Đôi nét về Cụm di tích Việt Nam giải phóng quân
Cụm di tích Việt
Chùa Đán (T.P Thái Nguyên)-Nơi đây, ngày 16-8-1945, trước đình Tân Trào (Tuyên Quang), Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc tuyên thệ quyết tâm hoàn thành sứ mệnh cao cả, cứu nước, cứu dân, làm chỗ dựa cho nhân dân đứng lên khởi nghĩa giành chính quyền. Sau lễ tuyên thệ, ba mũi Quân giải phóng tiến về ba hướng tây, nam, bắc... Đến 13 giờ ngày 19-8-1945, cả ba mũi quân đã hội đủ tại ngôi Chùa Đán tiến đến giải phóng thị xã Thái Nguyên, ngày 20-8-1945, Ủy ban cách mạng lâm thời đã được thành lập. |
Chùa Đán xưa kia vốn là một ngôi chùa làng của làng Đán. Chùa được nhân dân xây dựng vào thời điểm nhà Nguyễn với kiến trúc nhỏ, khiêm nhường. Chùa có 3 gian trình tường, vì kèo quá giang bào trơn đóng bén, mái lợp ranh. Chùa Đán tồn tại đến thời kỳ bắt đầu kháng chiến chống Pháp thì mới bị tiêu thổ kháng chiến (1947). Năm 1993, chùa được phục hồi tường gạch, mái lợp ngói vuông, xung quanh cảnh chùa thoáng đãng, rộng rãi. Chùa được thiết kế theo bố cục kiểu chữ Đinh (T) gồm 1 nếp nhà tiền đường và nhà hậu cung, phần vì kèo cột cái, cột quân đều được làm bằng gỗ quý. Trên nóc chùa có đắp tên “Thịnh Đán tự”, các bờ nóc và bờ dải có đắp con kim và con sô. Xung quanh nhà tiền được thiết kế dãy hành lang dựng cột đá 4 mặt trên chạm khắc hoa văn câu đối. Sau chùa có nhà tổ kiến trúc theo kiểu tường đầu hồi, bít đốc, trong nhà vì kéo, các hệ thống cột cũng được làm bằng gỗ quý, mái lợp ngói vẩy rồng. Trong chùa Đán được bài trí các bàn thờ và tượng phật giống các chùa ở làng quê Việt
Nơi đây, trước ngày 19-8-1945 là Đình Hàng Phố (đường Đội Cấn, T.P Thái Nguyên), Bộ Chỉ huy Việt Nam Giải phóng quân đặt Sở Chỉ huy tại Đình Hàng Phố, có sự tham gia của quân Đồng minh đã bao vây, tấn công quân Nhật giải phóng thị xã Thái Nguyên, tạo uy thế cho cao trào Tổng khởi nghĩa trong Cách mạng Tháng Tám. |
Điểm di tích tiếp theo là Đình Hàng phố. Đình được các hộ dân phố thị xã Thái Nguyên xây dựng từ thời Vua Khải Định thứ 4 (1919). Đình được lập để thờ “bát vị” (8 vị tướng) đứng đầu là tướng Dương Tự Minh, người anh hùng dân tộc người phủ Phú Lương (Thái Nguyên) thời nhà Lý ở thế kỷ XII. Thời Pháp thuộc, Đình là nơi các chức sắc đến tế lễ. Rằm tháng riêng hàng năm là ngày Đình mở hội, nhân dân thị xã và vùng lân cận đến dự lễ, cầu tài, cầu phúc. Đình Hàng phố bị tiêu thổ kháng chiến trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp (1947). Trải qua thời gian dài với những biến đổi về kinh tế, xã hội và quy hoạch đô thị T.P Thái Nguyên, hiện nay, Đình Hàng phố chỉ còn lại địa điểm được xác định là khu vực trước cổng cơ quan Tỉnh đoàn, trên đường Đội Cấn, phường Trưng Vương (T.P Thái Nguyên). Năm 2004, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch đã dựng lại bia ghi dấu địa điểm Đình Hàng phố với nội dung: Địa điểm di tích Đình Hàng Phố - nơi đây, thời kỳ năm 1945 là đình Hàng Phố. Ngôi đình do nhân dân thị xã Thái Nguyên xây dựng đầu thế kỷ XX. Ngày 19/8/1945, Bộ Chỉ huy Việt Nam Giải phóng quân do đồng chí Võ Nguyên Giáp chỉ huy đã đặt chỉ huy Sở tại đình Hàng Phố, có sự tham gia của quân đồng minh, đã bao vây, tấn công quân Nhật, giải phóng thị xã Thái Nguyên, tạo uy thế cho cao trào Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám. Mặt sau tấm bia khắc: “Lúc này, thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải cương quyết giành cho được độc lập”. Xung quanh bia xây bậc tam cấp và khuôn thành hình tròn.
Địa điểm còn lại trong Cụm là Khu chủ sự Nhà Đèn, trước đây là một công trình kiến trúc do thực dân Pháp xây dựng, là nơi dùng máy nổ chuyên cung cấp điện cho thị xã Thái Nguyên, chủ yếu phục vụ cho bọn địch đóng chiếm thị xã. Trong kháng chiến, công trình này cũng bị tiêu thổ, hình ảnh khu chủ sự Nhà Đèn chỉ còn hình ảnh tư liệu: Nhà Đèn Thái Nguyên nơi đồng chí Võ Nguyên Giáp nói chuyện với 600 lính bảo an và là kho của đồng chí Trần Đăng Ninh dùng cung cấp lương thực thực phẩm cho Việt Nam giải phóng quân. Do quá trình biến đổi lịch sử, đến nay, địa điểm chỉ còn là di tích nằm trong khu vực đối diện cơ quan Báo Thái Nguyên. Khu đất này khoanh vùng cả 2 khu vực có diện tích trên 500m2, hiện nằm sát Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Về giá trị lịch sử khoa học và văn hóa, Chùa Đán, địa điểm Đình Hàng Phố và khu chủ sự Nhà Đèn là cụm di tích trong hệ thống các di tích lịch sử của T.P Thái Nguyên. Chùa là nơi sinh hoạt văn hóa tâm linh của người địa phương và ghi dấu sự kiện lịch sử cách mạng, nhằm giáo dục truyền thống yêu nước, khơi dậy niềm tự hào của các thế hệ đã cống hiến, đấu tranh giành độc lập và bảo vệ quê hương. Tháng 11/2010, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có quyết định xếp hạng cụm Việt