Mối liên quan giữa tuân thủ điều trị và giảm phân biệt đối xử, kỳ thị
Những người chấp hành tuân thủ điều trị và có tải lượng virus “không phát hiện” (K=K) có xu hướng rằng K=K mang lại lợi ích cho hình ảnh bản thân của họ và làm giảm phân biệt đối xử, kỳ thị xã hội đối với virus HIV.
Có rất nhiều bằng chứng, bao gồm cả từ các nghiên cứu của PARTNER, cho thấy những người đang điều trị HIV có tải lượng virus không phát hiện thì không lây truyền HIV cho bạn tình của họ. Vào năm 2016, chiến dịch Undetectable = Untransmittable (U = U) đã được phát động bởi “Chiến dịch Tiếp cận & Phòng ngừa” nhằm nâng cao kiến thức về tác động của tải lượng virus không thể phát hiện đối với khả năng lây nhiễm.
Một nhóm nghiên cứu do TS. Jonathon Rendina thuộc Đại học Thành phố New York đã nghiên cứu K=K ảnh hưởng như thế nào đến hình ảnh bản thân của những người đồng tính nam, song tính nhiễm HIV và nhận thức của họ về sự kỳ thị HIV trong xã hội. Các nhà điều tra cũng làm rõ việc, liệu việc tham gia chăm sóc HIV có ảnh hưởng đến nhận thức về lợi ích xã hội và cá nhân của K=K hay không và liệu những người sống chung với HIV có thảo luận về tải lượng vi rút và khả năng lây nhiễm với các nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của họ hay không.
Để trả lời những câu hỏi này, họ đã thiết kế một cuộc khảo sát trực tuyến nhằm vào những người đàn ông đồng tính và song tính sống chung với HIV. Cuộc khảo sát được lưu hành trên các trang mạng xã hội và ứng dụng hẹn hò từ đầu năm 2018 đến cuối năm 2019.
Dữ liệu từ 30.361 người tham gia với độ tuổi trung bình là 38 được đưa vào nghiên cứu. Hầu hết tất cả những người tham gia (99,2%) xác định là đồng tính nam, trong khi 90% xác định là đồng tính và 10% là song tính.
Về tải lượng virus, 85% người tham gia cho biết họ có tải lượng không thể phát hiện được, 10% cho biết tải lượng vi rút của họ có thể phát hiện được và 5% không chắc chắn.
Các bằng chứng cho thấy, việc hiểu rõ về K=K là có lợi. Gần 82% người tham gia cho biết K=K khiến họ cảm thấy tốt hơn về tình trạng nhiễm HIV của chính mình, bao gồm 59% cho biết họ cảm thấy tốt hơn nhiều. Những người có tải lượng virus không phát hiện được có nghĩa là K=K đã cải thiện hình ảnh bản thân liên quan đến HIV của họ.
K=K cũng được cho là có thể có những lợi ích về mặt kỳ thị liên quan đến HIV. 77% số người được hỏi cho biết nó sẽ có tác động tích cực đến giảm sự kỳ thị của xã hội trong khi 18% nói rằng điều đó sẽ không có gì khác biệt.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy những người tham gia có tải lượng virus không phát hiện được có thái độ tích cực nhất đối với thông điệp K=K, hình ảnh bản thân và giảm kỳ thị với HIV. Những ý kiến này cũng có nhiều khả năng được chấp nhận bởi những người tham gia đánh giá việc tuân thủ ART của họ là “xuất sắc”.
Các yếu tố khác liên quan đến ý kiến thuận lợi về K=K là có bạn tình âm tính với HIV, có nhiều bạn tình và quan hệ tình dục qua đường hậu môn không bao cao su gần đây.
Đa số người tham gia (71%) cho biết họ đã nghe khẩu hiệu K=K trong khi 24% cho biết họ chưa nghe. Các nguồn thông tin phổ biến nhất về chủ đề này là các trang tin tức liên quan đến HIV (55%) và hồ sơ trên các ứng dụng hẹn hò (51%). Các nguồn thông tin khác bao gồm bạn bè, quảng cáo trên ứng dụng, bạn tình, nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và tài liệu khoa học/y tế.
Các tác giả của nghiên cứu cho rằng, các nhà nghiên cứu và thực hành HIV không chỉ nên xem xét lợi ích dự phòng lây nhiễm HIV cho người đồng tính nam và song tính, âm tính với HIV mà còn cả những lợi ích cá nhân và xã hội về K=K đối với nam giới đồng tính và song tính sống chung với HIV. Chẳng hạn như, tìm hiểu về K=K từ một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe có thể làm tăng lòng tin của bệnh nhân và tái tham gia vào việc chăm sóc, đạt được tình trạng không thể phát hiện có thể làm giảm kỳ thị với người sống chung với HIV trong cộng đồng.