Giới thiệu bản thân
Tham khảo top CV xin việc bạn có thể thấy đoạn giới thiệu về bản thân tuy nhỏ nhưng có “võ”. Đoạn này thường rất ngắn gọn chỉ khoảng vài dòng mà lại thu hút nhà tuyển dụng trước nhất, giúp họ thấy được giá trị cốt lõi của bạn. Vì thế bạn cần đầu tư “chất xám” để viết đoạn này thật khúc chiết, rành mạch và ấn tượng. Hãy cho nhà tuyển dụng biết bạn là ai? Bản thân bạn có điểm mạnh gì nổi trội? Tiềm năng của bạn là gì và có thể mang đến điều gì cho doanh nghiệp?
Lưu ý rằng thế mạnh hoặc tính cách được nêu ra trong đoạn giới thiệu bản thân cần gắn liền với vị trí tuyển dụng để họ thấy bạn là người họ cần. Đặc biệt, đừng quên thể hiện bạn là người có những phẩm chất mà bất cứ nhà tuyển dụng nào cũng thiện cảm, đó là cầu tiến, chịu khó, chịu áp lực tốt, kiên nhẫn…
Mục tiêu nghề nghiệp
Mục tiêu nghề nghiệp là một trong những nội dung vàng giúp ứng viên “đốn tim” nhà tuyển dụng. Bởi họ cần biết đích đến của bạn, cần biết bạn dự định sẽ mang đến cho công ty những giá trị gì. Đây là yếu tố cốt lõi để quyết định bạn có phải là ứng viên tiềm năng hay không.
Về phần này, bạn nên trình bày cô đọng, súc tích, tránh lý giải dài dòng khi tạo CV chuyên nghiệp. Hãy làm nổi bật giá trị bạn sẽ đem đến cho công ty nếu được tuyển dụng. Bạn cũng nên phân chia các mục tiêu nghề nghiệp ngắn hạn và dài hạn. Đây là mấu chốt mà nhà tuyển dụng rất coi trọng.
Phẩm chất, kỹ năng
Phẩm chất và kỹ năng là nội dung quan trọng có tác động lớn đến quyết định của nhà tuyển dụng.
Về phẩm chất, bạn cần hạn chế kể lể về thói quen, sở thích của bản thân vì hầu như không nhà tuyển dụng nào quan tâm những điều này. Thay vào đó, hãy đề cập đến những đức tính thiết yếu phục vụ cho công việc như trung thực, thận trọng, thật thà, tỉ mỉ, cầu tiến, hòa đồng… Đây mới là yếu tố gây thiện cảm nơi nhà tuyển dụng.
Về kỹ năng, bạn nên đề cập cả kỹ năng chuyên môn và kỹ năng mềm. Đối với chuyên môn, bạn nên lựa chọn liệt kê những yếu tố có liên quan trực tiếp và phục vụ hữu ích cho vị trí ứng tuyển. Đối với kỹ năng mềm, bạn có thể nêu ra một loạt những kỹ năng của bản thân hỗ trợ cho quá trình làm việc như kỹ năng giao tiếp, công nghệ thông tin, thích nghi - tương tác, làm việc nhóm, tư duy phản biện, lãnh đạo, quản lý thời gian, tổ chức sắp xếp…
Kế hoạch phát triển sự nghiệp
Đừng nên bỏ qua phần kế hoạch phát triển sự nghiệp vì đây cũng là một trong những nội dung giúp tạo thiện cảm với nhà tuyển dụng. Bởi lẽ thông qua phần này họ sẽ biết được bạn có tầm nhìn, thông minh và cầu toàn hay không. Họ cũng từ đó đánh giá được tiềm năng sự nghiệp của bạn.
Để tạo thiện cảm tốt nhất với nhà tuyển dụng ở phần này, bạn cần nêu được kế hoạch sự nghiệp cả dài hạn và ngắn hạn. Chẳng hạn, bạn có thể phân chia thành các mục tiêu 3 tháng, 6 tháng hoặc 2 năm, 5 năm. Ở mỗi mục tiêu cần làm rõ giá trị cống hiến và sự phát triển theo từng thời kỳ. Chú ý rằng các kế hoạch này cần mang tính thực tế, sát sao với vị trí công việc đang ứng tuyển, đồng thời phù hợp với tính cách, con người của bạn.
Nhớ 4 điều này khi tạo CV chuyên nghiệp để thu hút nhà tuyển dụng, có nghĩa là bạn đang có một cẩm nang hữu ích để tìm được việc làm một cách nhanh chóng và hiệu quả. Chúc bạn thành công và nắm bắt được cơ hội công việc mơ ước trong tầm tay!