Hoàn thiện khung pháp lý cho phát triển ngân hàng số

Cập nhật: Chủ nhật 02/05/2021 - 14:44
 Tiềm năng thanh toán online còn nhiều dư địa để phát triển.
Tiềm năng thanh toán online còn nhiều dư địa để phát triển.

Theo kết quả khảo sát của Ngân hàng Nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy, số hóa giúp các ngân hàng tiết kiệm đến 60-70% chi phí.

Khung pháp lý đầy đủ về ngân hàng số, cùng với đó, chiến lược đầu tư hạ tầng công nghệ nền tảng tài chính chậm và chưa đồng bộ; hạn chế nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong phát triển ngân hàng số… đã và đang khiến việc số hóa ngành ngân hàng gặp không ít những thách thức.

Theo kết quả khảo sát Ngân hàng Nhà nước tại các ngân hàng thương mại Việt Nam cho thấy, số hóa giúp các ngân hàng tiết kiệm đến 60-70% chi phí. Khi đã thực hiện số hóa, các ngân hàng có xu hướng tiếp cận ngày càng sâu hơn với dịch vụ ngân hàng số, tích hợp đa chiều trong cung ứng dịch vụ tài chính trọn gói.

Giám đốc Nghiên cứu phát triển, Ngân hàng TMCP Quân đội, Đàm Nhân Đức cho rằng, tiềm năng thanh toán online còn nhiều dư địa để phát triển, đặc biệt với các sản phẩm như thời trang hay đồ điện tử. Dự báo xu hướng thanh toán không dùng tiền mặt cũng sẽ tăng mạnh, chính vì vậy, hiện tại Ngân hàng TMCP Quân đội đang đẩy mạnh việc thanh toán online quốc tế bằng việc xây dựng năng lực của mình để chiếm lĩnh vị trí trung gian trong thanh toán.

"Một số ngân hàng MB chẳng hạn, có thể là trong nhóm chuyển đổi mạnh hơn. Bạn có thể thực hiện những khoản vay online nhỏ trên đó, hay chuyển tiền quốc tế… thì việc này Ngân hàng MB đi đầu. Từ App MB, chúng ta có thể mua trái phiếu, chứng chỉ quỹ, sản phẩm bảo hiểm và tiến tới là mua được những sản phẩm như chứng khoán. Và điều này đòi hỏi ngân hàng phải xây dựng được năng lực của mình để chiếm lĩnh vị trí trung gian." - ông Đàm Nhân Đức cho biết.

Hiện nay, phần lớn các tổ chức tín dụng đã nhận thức được tầm quan trọng của việc chuyển đổi số. Song một số ngân hàng chưa xác định rõ tầm nhìn về số hóa ngân hàng và mối liên hệ với chiến lược kinh doanh. Do chưa có khung pháp lý đầy đủ với các ý tưởng về các sản phẩm số hóa hoàn toàn mới, dẫn đến các ngân hàng còn dè dặt trong việc ra mắt sản phẩm mới; phương thức làm việc theo lối cũ…

Cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về ngân hàng số.

Cùng với đó, chiến lược đầu tư hạ tầng công nghệ nền tảng tài chính chậm và chưa đồng bộ; hạn chế nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong phát triển ngân hàng số….

Ông Phạm Xuân Hùng, Trưởng ban, Ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát, Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia cho rằng, điều quan trọng cần sớm hoàn thiện khung khổ pháp lý về ngân hàng số.

Theo  ông Hùng: "Một số định hướng về pháp lý trong thời gian tới, chúng ta phải sớm ban hành cơ sở cho các tổ chức tài chính thực hiện Ngân hàng số, trong đó có vấn đề định danh khách hàng. Tiếp đến là các chính sách về an toàn bảo mật thông tin khách hàng đây là điều mà chúng ta phải đề cập đến trong lĩnh vực kỹ thuật số và đặc biệt là vấn đề tiêu dùng. Đối với các ngân hàng thương mại thì cũng cần phải có kế hoạch, lộ trình thực hiện rất cụ thể trong việc thực hiện phát triển ngân hàng số"./.


Theo VOV
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: