Sau ngày Tuyên ngôn độc lập (2/9/1945) "Giặc đói, giặc dốt" hoàng hành khắp nơi. Thực dân Pháp gây chiến tranh hòng lật đổ nhà nước dân chủ non trẻ, tấn công căn cứ địa Việt Bắc. Trước vận nước "Ngàn cân treo sợi tóc". Theo sáng kiến của Hồ Chủ Tịch (27/3/1948), Trung ương Đảng ra chỉ thị phát động phong trào thi đua ái quốc"...Làm sao cho kháng chiến mau thắng lợi, kiến thiết chóng thành công". Cụ Tôn Đức Thắng, Trưởng Ban vận động Thi đua ái quốc sang làm Quyền Trưởng ban Thường trực Quốc hội thay cụ Bùi Bằng Đoàn vừa tạ thế. Ông Hoàng Đạo Thúy được vời đến Tỉn Keo, Bác tặng cho cái Quạt ngoại cỡ: Trưởng ban phải tạo ra ngọn lửa Thi đua ái quốc lan tỏa khắp...
Từ Người nhóm lửa đến phong trào Thi đua
Theo ông Vũ Kỳ, nguyên Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước, tại hội trường lớp học Trại thiếu nhi Nà Lọm, xã Phú Đình, ATK Định Hóa ngày 11/6/1948 Bác viết "Lời kêu gọi thi đua ái quốc":
Diệt giặc đói/Diệt giặc dốt/Diệt giặc ngoại xâm...
Vì vậy phải vận động thành phong trào
Toàn dân kháng chiến/Toàn diện kháng chiến
Thi đua ái quốc đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Tổ quốc độc lập thống nhất. Từ phụ lão, hào phú, công nông, tri thức, nhân viên chính phủ, bộ đội và dân quân phải ra sức thi đua làm việc, đẩy mạnh sản xuất và giết giặc, đoạt súng...
Phong trào thi đua ái quốc diễn ra 4 năm thu được nhiều kết quả tốt đẹp. Để tổng kết kinh nghiệm, tuyên dương, mở rộng phong trào, đẩy nhanh cuộc kháng chiến mau tới thắng lợi. Trung ương đảng, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định mở Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất.
Theo Tôn Đức Lượng, họa sĩ Báo Tiền Phong: vào tháng 1/1952 từ bản Dõn, xã Minh Thanh, ATK Sơn Dương, ông sang làm Trưởng ban khánh tiết đại hội thuộc Văn phòng Phủ Chủ tịch.
Hội trường đại hội hai tầng, tám mái, cột gỗ, lợp cọ, vách lứa...ẩn dưới tán cây. Đặc biệt, trên trăm cây mọc từ trong lòng hội trường trổ qua mái cọ che mắt máy bay địch không bị chặt phá theo quán triệt của Bác Hồ. Tôi trưng bày ảnh cỡ 18x24 cm về hoạt động thi đua.Từ bục phát biểu, chỗ ngồi Đoàn chủ tịch, ghế ngồi thanh niên người Thổ làm bằng tre chắc và đẹp. Tôi vẽ chân dung Lenin, Stalin, Bác Hồ, Mao Trạch Đông.
Kiểm tra công tác chuẩn bị Đại hội. Bác thăm chỗ ăn, ở, ngủ nghỉ của anh em và kết quả khánh tiết :
-Ai phụ trách khánh tiết và vẽ chân dung Hồ Chủ Tịch?
Đồng chí Lê Đức Chỉnh,Thường vụ Trung ương Đoàn (năm 1964 là Bí thư tỉnh ủy Thái Nguyên).Thưa Bác, họa sĩ Tôn Đức Lượng ạ!
Bác góp ý từ nội dung, phông nền, ảnh Đoàn chủ tịch...rổi Bác véo tai tôi:
-Bác ở ngoài trông giống hơn nhiều.
Bác nhắc tôi vẽ còn thiếu Hoàng thân Xu Pha Nu Vông và ông Sơn Ngọc Minh. Tuy Đảng cộng sản Đông Dương đã tách thành 3 Đảng cộng sản (1951), phải nêu cao tình đoàn kết quốc tế chống xâm lược.
Kiểm tra hội trường, Bác nhắc phải chuẩn bị cả chỗ đi vệ sinh, chôn lấp rác, hầm hào tránh máy bay, nhà ăn cho sao cho thuận tiện, an toàn...
Sự sâu sát của Bác cho tôi bài học thấm thía trong xây dựng, triển khai các chương trình, kế hoạch.
Một địa chỉ sinh hoạt cộng đồng của xóm Khuân Lân, xã Hợp Thành, huyện Phú Lương. Ảnh: Đ.K.T
Sự lan tỏa thi đua theo tư tưởng của Người
Tối 30/4/1952 khai mạc Đại hội Chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất dưới ánh sáng điện máy phát tại hội trường ở Khuân Lân, xã Hợp Thành, ATK Phú Lương với 154 đại biểu, từ 30/4 đến 6/5/1952. Đoàn chủ tịch có Chủ tịch Hồ Chí Minh, các đồng chí: Trường Chinh, Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Văn Tạo, Hồ Viết Thắng... Đến dự có Phó thủ tướng Phạm Văn Đồng. Đồng chí Xi thon và Nu hắc thay mặt chính phủ nhân dân Lào.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc lời khai mạc:
" Người người thi đua/ Ngành ngành thi đua.
Ta nhất định thắng/ Địch nhất định thua".
Ngô Gia Khảm" Chế tạo thành công lựu đạn và quả lựu đạn đầu tiên...giết được 11 tên phát xít Nhật tại chiến khu Hoàng Hoa Thám". Anh xây dựng xưởng hóa chất, đào tạo, dìu dắt nhiều thanh niên thành thợ giỏi. Ba lần bị thương, cháy tai, mặt, mũi, mắt mờ anh vẫn sản xuất vũ khí...
Các đại biểu bật dậy hô vang: Quyết tâm học tập tinh thần Ngô Gia Khảm.
Giờ giải lao. Tôn Đức Lượng thấy Bác ngồi giữa, các đại biểu quây quần, Bác gọi bảo vệ đưa khẩu súng lục của Người tặng cô Nguyễn Thị Chiên.Trường Mỹ Thuật kháng chiến của họa sĩ Tô Ngọc Vân cử 5-7 em sinh viên đi vẽ. Bác xem các bức phác thảo, góp ý chỉnh sửa.
Thiếu tướng, kỹ sư Trần Đại Nghĩa Cục trưởng Cục Quân giới báo cáo Xưởng quân giới Giang Tiên chế tạo súng Bazoca diệt xe tăng và công sự kiên cố, gây kinh hoàng quân Pháp. Gương anh La văn Cầu, Nguyễn Thị Chiên, Giáp Văn Khương, Trịnh Xuân Bái, bác nông dân Hoàng Hanh...
Đồng chí Hồ Viết Thắng thay mặt Chính phủ và Mặt trận Báo cáo kết quả phong trào Thi đua yêu nước (1948- 1951). Những khó khăn, ưu điểm, khuyết điểm, thành công. Bài học kinh nghiệm, nhiệm vụ Thi đua giai đoạn tiếp theo.
Sau khi Tổng bí thư Trường Chinh, đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp, Bộ trưởng Bộ Lao Động Nguyễn Văn Tạo, đại diện chính phủ Lào phát biểu. Cụ Tôn Đức Thắng khẳng định:
Từ khi phát động phong trào Thi đua ái quốc đến nay, cuộc kháng chiến kiến quốc của ta tiến những bước vĩ đại về mọi mặt, đặc biệt về quân sự và kinh tế, đã giáng cho địch những đòn chí tử.
Chính phủ tặng thưởng danh hiệu" Chiến sĩ thi đua toàn quốc" cho các chiến sĩ về dự Đại hội. Bầu 4 anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là: Đồng chí Cù Chính Lan (truy tặng), Nguyễn Thị Chiên, La văn Cầu, Nguyễn Quốc Trị. Anh hùng lao động có Trần Đại Nghĩa, Ngô Gia Khảm, Nguyễn Văn Song. Đề nghị nhà nước tặng 24 huân chương cho các chiến sĩ khác...
Nhà bia di tích, nơi Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ Nhất tại xóm Khuân Lân, xã Hợp Thành (Phú Lương). Ảnh: Đ.K.T
Bài học gần dân, sâu sát công việc
Roman Karmen Nhà điện ảnh, đạo diễn nổi tiếng của Liên Xô kể về chiến sĩ cầu đường Nguyễn Văn Tường tại Việt Bắc (1954):
Một lần, chúng tôi bắc cầu qua thung lũng trong núi rừng Việt Bắc, trong ánh đuốc, cổ ngập trong làn nước suối tháng 11 mùa đông giá buốt.
Một ông Ké nông dân mặc áo nâu, với cái mũ bấc, khăn vải quấn cổ trùm bộ râu, tay cầm gậy đi qua đường mòn. Khi chúng tôi quần áo ướt sũng từ dưới nước lên tạm nghỉ, ông Ké hỏi tên tôi, con đường phục vụ bộ đội, dân sinh
- Cháu có quần áo thay không?
Tôi trả lời không có. Lúc đó ông mở cái bị và đưa cho tôi chiếc áo.
-Cháu hãy cầm lấy - ông Ké nói.
Tôi thường giận mình sao không hỏi tên ông.
Tại Đại hội thi đua yêu nước (1952). Đến lượt tôi phát biểu, tôi kể về ông Ké tặng cho tôi chiếc áo trong đêm giá lạnh. Tôi và một số người được tặng thưởng Huân chương. Khi trao nó cho tôi, Bác Hồ mỉm cười hỏi tôi:
-Cháu không nhớ ông Ké nông dân mà cháu kể cho mọi người sao?
-Cháu mong sau này sẽ được gặp lại và cảm ơn con người tốt bụng ấy.
Vậy thì chúng ta đã gặp nhau rồi- Bác cười nắm chặt tay tôi.
Trước đó, vị Chủ tịch chính phủ ba lô, túi dết, đi bộ trên 400 km từ ATK Định Hóa ngược Cao Bằng.Thiếu tướng Cao Pha Cục phó Cục quân báo kể lại: ngày 11 và 12/9/1950, Bác đến sở chỉ huy chiến dịch ở Phục Hòa nghe báo cáo và kiểm tra công tác chuẩn bị. Ngày 13 Bác ra mặt trận Đông Khê theo dõi và động viên bộ đội chuẩn bị đánh trận mở màn...Ta loại khỏi vòng chiến đấu 8000 tên, giải phóng 5 thị xã, 13 thị trấn, với 35 vạn dân. Mở rộng căn cứ địa Việt Bắc, nối liền nước ta với các nước xã hội chủ nghĩa.
Nhớ lại bài học gần dân theo tư tưởng Bác Hồ. Ông Somsavat Lengsavath thư ký Chủ tịch nước Lào Kaysone Phomvihane 23 năm, nguyên Phó thủ tướng Lào cho biết (13/12/2020): ông được Chủ tịch Kaysone kể lại:
Thời niên thiếu, bác sang học tập tại Hà Nội rồi tham gia phong trào chống Pháp. Sau này bác nhận được chỉ thị của Chủ tịch Hồ Chí Minh là phải đi xuống cơ sở để gặp, cùng sống với nhân dân, xây dựng Căn cứ địa cách mạng. Lúc đầu, bác Kaysone bảo là sẽ đi nói với Bác Hồ tại sao cử tôi đi học với nhân dân như thế? rất lạc hậu. Sau này bác mới biết, Bác Hồ hướng dẫn mình muốn làm cách mạng phải đi sâu vào quần chúng, nắm được nguyện vọng, tâm tư của nhân dân để lãnh đạo họ, giải quyết vấn đề cuộc sống của họ, để đưa họ tiến lên. Theo đó, Chủ tịch Kaysone đi đến tỉnh Huaphan liên hệ với nhân dân xây dựng cơ sở. Quân giải phóng, xây dựng Đảng...
Thôn nữ Dương Thị Bình, khăn mỏ quạ, áo nâu sồng ôm bó lúa trong ảnh Bác Hồ thăm nông dân Hùng Sơn (20/9/1954), nguyên giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Bắc Thái nay 93 tuổi chia sẻ: Hùng Sơn, xã thí điểm cải cách ruộng đất huyện Đại Từ. Bác căn dặn cán bộ phải kịp thời rút kinh nghiệm, thực hiện chủ trương cải cách ruộng đất của Đảng, chính phủ. Bác vào gia đình được chia ruộng, chia trâu, Người thưởng thức chuối, bát nước chè tươi...
Bài học sâu sát công việc, gần dân của Bác Hồ vẫn vẹn nguyên giá trị, lan tỏa và mang tính thời đại. Bà Bình chia sẻ.
Thi đua làm theo Bác
Anh Ma Công Hiếu chủ tịch UBND xã Hợp Thành cho biết: Xã vinh dự, tự hào có di tích Đại hội chiến sĩ thi đua và cán bộ gương mẫu toàn quốc lần thứ nhất xếp hạng quốc gia. Làm theo Bác, đường rải nhựa đến trung tâm xã. Trụ sở Ủy ban, trường học, trạm xá, nhà văn hóa đã ngói hóa. Ba trường học và Trạm y tế xã đều đạt chuẩn. Xã đạt chuẩn Nông thôn mới (2018).Tỷ lệ hộ nghèo còn 5,3%. Xã đã được tuyên dương Anh hùng... Điện lưới đến các hộ ở chân Núi Chúa (2002). Việc thăm di tích, trải nghiệm du lịch nông thôn, sinh thái thu hút trường học, cơ quan, đoàn thể ...
Qua 2 cái ao cá nước chảy rì rào, tôi ghé nhà sàn ông Mã Văn Thanh, vợ là Lý Thị Oanh kề bên Nhà bia di tích do Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh xây (2014), còn mấy trăm m đường "cứng hóa" Sở vừa xong...Sản xuất theo tinh thần thi đua của Bác Hồ,"Gia trại" nhà bà Oanh mới xuất bán 40 con dê núi. Gà gần nghìn con/lứa.Vịt 3,5 kg đến 4 kg/con, vừa xuất ba lứa, 250 con/lứa. Hai ao cá tết mới bán.
Di tích ngày càng đông lớp trẻ về nguồn hoặc đi phượt.