TS Habibeh Khoshbouei-trưởng nhóm nghiên cứu, cùng các cộng sự đã phát hiện thấy một trong những hậu quả của việc ủ HIV trong não, đó là người bệnh sẽ mắc các chứng liên quan đến tuổi già như Alzheimer hay Parkinson sớm hơn bình thường, bên cạnh sự yếu kém trong việc đề kháng để không trở nên nghiện một số loại thuốc.
Dù có được điều trị, HIV vẫn sẽ tiếp tục gây hại
Trong hơn 20 năm qua, nhiều loại hỗn hợp các thuốc công hiệu cao giúp kháng lại retrovirus đã được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân nhiễm HIV, giúp kéo dài đáng kể thời gian sống của họ, có thể từ 36 lên đến 49 tuổi.
Và mặc dù việc sử dụng phối hợp các liệu pháp chống lại retrovirus (CART) đã làm suy giảm đáng kể lượng virus, xuống dưới mức có thể phát hiện được trong máu, nhưng HIV vẫn có thể tiếp tục lẩn trốn trong hệ thần kinh trung ương bằng cách ghép bộ gen của chúng vào các tế bào miễn dịch trong não-có tên là mircroglia.
Tại não, HIV sẽ tiếp tục sản sinh ra các protein của chính nó và phá hủy cả các tế bào bị nhiễm lẫn không nhiễm virus, dẫn đến khả năng suy giảm trí nhớ, mắc chứng nghiện cùng các vấn đề khác liên quan đến thần kinh tăng cao. Thường thì tất cả các bệnh nhân nhiễm HIV đều gặp phải tình trạng này một khi HIV đã xâm nhiễm vào hệ gene và các liệu pháp CART thì gặp khó khăn trong việc tác động sâu đến não. Tại sao lại như vậy?
Protein của HIV gây rối loạn điều hòa đường truyền dopamine
Để trả lời cho câu hỏi trên, các nhà nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm trên chuột với virus HIV có lương protein được kiểm soát, nhằm tìm kiếm mối liên hệ giữa việc nhiễm HIV với các bệnh lý về thần kinh. Từ đó, họ đã phát hiện thấy một loại protein do HIV sinh ra, mang tên là HIV-1 Tat, đã làm suy giảm một loại protein khác rất quan trọng và cần thiết cho quá trình sản sinh dopamin-chất truyền dẫn thông tin trong não bộ.
Dopamine được sinh ra từ các neuron tại hệ thần kinh trung ương và bởi các tế bào miễn dịch trong máu. Khi sử dụng kính hiển để quan sát các tiêu bản nhằm phát hiện ra những tiểu tiết tinh vi nhất, nhóm nghiên cứu đã xem xét kỹ lưỡng hoạt động của protein HIV-1 Tat tại khu vực sản sinh dopamine trên não chuột, và họ đã ngạc nhiên khi thấy các neuron vẫn còn sống sót. Tuy nhiên, vùng này cũng không còn khả năng sản sinh dopamine nhiều như trước nữa. Đồng thời, các nhà khoa học cũng tìm thấy một loại enzyme-hỗ trợ việc tạo ra dopamine mang tên tyrosine hydrolase-đã không còn được tìm thấy ở khu vực này. Chính vì thế mà não chuột đã không thể tạo ra nhiều dopamine như trước nữa.
Khi các tế bào micoglia tiết ra HIV-1 Tat thì các protein này sẽ xâm nhập vào các neuron-sản sinh dopamine, và làm suy giảm chức năng của các tế bào này, dẫn đến sự hạn chế của trao đổi thông tin trong não bộ, cũng như ảnh hưởng đến khả năng di chuyển, các hành vi lẫn nhiều chức năng liên quan. Ngoài ra, lượng dopamine thấp tại một vùng khác trong não mang tên “chất đen” cũng là một biểu hiện của chứng Parkinson, khiến các bệnh nhân dễ bị trầm cảm, hay trở nên nghiện một số dược chất như mathamphetamine hay cocaine.
Kết quả của nghiên cứu đã được công bố tên Tạp chí Glia, tiết lộ các bệnh nhân nhiễm HIV đã nhạy cảm thế như nào đối với các vấn đề thần kinh và tâm lý, do sự sụt giảm của lượng dopamine trong não. Điều này cũng cho thấy, giới y học cần tìm ra phương pháp chữa trị mới giúp đảo ngược những ảnh hưởng tiêu cực của HIV lên não, và rõ ràng là cần thanh toán dứt điểm HIV hơn là chỉ ngăn chặn sự xuất hiện của virus trong máu.