Cập nhật: Thứ bẩy 09/10/2010 - 17:31
Vagrave;o dịp Thanh minh hằng năm, người Saacute;n Digrave;u bắt buộc phải cuacute;ng tổ tiecirc;n bằng xocirc;i đen.
Vagrave;o dịp Thanh minh hằng năm, người Saacute;n Digrave;u bắt buộc phải cuacute;ng tổ tiecirc;n bằng xocirc;i đen.

Không quá cầu kỳ trong cách ăn uống, nhưng cộng đồng người Sán Dìu cũng có những nét riêng, độc đáo trong ẩm thực, góp phần làm phong phú nền văn hóa Thái Nguyên.

 

Văn hóa ẩm thực của người Sán Dìu cơ bản dựa trên thực vật. Phương thức chế biến lương thực, thực phẩm và cung cách tổ chức bữa ăn có nhiều nét tương đồng với người Kinh.

 

Hằng ngày, người Sán Dìu ăn cơm tẻ với rau xào, rau luộc chấm muối ớt. Thức ăn chế biến từ động vật không có thường xuyên và được cung cấp từ nhiều nguồn khác nhau. Những đặc tính tộc người trong ẩm thực của người Sán Dìu được thể hiện rõ nhất qua những bữa ăn trong dịp lễ Tết hay những mâm cơm có sự góp mặt của cộng đồng. Ngày Tết Nguyên đán, ngoài các món ăn được chế biến từ thịt gà, thịt lợn họ còn có nhiều loại bánh: Bánh Chưng (Bao chổng), bánh dày, bánh trôi, bánh chay (chấy), chè lam (Chạ lam). Vào dịp Thanh minh hằng năm, người Sán Dìu bắt buộc phải cúng tổ tiên bằng xôi đen. Để làm loại xôi này, người ta lấy lá lau sau (một loại lá nhỏ có nhiều ở địa phương), giã nhỏ lọc lấy nước ngâm với gạo nếp trước khi cho vào chõ đồ. Xôi đen làm bằng nếp cái hoa vàng, hoặc nếp câu, vừa dẻo, thơm vừa có hương vị đặc biệt của lá lau sau.

 

Ngoài ra trong các dịp lễ tết, người Sán Dìu còn gói các loại bánh tượng trưng cho các con giống như bánh con gà (cậy công tạp), bánh con vịt (ạp công tạp). Các loại bánh này đều làm bằng gạo nếp và gói bằng lá dứa dại.

 

Độc đáo nhất trong số các loại bánh của người Sán Dìu là  bánh trứng kiến (ngáy Dun bẻng). Người ta lấy trứng kiến đen làm nhân, bên ngoài bọc bột nếp và gói bằng lá vả (ngõa) xong lại bọc thêm lớp chuối và cho vào chõ đồ, khi ăn chỉ cần bóc lá chuối ăn cả lá vả.

TNĐT (b/s)