Cập nhật: Thứ tư 21/07/2021 - 09:48

Sỏi mật có thể gây ra các triệu chứng như đau bụng, khó tiêu, đầy trướng, táo, lỏng khiến nhiều người nhầm tưởng là bệnh dạ dày. Sự nhầm lẫn này dẫn đến điều trị sai cách, kém hiệu quả và tăng nguy cơ phải cắt túi mật.

Những triệu chứng sỏi mật dễ gây nhầm lẫn

Không có gì lạ khi phần lớn người bệnh bị sỏi mật (sỏi túi mật, sỏi ống mật chủ, sỏi trong các đường ống dẫn mật trong gan) thường không được chẩn đoán đúng ở giai đoạn đầu tiên của bệnh. Bởi hệ thống gan mật là một phần cấu thành nên hệ tiêu hóa. Các ống dẫn mật được xuất phát từ gan và kết thúc ở hành tá tràng - nơi dịch mật đổ vào ruột non giúp tiêu hóa chất béo.

Vì thế, khi sỏi mật xuất hiện nó cũng sẽ gây tác động tiêu cực đến hệ thống tiêu hóa, trong đó có dạ dày. Dưới đây là 2 triệu chứng rất dễ khiến người bệnh và thầy thuốc nhầm lẫn bệnh sỏi mật và dạ dày.

1. Đau bụng

Sỏi mật thường gây đau bụng ở vùng hạ sườn phải, nhưng cũng không ít trường hợp cơn đau xuất hiện ở vùng thượng vị (vùng bụng trên rốn và phía dưới xương ức) tương tự bệnh dạ dày. Hai khu vực này cũng khá gần nhau nên càng dễ gây nhầm lẫn.

Đau bụng là triệu chứng sỏi mật hay bị nhầm thành bệnh dạ dày

Cơn đau sỏi mật thường xuất hiện sau các bữa ăn, đặc biệt khi ăn nhiều dầu mỡ. Tùy theo vị trí sỏi mà tính chất cơn đau sẽ khác nhau:

  • Sỏi túi mật: Khi viên sỏi kẹt trong cổ túi mật, người bệnh thường đau bụng dữ dội từng cơn. Nếu sỏi gây viêm túi mật, ngoài đau bạn có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn...
  • Sỏi trong gan hoặc ống mật chủ: Người bệnh đau quặn vùng hạ sườn phải, lan ra vai phải hoặc sau lưng, vùng thượng vị. Trường hợp các triệu chứng bệnh nặng lên, rất có thể sỏi gây tắc ống mật

2. Rối loạn tiêu hóa

Đây cũng là một triệu chứng sỏi mật rất dễ bị nhầm với bệnh dạ dày. Nguyên nhân là do sỏi cản trở dòng chảy dịch mật xuống đường tiêu hóa, gây đầy trướng, khó tiêu, chán ăn, sợ mỡ. Các triệu chứng rối loạn tiêu hóa thường xuất hiện sau bữa ăn, một số người còn có thể bị buồn nôn và nôn ói.

Phân biệt triệu chứng sỏi mật và bệnh dạ dày

Siêu âm là cách tốt nhất để xác định chính xác bệnh sỏi mật hay bệnh dạ dày

Cách tốt nhất để chẩn đoán sỏi mật và phân biệt với bệnh dạ dày là siêu âm. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể dự đoán dựa trên những khác biệt về triệu chứng.

Ngoài vị trí đau không giống nhau (sỏi mật đau vùng hạ sườn phải, bệnh dạ dày đau vùng thượng vị), bệnh sỏi mật có thể xuất hiện kèm với các triệu chứng khác như:

• Sốt vã mồ hôi hoặc ớn lạnh: Người bệnh có thể sốt cao 38 - 39 độ hoặc sốt nhẹ kèm vã mồ hôi hoặc ớn lạnh do bị viêm đường mật, túi mật.

• Vàng da và vàng mắt: Đây là biểu hiện của tắc mật. Mức độ vàng da ở mỗi người sẽ khác nhau tùy thuộc vào mức độ tắc mật. Đi kèm với đó là các triệu chứng khác như đi ngoài phân trắng, ngứa da.

Xử lý cơn đau sỏi mật tạm thời

Ngay khi nhận biết những triệu chứng sỏi mật, bạn có thể xử lý cơn đau tạm thời bằng cách chườm ấm hoặc làm theo hướng dẫn “9 cách giảm đau sỏi mật tạm thời”. Nếu cơn đau không thuyên giảm, có chiều hướng tăng nặng, bạn cần đến bệnh viện. Tuy nhiên để làm tan sỏi mà không phải phẫu thuật, chắc chắn bạn cần đến một giải pháp dài hạn từ thảo dược.

Giải pháp dài hạn giúp làm tan sỏi mật

Sỏi mật khó điều trị và hay tái phát. Nếu sỏi mật đã gây biến chứng với các triệu chứng nghiêm trọng, bạn sẽ cần phẫu thuật lấy sỏi hoặc cắt túi mật. Nhưng nếu sỏi chưa gây biến chứng thì việc kết hợp chế độ ăn lành mạnh, sử dụng thuốc điều trị (nếu có) và kết hợp sản phẩm hỗ trợ bài sỏi mật như TPCN Kim Đởm Khang được coi là chiến lược dài hạn.

Dù đóng vai trò hỗ trợ nhưng TPCN Kim Đởm Khang đã được chứng minh lâm sàng có hiệu quả bài sỏi mật, dùng tốt cho cả người viêm đường mật, viêm túi mật, người hay bị tái phát sỏi, người bị tăng men gan, gan nhiễm mỡ, ăn uống khó tiêu do ứ mật.

Nhận diện sớm các triệu chứng sỏi mật là bước đầu tiên để bạn tăng cơ hội loại sỏi sớm, tránh phải phẫu thuật. Nếu gặp phải các triệu chứng mơ hồ và, nghi ngờ bị sỏi mật hãy liên hệ với chúng tôi 0963.022.986 để được tư vấn.

TPCN Kim Đởm Khang - Giải pháp vàng giúp bài sỏi mật

(*) Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

TNĐT