Cập nhật: Thứ bẩy 15/08/2020 - 16:48
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Tổ chức lễ tang, phát biểu tại lễ an táng. Ảnh: M.T
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình, Trưởng Ban Tổ chức lễ tang, phát biểu tại lễ an táng. Ảnh: M.T

Sau Lễ truy điệu diễn ra đồng thời ở Nhà Tang lễ Quốc gia - số 5 Trần Thánh Tông (Hà Nội), Hội trường Thống nhất (T.P Hồ Chí Minh) và Hội trường 25B (T.P Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa), nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được an táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Thủ đô Hà Nội.

Đội danh dự chuyển linh cữu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào vị trí an táng. Ảnh: M.T

Các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng và Nhà nước lần lượt đi vòng quanh mộ tiễn biệt lần cuối nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Ảnh: M.T

Trong cuộc đời hoạt động Cách mạng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là một cán bộ từng kinh qua nhiều cương vị công tác, được tôi luyện, trưởng thành trong các cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc và làm nghĩa vụ quốc tế cao cả, cũng như trong công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Dù ở cương vị công tác nào, ông luôn tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân; kiên định mục tiêu, lý tưởng của Đảng; gương mẫu giữ gìn phẩm chất đạo đức cách mạng của người đảng viên cộng sản, không ngừng học tập, tu dưỡng, rèn luyện, phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được Đảng, Nhà nước tặng thưởng Huân chương Sao vàng, Huy hiệu 70 năm tuổi Đảng và nhiều huân, huy chương cao quý khác của Việt Nam và quốc tế. Ông mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, quân đội; nhân dân, bạn bè, đồng chí, đồng đội và gia quyến; đồng thời để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.

TNĐT (Tổng hợp)