Cập nhật: Thứ hai 13/06/2022 - 15:33

Tình trạng cục nóng máy lạnh kêu to ngày càng được nhiều người phản ánh. Việc nhận biết và sửa chữa kịp thời là điều vô cùng cần thiết. Nếu không nó có thể gây ra những nguy hiểm nhất định.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc cục nóng máy lạnh kêu to. Sau đây là chi tiết nguyên nhân và cách khắc khắc phục của từng trường hợp. Bạn hãy theo dõi để có xử trí tốt nhất nhé.

1/ Ron cao su bị chai hoặc có thể bị mất

Ron cao su giảm chấn hay còn biết đến là tấm đệm dưới chân đế cục nóng. Đây là linh kiện quan trọng khi lắp đặt cục nóng điều hòa. Vì thế, khi nó bị chai hoặc mất đi sẽ dẫn đến việc kêu to và rung lắc của dàn nóng.

Vì các dàn nóng đều phải chịu tác động từ thời tiết như nắng, gió, mưa,... Nên các ron cũng sẽ bị cứng, hay chai lì hoặc bị hỏng hoàn toàn, tạo thành khoảng trống. Cũng có thể là do ốc bắt chân đế bị nới lỏng. Dẫn đến tạo ra lực rung mạnh gây nên tiếng kêu khi dàn nóng hoạt động block chạy rung nên gây ra tiếng ồn

Cách khắc phục: Trong trường hợp này, bạn cần phải kiểm tra và thay thế ngay ron cao su khác. Hoặc có thể dùng khóa vặn lại các ốc vít cho thật chặt. Đối với nguyên nhân này, bạn tuyệt đối không nên để lâu. Vì hiện tượng rung lắc như trên, rất dễ làm cho máy điều hòa ngày càng kêu to.

2/ Quạt gió của cục nóng gặp phải sự cố

Vào những ngày mưa, cánh quạt gió dàn nóng sẽ dễ bị dính nước mưa. Và khi hoạt động lâu ngày, sẽ bộ truyền động trong thiết bị. Từ đó gây ra tiếng ồn khó chịu. Bên cạnh đó, việc quạt gió bị gãy sẽ dẫn đến quay không đồng trục. Khi đó, cộng với việc dây điện cọ vào quạt sẽ tạo nên tiếng kêu.

Cách khắc phục: Khi gặp phải nguyên nhân này, bạn cần tìm ngay dịch vụ điện lạnh uy tín để sửa chữa. Khi để tình trạng này kéo dài, thiết bị rất dễ bị hư.

3/ Cục nóng lâu ngày không được vệ sinh sạch sẽ

Nhiều gia đình khi sử dụng máy lạnh chỉ chú tâm đến việc vệ sinh dàn lạnh ở trong. Mà quên mất đi việc vệ sinh cục nóng cũng là điều rất cần thiết. Hơn thế nữa, dàn nóng lại được đặt ngoài trời. Nên các bụi bẩn bám vào sẽ nhiều hơn hẳn. Vì thế mà việc vệ sinh dàn nóng và kiểm tra gas định kì sẽ giúp máy lạnh hoạt động hiệu quả hơn

Xem thêm: https://www.dienlanhanhthang.com/bom-gas-may-lanh.html

Cách khắc phục: Vấn đề này cũng khá đơn giản, bạn cần vệ sinh cục nóng máy lạnh của mình định kỳ. Để giúp nó được sạch sẽ hơn. Nếu không, bạn có thể sử dụng các dịch vụ vệ sinh từ các trung tâm điện lạnh.

4/ Lắp đặt bị sai kỹ thuật

Do khối lượng của cục nóng được tập trung chủ yếu ở block. Thế nên, trọng tâm sẽ bị lệch sang bên phải. Vì thế, bắt buộc dàn nóng phải được gia cố một cách chắc chắn ở cả hai phía. Tuy nhiên, trên thực tế nhiều thợ kỹ thuật lại rất chủ quan. Họ chỉ bắt vít chắc một phía lại bỏ qua phía còn lại.

Bên cạnh đó, khi quạt gió được hoạt động với công suất lớn, ở vòng tua cao sẽ tác động lên giá. Nếu như không có sự gia cố chắc chắn, hiện tượng rung lắc sẽ xảy ra.

Cách khắc phục:  Người dùng cần có kiểm tra lại độ chắc chắn giá đỡ, để khắc phục hiện tượng trên. Hay kêu thợ đến để lắp đặt máy đúng kỹ thuật lại.

5/ Vật lạ rơi vào trong cục nóng

Bên cạnh các nguyên nhân đến từ kỹ thuật, sự cố hay liên quan vấn đề vệ sinh trên. Việc cục nóng máy lạnh bị tấn công bởi một số vị khách lạ mặt như: lá cây, côn trùng,… Cũng là nguyên nhân dẫn đến cục nóng tạo ra tiếng động trong khi hoạt động đấy.

Cách khắc phục: Để giải quyết trong trường hợp này, bạn cứ việc vệ sinh sạch sẽ dàn nóng. Để dễ dàng phát hiện ra trường hợp này, bạn hãy vệ sinh theo định kỳ. Điều này giúp cho bạn không chỉ phát hiện ra lỗi trong mỗi trường hợp này. Các nguyên nhân nguy hiểm khác cũng sẽ được phát hiện kịp thời luôn nhé.

Như bạn đã biết cục nóng máy lạnh kêu to sẽ tạo ra những cảm giác khó chịu. Thậm chí còn ảnh hưởng đến máy móc và người sử dụng. Vậy nên, hãy tìm hiểu nguyên nhân và các cách khắc phục mà mình cung cấp trên. Hoặc có thể tìm đến các trung tâm điện lạnh uy tín tại TPHCM để được hỗ trợ. Truy cập vào website

https://www.dienlanhanhthang.com/ để xem thêm những thông tin hữu ích cho gia đình nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi. Chúc bạn áp dụng thành công.

TNĐT