Xử lý khi bị kiến ba khoang cắn

Cập nhật: Thứ hai 11/10/2021 - 09:35

Từ tháng 9 đến tháng 12 là mùa cao điểm của kiến ba khoang. Theo nghiên cứu, nọc độc của loài kiến này rất nguy hiểm và chất độc trong cơ thể kiến có chứa độc tố pederin có thể làm tổn thương da người (bỏng da, viêm da).

Kiến ba khoang thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, đất bỏ hoang... Loài kiến này ưa thích ánh sáng đèn ban đêm, nên chúng sẽ bay vào nhà dân, làm tổ và có thể đậu ở bất kỳ nơi nào, từ quần, áo đến chăn, màn, chiếu, gối, khăn mặt... Vết thương do kiến ba khoang cắn thường xuất hiện ở các vùng da hở với vệt dài hoặc thành từng đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ, rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lõm màu trắng vàng ở giữa. Chất dịch từ kiến ba khoang được giải phóng ra khi bị chà xát hoặc bị giết, tiếp xúc với da người sẽ gây bỏng rát. Nếu không được chăm sóc cẩn thận, có thể bị loét, làm rỉ dịch. Vết thương thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu. Khi bị kiến ba khoang cắn hay lỡ tay đập chết chúng, bạn cần rửa sạch vết thương càng nhanh càng tốt và lau khô, sau đó nhanh chóng đến khám bác sĩ da liễu.

Để phòng tránh kiến ba khoang bay vào nhà, nên đóng kín hết cửa hoặc buông rèm nếu bật đèn. Có thể dùng lưới chống muỗi, côn trùng, quanh nhà đặt các cây đuổi côn trùng như sả, dạ hương… Nếu thấy kiến ba khoang bò trên người thì không được đập, giết chúng trực tiếp trên da vì khiến cho nọc độc từ kiến tiếp xúc với da, gây ngứa, bỏng rát, phồng rộp mà cần thổi bay ra khỏi người sau đó mới giết chúng bằng vật dụng khác, tuyệt đối không chạm trực tiếp vào kiến.


Theo Hanoimoi.com.vn
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: