Theo đó, huyện sẽ đầu tư 100 tỷ đồng để thực hiện Đề án này. Trong đó, vốn ngân sách 40 tỷ đồng, vốn huy động người dân 40 tỷ đồng và vốn doanh nghiệp 20 tỷ đồng. Nội dung tái cơ cấu sẽ tập trung vào trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến và ngành nghề nông thôn.
Trong lĩnh vực trồng trọt, huyện sẽ căn cứ vào lợi thế vùng miền để quy hoạch sản phẩm hàng hóa đặc trưng. Cụ thể như: Vùng sản xuất chè chất lượng cao (ở các xã Minh Lập, Sông Cầu, Hòa Bình, Khe Mo); vùng sản xuất rau an toàn ( ở xã Nam Hòa, Hóa Thượng); vùng chăn nuôi gà đồi (Hợp Tiến, Tân Lợi, Nam Hòa); sản xuất mật ong hàng hóa (Hóa Trung, Khe Mo, Văn Hán); trồng rừng nguyên liệu (Tân Long, Văn Lăng, Hòa Bình)...