy định tại nơi cấm hút thuốc. Để trả lời có khả thi hay không là rất khó. Tuy nhiên song song với việc tuyên truyền phổ biến các quy định của Luật PCTH của thuốc lá thì vẫn phải theo dõi, kiểm tra, giám sát thậm chí xử phạt các trường hợp vi phạm.

Đỗ Khắc Mạnh: Kinh nghiệm của các nước trong thực hiện môi trường không khói thuốc như thế nào?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Các nước trên thế giới tăng cường giáo dục cho người dân về tác hại của thuốc lá và người dân có kiến thức sâu hơn, ý thức tốt hơn.

Lưu Nguyên: Tại sao phải thực thi môi trường 100% không khói thuốc?

Ông Nguyễn Văn Trường: Thực thi 100% môi trường không khói thuốc chính là thực thi Luật PCTH của thuốc lá. tạo môi trường sinh hoạt, làm việc trong sạch, không bị ô nhiễm bởi khói thuốc vì sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng.

Nguyễn Lâm Tuyền: Mục tiêu của Luật Phòng chống tác hại thuốc lá ở Thái Nguyên là gì ? Đến nay đã có kết quả gì chưa?

Ông Nguyễn Văn Trường: Mục tiêu chung của Chương trình là: Tăng cường việc thực thi nghiêm Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá trên địa bàn tỉnh.

Với mục tiêu trên trong thời gian qua đã có rất nhiều hoạt động được tổ chức thực hiện nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá và thực hiện nghiêm Luật PCTH của thuốc lá. Từ những hoạt động tuyen truyền cụ thể tỷ lệ người hút thuốc lá trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã giảm từ 47,4% xuống còn 39,1%.

Trần Sửu: Thuốc lá điện tử là gì?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Thuốc lá điện tử mô phỏng hình dạng và chức năng của thuốc lá thông thường. Nhưng khác với thuốc lá thường, thuốc lá điện tử không tạo khói mà tạo ra luồng hơi có mùi vị và cảm giác giống thuốc lá thật. Do không tạo khói khi hút, thuốc lá điện tử được các nhà sản xuất quảng cáo trên thị trường với khả năng loại bỏ các chất độc và mùi khó chịu chứa trong thuốc lá điếu.

Chu Thúy Quỳnh: Thuốc lá có ảnh hưởng như thế nào với thai nhi?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Sẩy thai và thai chết lưu.

- Thai ngoài tử cung.

- Bong nhau thai.

- Nhau tiền đạo.

- Sinh non.

- Cân nặng khi sinh thấp.

- Dị tật bẩm sinh.

Song Thư: Hút thuốc lá “nhẹ” không có hại cho cơ thể đúng hay sai? vì sao?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Hút thuốc nào cũng có hại cho sức khỏe, bởi vì thuốc nặng hay nhẹ cũng đều chứa các thành phần gây hại cho cơ thể.

Thiên Hương TV: Vì sao không nên hút thuốc lá trong gia đình có trẻ nhỏ?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Hút thuốc trong gia đình có trẻ nhỏ sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ do bị hút thuốc lá thụ động.

Thiên Hà: Hút thuốc lá làm tăng stress đúng không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Đúng.

Thiên Bình: Vì sao bỏ thuốc lá lại làm tăng cân?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Vì bỏ thuốc lá sẽ loại bỏ được một số hóa chất độc hại do hút thuốc lá gây nên.

Thành An: Luật Phòng chống tác hại thuốc lá có quy định về địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà. Xin cho biết, địa điểm trong nhà là những địa điểm nào?

Ông Nguyễn Văn Trường: Theo quy định tại khoản 1 điều 12 Luật PCTH của thuốc lá:

1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm:

a) Khu vực cách ly của sân bay;

b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch;

c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa.

Tạ Hoàng Vân: Xin cho biết những hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật PCTH thuốc lá?

Ông Nguyễn Văn Trường: Theo quy định tại Điều 9 - Luật PCTH của thuốc lá. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.

4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Nguyễn Văn Sỹ: Xin cho biết, những địa điểm nào cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Thứ nhất, cơ sở y tế. Vì cơ sở y tế là nơi tập trung đông người nhất là người bệnh. Khi người bệnh đang yếu lại hít phải một lượng lớn khói thuốc lá càng ảnh hưởng đến sức khỏe nên ở cơ sở y tế pháp luật quy định cấm các hành vi hút thuốc lá. Thứ hai, cơ sở giáo dục, trừ các cơ sở quy định tại điểm b khoản 2 Điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá. Cơ sở giáo dục là nơi tập trung nhiều học sinh, sinh viên nên việc hút thuốc lá ở các cơ sở giáo dục không những ảnh hưởng đến sức khỏe của các em nhỏ mà còn ảnh hưởng đến nhận thức và sự phát triển của học sinh. Thứ ba, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng, vui chơi, giải trí dành riêng cho trẻ em. Thứ tư, cơ sở hoặc khu vực có nguy cơ cháy, nổ cao.

Phùng Chí Kiên: Thực tế tại tỉnh Thái Nguyên đã có ai bị phạt vì hút thuốc lá chưa?

Ông Nguyễn Văn Trường: Trong thời gian qua. Tại tỉnh Thái Nguyên mới chỉ dừng lại ở góc độ tuyên truyền, ơhoor biến giáo dục pháp luật. Ban chỉ đạo tỉnh giao cho Ngành Y tế chủ trì phối hợp với các cơ quan như Công an, công thương....thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra về thực thi luật PCTH của thuốc lá cũng chỉ dừng lại ở việc lập biên bản, nhắc nhở vi phạm, chưa tiến hành xử phạt vi phạm hành chính.

Phạm Văn Thắng: Xin cho biết, quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Điều 6. Trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương trong phòng, chống tác hại của thuốc lá

1. Đưa nội dung phòng, chống tác hại của thuốc lá vào kế hoạch hoạt động hằng năm, quy định không hút thuốc lá tại nơi làm việc vào quy chế nội bộ.

2. Đưa quy định về việc hạn chế hoặc không hút thuốc lá trong các đám cưới, đám tang, lễ hội trên địa bàn dân cư vào hương ước.

3. Gương mẫu thực hiện và vận động cơ quan, tổ chức, địa phương thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của thuốc lá.

 Điều 14. Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá

1. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có các quyền sau đây:

a) Buộc người vi phạm chấm dứt việc hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá; xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;

b) Yêu cầu người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá ra khỏi cơ sở của mình;

c) Từ chối tiếp nhận hoặc cung cấp dịch vụ cho người vi phạm quy định cấm hút thuốc lá nếu người đó tiếp tục vi phạm sau khi đã được nhắc nhở.

2. Người đứng đầu, người quản lý địa điểm cấm hút thuốc lá có trách nhiệm sau đây:

a) Thực hiện quy định tại Điều 6 của Luật này;

b) Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc mọi người thực hiện đúng quy định về cấm hút thuốc lá tại địa điểm thuộc quyền quản lý, điều hành; treo biển có chữ hoặc biểu tượng cấm hút thuốc lá tại địa điểm cấm hút thuốc lá.

Phạm Thúy Quỳnh: Phương tiện giao thông công cộng nào bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn?

Ông Nguyễn Văn Trường: Theo khoản 3, điều 11 Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá quy định: Phương tiện giao thông công cộng bị cấm hút thuốc lá hoàn toàn bao gồm ô tô, tàu bay, tàu điện.

Phạm Thành Hậu: Có địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá không?

Ông Nguyễn Văn Trường: Có. Theo quy đinh tại điều 12 của Luật PCTH của thuốc lá: Điều 12. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá 1. Địa điểm cấm hút thuốc lá trong nhà nhưng được phép có nơi dành riêng cho người hút thuốc lá bao gồm: a) Khu vực cách ly của sân bay; b) Quán bar, karaoke, vũ trường, khách sạn và cơ sở lưu trú du lịch; c) Phương tiện giao thông công cộng là tàu thủy, tàu hỏa. 2. Nơi dành riêng cho người hút thuốc lá phải bảo đảm các điều kiện sau đây: a) Có phòng và hệ thống thông khí tách biệt với khu vực không hút thuốc lá; b) Có dụng cụ chứa các mẩu, tàn thuốc lá; có biển báo tại các vị trí phù hợp, dễ quan sát; c) Có thiết bị phòng cháy, chữa cháy. 3. Khuyến khích người đứng đầu địa điểm quy định tại khoản 1 Điều này tổ chức thực hiện việc không hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà. 4. Chính phủ quy định chuyển địa điểm tại khoản 1 Điều này thành địa điểm cấm hút thuốc lá hoàn toàn trong nhà phù hợp với từng thời kỳ.

Phạm Thành Công: Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá có quy định độ tuổi được phép mua bán và sử dụng thuốc lá hay không? Quy định đó như thế nào?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu. 2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức. 3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này. 4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. 5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. 6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. 7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. 8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em. 9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Trần Xuân Dũng: Có một số tông tin về việc thuốc lá có nhiễm các chất phóng xạ? Vấn đề này là như thế nào?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Hiện tại chưa có công bố chính thức nào khẳng định thuốc lá có nhiễm chất phóng xạ.

Trần Văn Thanh: Có nên sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em không vì sao?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm 2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

Triệu Văn Sinh: Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu có bị cấm?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Đây là một hành vi bị cấm theo ĐIều 9 của Luật PC tác tại thuốc lá

Trịnh Thị Lan: Để phòng, chống tác hại của thuốc lá, pháp luật nghiêm cấm các hành vi nào?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm

1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu.

2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức.

3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này.

4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá.

5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá.

6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi.

7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm.

8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em.

9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Trịnh Thị Lan: Công dân có quyền, nghĩa vụ gì trong phòng, chống tác hại thuốc lá?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Điều 7. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá 1. Được sống, làm việc trong môi trường không có khói thuốc lá. 2. Yêu cầu người hút thuốc lá không hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 3. Vận động, tuyên truyền người khác không sử dụng thuốc lá, cai nghiện thuốc lá. 4. Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý người có hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá. 5. Phản ánh hoặc tố cáo cơ quan, người có thẩm quyền không xử lý hành vi hút thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm hút thuốc lá.

Dương Trọng Nghĩa: Việc xử lý vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại thuốc lá được thực hiện như thế nào?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Chính phủ đã ban hành Nghị định 176/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các chế tài xử lý đối với việc vi phạm pháp luật về phòng chống tác hại của thuốc lá; Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013; Nghị định số 124/2015/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 185/2013/NĐ-CP ngày 15 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Dương Trọng Nghĩa: Có phải bỏ hút thuốc sẽ làm béo phì, tăng huyết áp?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Không phải bỏ thuốc sẽ làm béo phì và tăng huyết áp

Dương Trọng Nghĩa: Thuốc lá từ đâu mà có? Vì sao người ta hút thuốc lá?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Theo các nghiên cứu khảo cổ học thì thuốc lá là loại cây mọc hoang ở châu Mỹ từ khoảng 8.000 năm trước. Cách đây khoảng 2.000 năm thuốc lá được bắt đầu nhai và hút bởi các thổ dân châu Mỹ thường là trong các buổi lễ tôn giáo. Người châu Âu đầu tiên khám phá ra thuốc lá chính là Christopher Columbus, người đã tìm ra châu Mỹ vào cuối thế kỷ XV đầu thế kỷ XVI. Vào năm 1531, thuốc lá được đem về châu Âu và lần đầu tiên được trồng tại Santo Domingo (nay thuộc Cộng hoà DOminique) và sau đó lan ra khắp châu Âu. Vào thế kỷ XVII-XIX thuốc lá cũng đã theo chân những người tây phương để đến châu Á trong đó có Việt Nam.

- Có rất nhiều lý do khiến người ta hút thuốc lá.

Trung Dũng: Xin cho biết những hành vi nào bị nghiêm cấm trong Luật PCTH thuốc lá?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm 1. Sản xuất, mua bán, nhập khẩu, tàng trữ, vận chuyển thuốc lá giả, sản phẩm được thiết kế có hình thức hoặc kiểu dáng như bao, gói hoặc điếu thuốc lá; mua bán, tàng trữ, vận chuyển nguyên liệu thuốc lá, thuốc lá nhập lậu. 2. Quảng cáo, khuyến mại thuốc lá; tiếp thị thuốc lá trực tiếp tới người tiêu dùng dưới mọi hình thức. 3. Tài trợ của tổ chức, cá nhân kinh doanh thuốc lá, trừ trường hợp quy định tại Điều 16 của Luật này. 4. Người chưa đủ 18 tuổi sử dụng, mua, bán thuốc lá. 5. Sử dụng người chưa đủ 18 tuổi mua, bán thuốc lá. 6. Bán, cung cấp thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. 7. Bán thuốc lá bằng máy bán thuốc lá tự động; hút, bán thuốc lá tại địa điểm có quy định cấm. 8. Sử dụng hình ảnh thuốc lá trên báo chí, xuất bản phẩm dành riêng cho trẻ em. 9. Vận động, ép buộc người khác sử dụng thuốc lá.

Trung Dũng: Điều trị cai nghiện thuốc lá sẽ đòi hỏi nguồn lực đáng kể cho việc tư vấn và chi phí cho thuốc cai nghiện. Việt Nam nên huy động nguồn chi phí cho dịch vụ cai nghiện thuốc lá như thế nào?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Do nguồn ngân sách còn eo hẹp, nên chúng ta nên huy động và thực hiện xã hội hóa, kêu gọi tài trợ của các quỹ họat động phòng chống tác hại của thuốc lá trong và ngoài nước.

Nguyễn Trung Dũng: Thuốc lá gây tác hại như thế , tại sao Nhà nước không cấm sản xuất thuốc lá?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Trong Luật không có quy định cấm hoàn toàn sản xuất và bán thuốc lá vì nhiều lý do. Trong một thời gian dài tác hại của thuốc lá chưa được biết rõ, đồng thời, thuốc lá có khả năng gây nghiện, vì vậy nó đã trở thành một sản phẩm phổ biến rộng rãi và trở thành một ngành công nghiệp trên thế giới. Do đó, việc quy định cấm hoàn toàn sẽ gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhiều người hiện đang làm việc trong ngành này. Hơn nữa, nếu một quốc gia nào đó cấm hút thuốc lá, nhưng do nhu cầu sử dụng thuốc lá của người dân còn rất lớn, thuốc lá lại là sản phẩm gây nghiện, từ đó sẽ dẫn tới việc sản xuất bất hợp pháp và buôn lậu thuốc lá gia tăng. Như vậy, nếu quy định cấm hoàn toàn việc sản xuất và bán thuốc lá tại Việt Nam là không khả thi và không phù hợp. Luật Phòng chống tác hại thuốc lá tập trung thực hiện các biện pháp giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá kết hợp với biện pháp kiểm soát để từng bước giảm nguồn cung cấp thuốc lá. Đồng thời, ma túy, nicotin trong khói thuốc lá đều là chất gây nghiện, nhưng ở các mức độ khác nhau theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới. Ma túy tác động trực tiếp đến thần kinh trung ương, hủy hoại nhanh chóng sức khỏe và tính mạng của người sử dụng. Đồng thời, hành vi của người nghiện ma túy cũng gây nguy hiểm cho xã hội. Do đó, chúng ta có Luật Phòng chống ma túy và không có Luật Phòng chống thuốc lá, mà chỉ có Luật Phòng chống tác hại của thuốc lá. Điều đó thể hiện sự khác nhau giữa ma túy và nicotin. Vì lý do trên, Luật không cấm sản xuất và nhập khẩu thuốc lá, mà chỉ quy định các biện pháp làm giảm nhu cầu sử dụng thuốc lá và kiểm soát chặt chẽ các nguồn cung cấp thuốc lá.

Phan Trung Kiên: Biện pháp nào sẽ có hiệu quả nhất để hạn chế được việc hút thuốc lá ở Thái Nguyên hiện nay?

Ông Nguyễn Văn Trường: 1. Tiếp tục tuyên truyền phổ biến Luật PCTH của thuốc lá bằng nhiều hình thức khác nhau.

2. tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, trên phạm vi toàn tỉnh, xử phạt những trường hợp cố tình vi phạm...

3. Nêu cao vai trò trách nhiệm Quyền và trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, địa phương, người đứng đầu, người quản lý các địa điểm cấm hút thuốc lá trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; Quyền nghĩa vụ của công dân trong phòng, chống tác hại của thuốc lá; Nghĩa vụ của người hút thuốc lá....

Phan Trung Kiên: Có những khó khăn gì trong việc triển khai thực thi Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Một số khó khăn, tồn tại: Thuế tiêu thụ đặc biệt với thuốc lá vẫn chưa hợp l‎ý, chưa tới 45% giá bán lẽ sau thuế (WHO khuyến cáo 65-80%). Chế tài xử phạt vi phạm chưa đủ sức răn đe, chồng chéo nhiệm vụ và khó khả thi. Quy hoạch mạng lưới kinh doanh bán buôn thuốc lá giai đoạn đến năm 2020 do Bộ Công thương phê duyệt chưa gắn với mục tiêu phòng chống tác hại thuốc lá. Người dân còn chưa quan tâm nhiều đến luật phòng chống tác hại của thuốc lá. Lực lượng xử lý vi phạm về luật phòng chống tác hại của thuốc lá còn mỏng.

Nguyễn Trường Giang: Đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá được trưng bày bao nhiêu bao, tút của 1 nhãn hiệu?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Đại lý bán lẻ, điểm bán lẻ thuốc lá không được trưng bày quá một bao, một tút hoặc một hộp của một nhãn hiệu thuốc lá.

Nguyễn Trường Giang: Đại lý bán buôn, đại lý bán lẻ thuốc lá phải có giấy phép bán thuốc lá theo quy định; phải treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi. Quy đinh nào xử phạt nếu không thực hiện đúng?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Theo quy định tại khoản 2 Điều 6 Nghị định 185/2013/NĐ-CP: “Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi hoạt động kinh doanh mà không có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định”. Tuy nhiên khoản 4 Điều 6 Nghị định này có quy định: “Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 đến khoản 3 Điều này trong trường hợp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh, kinh doanh có điều kiện”. Như vậy, hành vi buôn bán thuốc lá không có Giấy phép kinh doanh của gia đình bạn có thể bị xử phạt từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.

Điều 32 Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15/11/2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thì hành vi vi phạm về bán sản phẩm thuốc lá được quy định như sau:

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi không treo biển thông báo không bán thuốc lá cho người chưa đủ 18 tuổi tại điểm bán theo quy định.

Nguyễn Tuấn Hoàng: Có quy định cai nghiện bắt buộc đối với người nghiện thuốc lá hay không?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Ở Việt Nam, chưa có quy định bắt buộc về cai nghiện thuốc lá

Nguyễn Tuấn Hoàng: Cháu đã học lớp 12, đủ 18 tuổi. Vậy cháu hút thuốc lá có gì sai không?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Pháp luật cấm sử dụng và mua bán thuốc lá đối với người dưới 18 tuổi , theo ý kiến cá nhân của tôi thì cháu hút thuốc lá thì không sai nhưng thật sự thì không nên.

Tú Tâm: Tại sao nhiều địa phương trên địa bàn tình người dân vẫn trồng cây thuốc lá mà chính quyền không có dự án trồng thay thế bàng loại cây trồng khác? Phải chăng lợi nhuận từ trồng cây thuốc lá quá cao?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Tỉnh Thái Nguyên có nhiều dự án trồng thay thế cây thuốc lá nhưng vẫn còn một số hộ trồng là do cây thuốc lá không phải là loại cây cấm trồng. Các cơ quan nhà nước chỉ có thể tuyên truyền để người dân hiểu, thay đổi quan niệm từ đó chuyển đổi mô hình trồng cây khác.

Tú Tâm: Cây thuốc lá có tác hại gì?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Cây thuốc lá không có hại mà chỉ hút thuốc lá được sản xuất từ cây thuốc lá.

- Thuốc lá được sản xuất từ cây thuốc lá sẽ được tẩm nhiều loại hóa chất gây độc hại cho sức khỏe.

Tú Tâm: Ở Thái Nguyên, những nơi nào đang trồng cây thuốc lá?

Ông Nguyễn Trọng Nghĩa: Tại xã Lâu Thượng, huyện Võ Nhai; phường Lương Sơn, thành phố Sông Công có một số hộ trồng cây thuốc lá. Ngoài ra không có khu vực nào trồng ở quy mô công nghiệp.

Chu Văn Giang: Khi nào tôi biết là tôi đã sống không lệ thuộc vào thuốc lá?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Khi anh không còn cảm giác thèm thuốc lá nữa, không có thuốc lá cũng không ảnh hưởng gì đến cuộc sống bình thường của anh.

Nguyễn Văn Hiển: Tôi đã từng bỏ thuốc nhưng chưa thành công. Tôi có thể làm gì?

Ông Nguyễn Văn Trường: Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hút thuốc lá là một việc làm không rễ, đặc biệt đối với những người nghiện thuốc lâu năm. Với những người dễ bỏ thuốc lá thì cũng phải cố gắng 2-3 lần. Trong khi không có một phương pháp để điều trị hữu hiệu nào thì nếu biết kết hợp 5 bước sau bạn sẽ dễ bỏ thuốc thành công:

- Sẵn sàng bỏ thuốc lá.

- Nhận được sự khuyến khích và ủng hộ.

- Biết kiểm soát những triệu chứng do thiếu thuốc lúc cai.

- Chuẩn bị đương dầu với những tình huống khó khăn và tái sử dụng thuốc

- Học cách để bỏ thuốc vĩnh viễn. Ngoài ra bạn có thể xin tư vấn tại tổng đài tư vấn hỗ trợ cai nghiện thuốc lá miễn phí theo số hotline: 18006606 hoặc trực tiếp tại Phòng tư vấn cai nghiện thuốc lá miễn phí - Trung tâm hô hấp - bệnh viện Bạch Mai (phòng 204, khoa khám bệnh, bệnh viện Bạch Mai)

Nguyễn Văn Hưu: Những hoạt động nào tôi nên làm khi tôi rất thèm thuốc?

Ông Nguyễn Văn Trường: Bạn nên thay đổi thói quen khi bạn hút thuốc lá như: không tiếp tục uống chè, uống rượu bia, không nhai kẹo ... Thay đổi thay đổi các vật dụng trong khu vực làm việc như bỏ bật lửa, gạt tàn thuốc.

Hoàng Văn Thành: Một số bạn bè và thành viên gia đình, cơ quan tôi hút thuốc. Tôi nên làm gì khi tôi ở với họ?

Ông Nguyễn Văn Trường: Tại thời điểm bạn bè, thành viên trong gia đình, cơ quan hút thuốc trước bạn. bạn nên yêu cầu họ chấm dứt ngay hành động hút thuốc ảnh hưởng trực tiếp đến người khác. Tuyên truyền cho họ về tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe bản thân, sức khỏe của người hít phải khói thuốc lá do họ thở ra (Hút thuốc lá thụ động) và tác hại đối với kinh tế do họ phải bỏ ra mua thuốc lá, kinh tế xã hội khi phải bỏ ra để chữa trị các căn bệnh do thuốc lá gây ra. và hơn nữa là họ đang vi phạm pháp luật về Luật phòng, chống tác hại của thuốc lá đã được Quôc hội nước Cộng hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam thông qua ngày 18/6/2012 và chính thức có hiệu lực từ 01/5/2013.

Hoàng Văn Thành: Sau khi bỏ thuốc tôi có bị lên cân không?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Sau khi bỏ thuốc anh có thể có tăng cân.

Hoàng Văn Thành: Tại sao tôi nên bỏ thuốc?

Ông Nguyễn Văn Trường: Trong hầu hết các trường hợp bị bệnh nếu tiếp tục hút thuốc sẽ làm tăng nhanh mức độ trầm trọng của bệnh như: Bệnh hen, bệnh ung thư, bệnh tim mạch... bỏ thuốc lá luôn mang lại lợi ích to lớn đối với bệnh nhân. - Làm giảm đáng kể nguy cơ bị nhồi máu cơ tim và đột quỵ; - Giảm tỷ lệ phát bệnh nặng hơn và làm tăng sự thành công trong các ca điều trị, phẫu thuật đối với bệnh mạch vành; - Giảm tỷ lệ bị suy giảm chức năng phổi, giảm ho với người bị viêm phế quản mạn tính. Những người còn trẻ mới hút thuốc, chức năng hoạt động của phổi thực sự tăng khi bỏ thuốc; - Tỷ lệ phát triể tế bào ung thư chậm hơn so với tiếp tục hút thuốc.

Nguyễn Văn: Những gì cần làm trước nhất nếu tôi quyết định bỏ thuốc?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Anh xác định nhu cầu cần bỏ thuốc ở mức độ nào.

Xuân Tiếp: Khi bỏ thuốc, một số người sẽ tăng cân. Liệu việc này có làm tăng thêm nguy cơ bệnh tim mạch?

Tiến sĩ, bác sĩ Ngô Thị Tính: Khi bỏ thuốc một số người sẽ tăng cân nhưng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu kiểm soát trọng lượng cơ thể tốt, không bị béo phì.

Nguyễn Thị Bình: Thế nào là hút thuốc thụ động, hút thuốc thụ động gây ra các bệnh gì?

Ông Nguyễn Văn Trường: Hút thuốc lá thụ động là những người không hút thuốc nhưng hít phải khói thuốc lá do người khác hút thuốc thở ra. Các bệnh do hút thuốc lá thụ động gay ra tương tự như hút thuốc lá chủ động: - Bệnh mạch vành nguy cơ tăng 10-15 lần - Xơ vữa động mạch cao hơn 1,5-2 lần - Tai biến mạch não cao hơn 2-4 lần. - Giảm khả năng tình dục, gây vô sinh. - Sảy thai ở phụ nữ mang thai. - Giảm cân nặng ở trẻ sơ sinh từ 200-400gam.

BẤM VÀO ĐÂY ĐỂ XEM CHƯƠNG TRÌNH GIAO LƯU TRỰC TUYẾN

Đỗ Hân
(tổng hợp)