Chùa Cải Đan - Một di tích văn hoá lịch sử đặc sắc

Cập nhật: Thứ ba 21/10/2008 - 08:57
Chùa Cải Đan. Ảnh: Trần Nhung
Chùa Cải Đan. Ảnh: Trần Nhung

Cùng với sự phát triển của lịch sử dân tộc, từ khi chế độ phong kiến Việt Nam được xác lập, với bản chất nhân văn và hướng thiện đạo Phật đã được truyền bá sâu rộng trong nhân dân. Cùng với sự phát triển của Phật giáo một hệ thống các nhà chùa đã được xây dựng để làm nơi tụ tập.

Theo các tài liệu lịch sử, chùa Cải Đan cũ là ngôi chùa cổ nằm về phía Nam tỉnh Thái Nguyên, nay thuộc địa phận xóm Phố Mới, phường Cải Đan, thị xã Sông Công. Chùa được xây dựng đề thờ Cao Sơn Quý Minh Đại Vương Thần - Phò Mã lang triều Lý là tướng Dương Tự Minh từ thế kỷ 12 đã có công lớn trong cuộc kháng chiến chống giặc Tống xâm lược. Chùa là nơi tập trung cầu nguyện của đa số nhân dân trong vùng, cùng với cụm Đình, nghè Cải Đan hằng năm là nơi tổ chức Lễ hội đầu Xuân, Lễ hội cầu mùa, Lễ cơm mới,… cầu cho Quốc thái, dân an, mưa thuận, gió hoà.

 

Trong những năm trước cách mạng tháng Tám, Chùa Đình Nghè Cải Đan là nơi tập trung, hoạt động của du kích địa phương góp phần tạo nên thành công của cách mạng tháng Tám trên quê hương Thái Nguyên. Trong những năm 1946 - 1947, thực hiện chủ trương "tiêu thổ kháng chiến" để chống lại thực dân Pháp, chùa đã bị phá dỡ hoàn toàn. Việc phục dựng lại ngôi chùa Cải Đan và góp phần giáo dục truyền thống yêu quê hương, đất nước cho các thế hệ con em địa phương.

 

Với đạo lý "Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây", đồng thời góp phần xây dựng quê hương ngày càng văn minh tươi đẹp. Ngày 13-7-2008, trước sự chứng kiến của các cấp chính quyền và đông đảo tăng ni, phật tử, buổi lễ động thổ xây dựng nhà thờ tổ chùa Cải Đan được tiến hành.

Lê Thị Quỳnh Liu
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: