Theo nhóm nghiên cứu, loại thuốc thử nghiệm có tên là cabotegravir. Kết quả sơ bộ khi thử nghiệm lâm sàng thuốc này tại 7 quốc gia, trong đó có Mỹ, Brazil, Thái Lan và Nam Phi trên những những người đồng tính và những người chuyển giới với độ tuổi dưới 30 tuổi. Đây được coi là nhóm có nguy cơ cao nhiễm HIV. Kết quả cho thấy, khi tiêm cho những người này loại thuốc trên cứ 8 tuần/lần sẽ giúp hệ thống miễn dịch của họ chống phơi nhiễm HIV tốt hơn so với việc sử dụng các thuốc chống phơi nhiễm khác.
Kết quả dựa trên thử nghiệm liên quan đến hơn 4.500 người. Một nửa được tiêm cabotegravir và uống giả dược PrEP, trong khi nửa còn lại được tiêm giả dược và thuốc PrEP.
Kết quả cho thấy 50 người đã nhiễm virus HIV, tuy nhiên tỉ lệ giữa hai nhóm người sử dụng cabotegravir và PrEP là hoàn toàn không tương xứng. Chỉ có 12 người được tiêm abotegravir nhiễm HIV trong khi số người nhiễm HIV khi dùng PrEP là 38. Điều này có nghĩa là việc tiêm thuốc có hiệu quả tốt hơn 69% so với sử dụng thuộc Truvada.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), tính đến thời điểm hiện tại, loại thuốc duy nhất được WHO khuyến nghị những người có nguy cơ nhiễm HIV cao nên sử dụng có tên là PrEP (một loại thuốc dự phòng trước phơi nhiễm HIV). Ở Mỹ, loại thuốc này được bán trên thị trường dưới cái tên Truvada và Descovy.
Những người không nhiễm HIV nếu sử dụng PrEP hằng ngày, khi quan hệ tình dục với người nhiễm HIV mà không sử dụng các biện pháp bảo vệ sẽ giảm 99% nguy cơ nhiễm HIV từ người kia. Tuy nhiên, việc loại thuốc này phải được uống hằng ngày là vấn đề trở ngại.