Diễn đàn ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV
Ứng cử viên Lý Văn Huấn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên

Cập nhật: Thứ bẩy 08/05/2021 - 10:16

Tham gia “Diễn đàn ứng cử viên Đại biểu Quốc hội khóa XV” hôm nay là ông Lý Văn Huấn, Phó Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên.

 

 Lý lịch trích ngang

Họ và tên: Lý Văn Huấn
Ngày tháng năm sinh: 13/10/1971 
Giới tính: Nam 
Quốc tịch: Việt Nam 
Dân tộc: Cao Lan 
Tôn giáo: Không 
Quê quán: Xã Phú Xuyên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên 
Nơi ở hiện nay: Tổ dân phố 21, phường Phan Đình Phùng, T.P Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên 
Trình độ giáo dục phổ thông: 12/12 
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học 
Chuyên ngành: Luật 
Học hàm học vị: Thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh doanh 
Trình độ lý luận chính trị: Cao cấp
Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh trình độ B 
Chức vụ công chức: Ủy viên Ban cán sự Đảng, Ủy viên Ban Chấp hành Đảng ủy, phó Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên 
Nơi công tác: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Thái Nguyên 
Ngày vào Đảng: 13/2/2000 
Ứng cử tại đơn vị bầu cử số 1 gồm: Huyện Đại Từ, Định Hóa và Phú Lương.

PV: Thưa ông, ông nhận thấy vinh dự và trách nhiệm như thế nào khi được giới thiệu và ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV?

Chính vì vậy, không riêng gì cá nhân tôi mà có lẽ bất kỳ ai khi được giới thiệu ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XV đều cảm thấy đây là một vinh dự hết sức lớn lao vì đã được các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể và cử tri nơi công tác cũng như nơi cư trú giới thiệu, tôi vô cùng trân trọng về điều này. Song bên cạnh niềm vinh dự ấy, tôi cũng thấy ý thức được rằng trách nhiệm của người đại biểu Quốc hội cũng hết sức nặng nề. Trước hết là phải thực hiện tốt nhiệm vụ tại cơ quan đơn vị đang công tác, đồng thời phải tham gia đầy đủ các kỳ họp của Quốc hội, tham gia các hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội, thảo luận và biểu quyết những vấn đề thuộc về trách nhiệm, quyền hạn của Quốc hội.Ông Lý Văn Huấn: Vâng, như chúng ta đã đều biết, Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân nơi đơn vị bầu cử ra mình đồng thời cũng là người đại diện cho ý chí,  nguyện vọng của nhân dân cả nước, là người thay mặt nhân dân thực hiện quyền lực Nhà nước trong Quốc hội.

Bên cạnh đó, đại biểu Quốc hội cần có trách nhiệm hết sức quan trọng đó là thường xuyên liên hệ chặt chẽ với cử tri, báo cáo kết quả kỳ họp với cử tri, lắng nghe những tâm tư, nguyện vọng của cử tri, phản ánh trung thực ý kiến, kiến nghị của cử tri đến với Quốc hội, các cơ quan tổ chức hữu quan, phổ biến và vận động nhân dân thực hiện theo hiến pháp và pháp luật, thực sự là cầu nối của người đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân, xứng đáng với niềm tin và sự kỳ vọng của nhân dân.

PV: Nếu trúng cử đại biểu Quốc hội khoá XV thì chương trình hành động của ông sẽ tập trung vào những nội dung gì?

Ông Lý Văn Huấn: Vâng, bản thân tôi là người được đào tạo chuyên về ngành Luật, với 27 năm kinh nghiệm trong ngành Kiểm sát nhân dân, nếu được các cử tri tín nhiệm bầu tôi vào đại biểu Quốc hội khóa XV, tôi sẽ dùng hết trí tuệ và tâm lực để thực hiện tốt các nội dung sau:

1. Thường xuyên giữ mối liên hệ mật thiết với nhân dân, cử tri của tỉnh Thái Nguyên và cử tri đơn vị bầu cử; tôn trọng và lắng nghe ý kiến của các tầng lớp nhân dân của cử tri để phản ánh trung thực, kịp thời với Quốc hội về những tâm tư nguyện vọng chính đáng của nhân dân, góp phần để Quốc hội, Chính phủ ban hành những chủ trương quyết sách phù hợp nhằm phát triển kinh tế - xã hội đất nước nói chung và của tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

2. Là người đang hoạt động trong ngành Kiểm sát nhân dân, tôi tập trung quan tâm đến việc nâng cao chất lượng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp, tăng cường vai trò trách nhiệm của viện kiểm sát đối với hoạt động điều tra trong việc phê chuẩn các lệnh bắt tạm giữ, tạm giam, quyết định khởi tố bị can của cơ quan điều tra, đảm bảo có căn cứ đúng quy định của pháp luật; kiên quyết không để bỏ lọt tội phạm, không làm oan người vô tội; Tăng cường công tác kiểm sát điều tra, gắn công tố với hoạt động điều tra nhằm hạn chế sai sót trong quá trình tố tụng giải quyết các vụ án giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử, dẫn đến các vụ án bị tòa án trả hồ sơ hoặc cấp trên xét xử, hủy án. 

Mặt khác trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong những năm qua, tình hình vi phạm và tội phạm về ma túy có chiều hướng gia tăng. Án mới khởi tố về ma túy chiếm tới trên 50%. Chính vì vậy, bản thân tôi phải có trách nhiệm chỉ đạo viện kiểm sát hai cấp của tỉnh Thái Nguyên tăng cường công tác kiểm sát điều tra đối với loại án này, đồng thời kiến nghị với các cơ quan hữu quan đưa ra các biện pháp phòng ngừa từ xa. Phối hợp với cơ quan điều tra trong việc đấu tranh chống các loại tội phạm về tham nhũng, tội phạm về trật tự xã hội để góp phần giữ gìn trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho nhân dân.

3. Tích cực tham gia đóng góp ý kiến trước diễn đàn Quốc hội trong việc xây dựng hệ thống pháp luật, góp phần cho pháp luật nước ta được thông thoáng, minh bạch, bảo vệ quyền con người quyền công dân, tạo điều kiện thuận lợi cho nhân dân và doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế, nhằm nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân. 

4. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Tư pháp, các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn để tham gia kiểm tra, giám sát các hoạt động của cơ quan quản lý Nhà nước, góp phần xây dựng bộ máy Nhà nước trong sạch, vững mạnh, bảo vệ môi trường và cuộc sống an toàn cho nhân dân, quan tâm giám sát việc giải quyết những vấn đề bức xúc của nhân dân, tích cực tham gia xây dựng chương trình, kế hoạch, nghị quyết, chính sách, góp phần xây dựng tỉnh Thái Nguyên phát triển nhanh và bền vững.

PV: Xin cảm ơn ông về cuộc trao đổi này!

TNĐT
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: