Chưa có bằng chứng về tỷ lệ người nhiễm HIV mắc COVID-19 cao hơn người không nhiễm

Cập nhật: Thứ năm 16/04/2020 - 15:40
 Ảnh: Virus SARS-CoV-2.
Ảnh: Virus SARS-CoV-2.

Các báo cáo nghiên cứu ban đầu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, đến nay chưa có bằng chứng về tỷ lệ người nhiễm virus HIV mắc COVID-19 cao hơn, hoặc diễn biến bệnh phức tạp hơn so với những người không nhiễm HIV. Tuy nhiên, người nhiễm HIV cần cẩn thận, thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh virus SARS-CoV-2.

Theo WHO, người nhiễm HIV được điều trị ARV có tình trạng ổn định về mặt lâm sàng và miễn dịch so với dân số nói chung. Cho đến nay, có 1 trường hợp báo cáo là người nhiễm HIV đã mắc COVID-19 tại Trung Quốc và đã khỏi bệnh vào tháng 3/2020.

Một nghiên cứu nhỏ về các yếu tố nguy cơ và thuốc kháng virus được sử dụng ở những người nhiễm HIV với COVID-19 tại Trung Quốc, chỉ ra tỷ lệ mắc COVID-19 ở người nhiễm HIV tương tự so với dân số nói chung và việc tăng nguy cơ mắc bệnh ở tuổi già, không liên quan tới mức CD4 và tải lượng HIV cao hoặc đang được điều trị thuốc kháng virus.

Các dữ liệu lâm sàng hiện tại về COVID-19 cho thấy các yếu tố nguy cơ tử vong chính do COVID-19 có liên quan đến tuổi già và các bệnh khác kèm theo (bệnh nền) bao gồm bệnh tim mạch, tiểu đường, bệnh hô hấp mãn tính và tăng huyết áp. Tuy nhiên một số người khoẻ mạnh cũng đã phát triển bệnh nặng do nhiễm virus SARS-CoV-2.

Cũng theo WHO, người nhiễm HIV tiến triển, có mức CD4 thấp và tải lượng HIV cao trong máu và không điều trị thuốc kháng virus có thể tăng nguy cơ nhiễm SARS-CoV-2 hoặc các biến chứng liên quan.

Do vậy, trước khi có nhiều thông tin hơn về vấn đề này, tất cả người nhiễm HIV dù ở giai đoạn nào, đã điều trị thuốc kháng virus hay chưa cần áp dụng các biện pháp phòng ngừa tương tự như như những người khỏe mạnh, không có bệnh nền.

T.H
Cập nhật
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: