Trung Giã là "khu đệm" giữa vùng địch tạm chiếm và vùng kháng chiến của ta, thuộc huyện Sóc Sơn Hà Nội ngày nay. Ta và Pháp thỏa thuận từ Trung Giã về cầu Đuống ta tạm dừng các hoạt động quân sự dọc Quốc lộ 3. Từ Trung Giã lên Thái Nguyên Pháp đình chỉ mọi hoạt động do thám và bắn phá của máy bay. Hội nghị Trung Giã diễn ra từ ngày 4 đến 24/7/1954. Tham dự hội nghị Trung Giã phái đoàn quân sự của ta do Thiếu tướng Văn Tiến Dũng, Tổng tham mưu trưởng quân dội nhân dân Việt
Nhiều nguồn tài liệu cho biết: Cuối tháng 6 năm 1954 ông Trần Tâm Khai , Chủ tịch Ủy ban Hành chính kháng chiến xã Tân Phú (xã mới tách ra từ xã Tân Tiến cũ) cùng hai đồng chí bộ đội xuống thôn Phú Cốc liên hệ tìm nhà cho bộ đội đóng quân. Phú Cốc lúc đó là một làng quê yên ả có hơn 800 nhân khẩu nằm ven sông Cầu, có một tổ đảng với 10 đảng viên do đồng chí Trần Văn Thắng làm tổ trưởng. Khi bộ đội ta về đóng quân trong thôn, tổ đảng đã bố trí người lo nơi ăn chốn ở và bảo vệ, giúp đỡ bộ đội. Các gia đình trong thôn ngày ấy được phân công sắp xếp đồ đạc, dọn xuống nhà ngang nhường nhà trên cho bộ đội.
Đơn vị về thôn vào đầu tháng 7, ở tại Phú Cốc ba tuần. Đồng chí Văn Tiến Dũng được bố trí ở tại nhà ông Lê Văn Sâm, cán bộ cốt cán sau giảm tô, nhà ở gần bờ sông yên tĩnh và thoáng mát, có hầm tránh máy bay và thuyền để sẵn khi cần có thể vượt sông. Đơn vị ở lại Phú Cốc ba tuần thì rút đi, trước khi đi anh em đã đến từng nhà chào bà con dân làng. Sau này người dân trong thôn mới biết Hội nghị Quân sự của ta và Pháp dự định họp ở Trung Giã đã rút về họp tại Phủ Lỗ
Khu vực khi xưa phái đoàn quân sự của ta đóng quân nay đã là một làng quê trù phú của Phổ Yên. Những người già trong thôn đã từng được chứng kiến sự kiện này vẫn thường kể lại cho con cháu nghe mỗi dịp kỷ niệm Chiến thắng Điện Biên Phủ về để giáo dục thế hệ trẻ tự hào về quê hương đất nước.