Kiểm soát căng thẳng trong quá trình cai nghiện

Cập nhật: Thứ năm 04/07/2019 - 13:50

Quá nhiều căng thẳng tâm lý trong quá trình cai nghiện có thể là nguyên nhân dẫn đến tái nghiện. Khi người cai nghiện luôn cảm thấy lo lắng, sợ hãi, hoảng loạn và họ không thể kiểm soát những cảm xúc đó một cách lành mạnh, là lúc khiến họ muốn quay lại với ma túy như là một cách chạy trốn khỏi những căng thẳng đó.

Tuy nhiên nếu loại bỏ hết mọi căng thẳng cũng không hoàn toàn có lợi cho sự phục hồi. Giống như mọi thứ khác của quá trình phục hồi, điều độ là chìa khóa: Luôn kiếm soát bản thân ở mức độ sang chấn đủ mạnh để đưa họ ra khỏi cơn nghiện nhưng không đến nỗi khiến họ có nguy cơ tái phát.

Dưới đây là một số cách kiểm soát căng thẳng trong quá trình cai nghiện.

1. Lo lắng có thể là dự báo rằng họ có nguy cơ tái nghiện. Nếu họ đang cảm thấy lo lắng, điều đó có nghĩa là họ đang gặp nguy hiểm. Lo lắng là một phản ứng sinh học chỉ ra rằng chúng ta cần phải sống chậm lại và suy nghĩ mọi thứ kĩ càng hơn. Nếu họ cảm thấy lo lắng khi đưa ra quyết định gì đó, chứng tỏ quyết định đó rất quan trọng, do vậy họ cần xem xét các lựa chọn của mình và lường trước hậu quả một cách cẩn thận.

2. Tâm trạng căng thẳng có thể giúp họ nhận biết rằng họ cần nghỉ ngơi. Nếu căng thẳng do làm làm việc quá sức, nghĩa là họ phải nghỉ ngơi. Hãy cho phép bản thân tận hưởng một kỳ nghỉ ngắn để thoát khỏi những căng thẳng của cuộc sống. Nghỉ ngơi sẽ kéo họ trở lại từ bờ vực tái phát, tiếp thêm năng lượng cần thiết để tiếp tục hành trình cai nghiện.

3. Nỗi sợ hãi có thể giữ an toàn cho họ. Nếu họ đang đi men theo mép của một vách đá, nỗi sợ hãi có thể giúp họ chú ý từng bước đi để tránh bị ngã. Tương tự, nếu họ sợ làm một số việc trong quá trình cai nghiện, nỗi sợ có thể giúp họ thực hiện các biện pháp phòng ngừa giúp họ giữ sạch với ma túy.

4. Tâm trạng căng thẳng có thể thúc đẩy họ hoàn thành mục tiêu của mình. Nếu không có áp lực nào, họ sẽ không có động lực làm bất cứ điều gì. Căng thẳng thúc đẩy họ làm việc. Căng thẳng về sức khỏe khiến họ phải tập thể dục hoặc đi khám bác sĩ. Căng thẳng về nỗi lo tái nghiện sẽ khiến họ làm những việc phải làm để giữ sạch với ma túy.

5. Nỗi lo có thể giúp họ tìm ra những người họ tốt để tránh tái nghiện. Nếu họ lo lắng về việc kết họ với những người mới khi họ đã phục hồi từ nghiện, nỗi sợ hãi và lo lắng có thể giúp họ lựa chọn cẩn thận những người tiếp cận với họ và cách họ làm quen. Bằng cách này, họ có thể bảo vệ bản thân tốt hơn và tránh bị cuốn theo những người có thể khiến họ tái nghiện.

6. Căng thẳng có thể khiến họ chủ động thư giãn. Đôi khi chúng ta cần được nhắc nhở để biết khi nào cần thư giãn, và căng thẳng có thể là lời nhắc nhở chúng ta cần. Khi họ cảm thấy quá sức trong quá trình cai nghiện, thay vì quay trở lại với ma túy, họ hãy làm những việc khiến cơ thể thư giãn để thoát khỏi những căng thẳng đang bao vây mình - như massage, đi ngủ sớm, tập yoga hoặc tập thể dục nhẹ nhàng.

7. Căng thẳng có thể giúp họ vượt qua nỗi sợ hãi. Nếu sự lo lắng và căng thẳng của họ xuất phát từ nỗi sợ, như sợ thử điều gì mới, hoặc sợ không hoàn thành được công việc hay trách nhiệm, thì những cảm xúc đó có thể giúp họ vượt qua được nỗi sợ hãi và giúp vượt qua được thử thách phía trước.

8.  Lo lắng có thể giúp họ đưa ra những lựa chọn tốt hơn trong tương lai. Nếu sự lo lắng của họ bắt nguồn từ việc đi làm muộn, quên thực hiện lời hứa với một người họ. Sự lo lắng sẽ giúp họ có được những lựa chọn tốt hơn trong tương lai để không gặp phải những cảm xúc như vậy nữa.

9. Căng thẳng có thể biến thành sự phấn khích và thậm chí là niềm vui. Có rất nhiều adrenaline được tạo ra khi căng thẳng và lo lắng. Họ hãy chuyển nó thành sự phấn khích và năng lượng tích cực, điều đó sẽ giúp đỡ họ rất nhiều trong quá trình phục hồi.

10. Căng thẳng có thể giúp họ xác định những điều quan trọng nhất đối với họ. Nếu họ đang căng thẳng vì có quá nhiều chuyện đang diễn ra hoặc nếu họ đang gặp căng thẳng do một số lựa chọn sai lầm, đó có thể là một dấu hiệu cho thấy đã đến lúc họ nên cân nhắc những ưu tiên của mình và thực hiện một số lựa chọn mới.

T.H
Biên soạn
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: