Có được kết quả trên là do nhiều hộ dân trong tỉnh đã phát triển nuôi thâm canh, bán thâm canh; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, sử dụng các giống có năng suất và giá trị kinh tế cao.
Ngoài các giống cá truyền thống gồm: Mè, trắm, chép, trôi, các giống khác như: Cá tầm, rô phi đơn tính, chép lai, chim trắng, cá diêu hồng... cũng được bà con đưa vào nuôi trồng.
Hiện nay, các cơ sở, hộ nuôi thủy sản thương phẩm đang tiếp tục chăm sóc và thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh, chuẩn bị cơ sở vật chất để phòng, chống lụt bão; đồng thời, tiến hành thu hoạch đối tượng thủy sản đạt kích cỡ thương phẩm.
Để phát triển bền vững, trong những năm tới, tỉnh Thái Nguyên có kế hoạch đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành Thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo vệ, tái tạo và phát triển nguồn lợi thủy sản, bảo tồn đa dạng sinh học; thích ứng biến đổi khí hậu, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội; phát triển thủy sản cần gắn với nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của người dân và xây dựng nông thôn mới.