Theo PGS.TS nguyễn Minh Tuấn, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Y tế Thái nguyên,béo phì gây nhiều tác hại đến sức khỏe, cũng như ảnh hưởng xấu đến ngoại hình. Khoa học đã chứng minh béo phì là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh nguy hiểm về tim mạch như tăng huyết áp, suy tim, suy tĩnh mạch... Đồng thời, gây ra những biến chứng về các rối loạn chuyển hóa dinh dưỡng khi bị béo phì gây ra nhiều bệnh lý khác (đái tháo đường, mỡ máu cao, bệnh Gout). Đặc biệt, bệnh gây ảnh hưởng đến hô hấp và xương khớp. người bệnh béo phì thường xuyên thấy khó thở khi ngủ, hô hấp hạn chế (mỡ tích tụ khiến lồng ngực khó chuyển động trong quá trình hô hấp), thoái hóa khớp (đặc biệt là ở háng và đầu gối), đau lưng, thoát bị đĩa đệm, viêm thần kinh tọa.
Không dừng lại ở đó, khi mắc bệnh béo phì, lượng đường trong máu của người bệnh sẽ rất cao, từ đó khiến đồng tử bị giãn và các dây thần kinh thị giác cũng bị ảnh hưởng, khiến thị lực suy giảm. Cùng với đó, khiến glucose khó đi vào tế bào, ảnh hưởng quá trình chuyển hóa năng lượng của cơ thể, vì vậy cảm giác đói sẽ thường xuyên diễn ra trong ngày kể cả khi thực sự lượng thức ăn nạp vào cơ thể đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng. ngoài ra, các mô mỡ quá nhiều sẽ chèn ép hệ thống mao mạch trong cơ thể, lượng đường trong máu cao khi bị béo phì cũng gây hại đến dây thần kinh và các mạch máu, vì vậy người bị béo phì thường dễ bị tê tay chân hơn người bình thường. Hơn nữa, bệnh còn gây rối loạn cương dương ở nam giới. Theo thống kê thì có từ 35% đến 75% nam giới béo phì mắc hiện tượng rối loạn cương dương.
Chị Lê Thị Thúy, tổ 13, phường Hoàng Văn Thụ (T.P Thái nguyên) cho hay: Tôi mất kiểm soát cân nặng hơn 10 năm nay rồi. Tôi bắt đầu tăng cân từ khi sinh cháu thứ hai. Tôi cao 1,58 nhưng trọng lượng cơ thể đang ở ngưỡng 70kg. Qua nhiều lần thăm khám, bác sĩ kết luận tôi bị bệnh béo phì. Từ khi tăng cân, tôi đi lại rất nặng nề, cơ thể mệt mỏi. nhất là tình trạng đau lưng, mỏi gối khiến tôi thường xuyên mất ngủ.
Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì như: Yếu tố di truyền, ảnh hưởng của sinh sản, do tuổi tác, thiếu ngủ, sử dụng thuốc tây y, bệnh lý về sức khỏe, ít vận động và đặc biệt là do chế độ ăn uống không hợp lý.
Ngoại trừ yếu tố di truyền thì để phòng, chống bệnh béo phì rất cần sự nỗ lực của người bệnh. Chị Lê Thu Cúc, phường Quang Trung (T.P Thái nguyên) cho biết: Trong vòng 2 năm, tôi tăng thêm 10kg. Tôi đã cắt giảm triệt để khẩu phần ăn để giảm cân nhưng chưa đạt được hiệu quả như mong muốn bởi nhịn ăn lâu ngày, cơ thể luôn đòi hỏi được nạp năng lượng nên giảm cân được một thời gian, không kiềm chế được ham muốn, tôi ăn nhiều hơn khiến cho cân nặng tăng trở lại.
Thực tế cho thấy, để chữa trị bệnh béo phì hiệu quả, bệnh nhân nên áp dụng chế độ ăn kiêng, tập thể thao thường xuyên. Theo đó, để việc giảm cân đạt hiệu quả cao, mọi người có thể tìm đến các chuyên gia dinh dưỡng, các bác sĩ để họ giúp chúng ta lên kế hoạch một chế độ ăn ít chất béo, ít calo; hướng dẫn sử dụng các loại thuốc (có thể làm giảm cân) đúng liều lượng, an toàn. Tập thể dục là một cách giảm cân hữu hiệu, nên người mắc bệnh béo phì nên tham gia các câu lạc bộ thể thao và có một chương trình theo dõi cá nhân để giúp ngăn ngừa những biến chứng của bệnh.
Đối với những người có nguy cơ mắc bệnh béo phì, ngoài việc tích cực rèn luyện thân thể, tập luyện thể thao… cần hạn chế ăn vặt và các đồ ăn nhanh, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ; ăn nhiều rau xanh và hoa quả tươi; hạn chế uống bia, rượu, các loại nước ngọt có gas; không được nhịn đói mà phải ăn uống điều độ bằng cách chia nhỏ các bữa ăn, mỗi bữa ăn một số lượng vừa phải.
Bệnh béo phì là hậu quả của việc mô mỡ xuất hiện và tích tụ quá nhiều, tùy theo mức độ mà có thể là béo phì cục bộ hoặc toàn cơ thể. Để giúp người dân nâng cao nhận thức trong việc phòng, chống bệnh béo phì, hằng năm, ngành Y tế tổ chức các buổi tuyên truyền cho người dân. Từ đầu năm đến nay, ngành Y tế tuyến tỉnh, huyện, xã đã tổ chức tuyên truyền được hơn 50 buổi với khoảng 2.000 lượt người tham gia. |