Chè Thái Nguyên tốt cho sức khỏe
Thái Nguyên được biết đến như là một trong những vùng chè nổi tiếng nhất của Việt Nam. Đã từ lâu trà Tân Cương được coi là đặc sản bởi hương vị thơm tự nhiên, có vị chát nhẹ khi mới uống nhưng sau khi uống xong thì thấy ngọt hậu lắng sâu trong vị giác, màu nước xanh.
Giải thích lý do cho trà Thái Nguyên ngon là do: "Vùng chè có tiểu khí hậu nhờ dãy núi Tam Đảo đã chắn bớt cái nắng gắt mùa hè, đồng thời nguồn nước của Sông Công và hồ Núi Cốc ngấm qua các mạch ngầm đã tưới mát cho những vườn chè xanh tốt quanh năm". Một lý do nữa giúp chè Tân Cương có lượng tinh dầu và mùi hương đặc trưng riêng là do biên độ nhiệt độ ngày đêm vùng này cao hơn các vùng khác, trung bình đạt 7,9 º C…
Ngày nay, chúng ta đang tiến nhanh trên con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước nên không tránh khỏi sự tất bật khiến cho con người ta luôn thèm một cảm giác thanh thản và nhẹ nhàng để quên đi những giờ phút lao động mệt nhọc và căng thẳng. Bên cạnh đó là nhu cầu được chia sẻ và lắng nghe giữa mọi người trong cuộc sống. Trong lúc uống trà, ta có thể thư giản, thả hồn theo hương trà và suy ngẫm về cuộc sống, về con người theo chiều sâu hơn. Và vì thế, chè Thái Nguyên ngày càng có vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực Việt Nam.
Khi một người con Thái Nguyên đi xa, luôn tâm niệm trong mình niềm tự hào là “đứa con” của vùng đất trà - nơi tạo ra một đặc sản, một đặc trưng riêng mà không nơi nào có được. Và du khách đến thăm Thái Nguyên, nhiều người thưởng thức trà dù chỉ một lần, cái cảm giác ngây ngất, được đắm mình trong hương trà ngào ngạt, thơm ngát, nhẹ nhàng nhưng lan tỏa khắp da thịt còn mãi về sau nhắc họ không quên một vùng đất và người Thái Nguyên. Nghệ thuật uống chè trở thành một “đạo”, và là một thú vui hết sức tao nhã và đôi khi hết sức cầu kì.
Sản phẩm chè Thái Nguyên có tác dụng giải nhiệt, giảm béo, có chất bổ của Vitamin B1, A, B2, B6, K, C, PP... giúp bổ gan, thận, giảm mệt mỏi, trị bệnh ung thư, tăng huyết áp và phòng chống phóng xạ.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trà Thái Nguyên có khả năng phòng chống ung thư, ngăn chặn sự tổn thương ADN. Việc uống trà thường xuyên giúp giảm 50% nguy cơ ung thư dạ dày, 40% nguy cơ ung thư da (tỷ lệ này có thể lên đến 70% nếu uống trà với chanh). Hợp chất Florua có trong trà có tác dụng ngăn ngừa sâu răng. Catechin và các chất chống oxy hóa có thể tiêu diệt vi khuẩn giúp ngăn ngừa chứng hôi miệng. Trong trà còn có canxi và magiê, hai chất này tác động với nhau có tác dụng làm cho răng chắc khỏe. Vitamin D có trong trà có tác dụng giúp xương chắc khỏe. Ngoài ra, các axit amino giúp hình thành protein trong cơ thể có lợi cho cơ bắp, xương, da, tóc và có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây hại. Theo kinh nghiệm dân gian, có thể dùng nước trà tươi đậm đặc hoặc trà tươi giã nát đắp vào vết hăm, lở loét, viêm tấy hay các vết nứt da do lạnh để giúp vết thương mau lành. Còn để chữa bầm dập do chấn thương, có thể trộn búp chè tươi với dấm để đắp.