Tìm kiếm văn bản : Nơi ban hành :
Số hiệu : Từ khóa :
Loại văn bản :
Loại văn bản : Các văn bản khác Số hiệu : .
Người ký : Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Nơi ban hành : Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
Ngày phát hành : 15/04/2009 Ngày có hiệu lực : 10/09/2009

Qua hai năm triển khai thực hiện chế độ chính sách cho người hoạt động kháng chiến  và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam theo quy định tại Quyết định số: 120/2004/QĐ- TTg ngày 05/7/2004 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị định số: 54/2006/NĐ- CP ban hành ngày 26/5/2006 của Chính phủ đợt I trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nay đã cơ bản xong.

Theo báo cáo của UBND các huyện, thị xã, thành phố hiện tại trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên số người hoạt động kháng chiến  và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học hiện tại chưa được giải quyết chính sách theo quy định của Nghị định số: 54/2006/NĐ- CP của Chính phủ vẫn còn khá nhiều. Lý do: số hồ sơ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học  khi triển khai năm 2006 theo quy định tại Quyết định 120/2004/QĐ-TTg các đối tượng đã khám tại Trung tâm Y tế cấp huyện không đủ 61% cấp huyện để lại. Do công tác tuyên truyền phổ biến chưa sâu rộng vì vậy còn nhiều đối tượng chưa kịp kê khai...

 

Nhằm đảm bảo công bằng trong việc thực hiện chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến  và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam. Đồng Thời để việc triển khai đúng theo quy định tại Nghị định số: 54/2006/NĐ- CP. Sở Lao động- TBXH hướng dẫn cấp huyện triển khai những việc sau đây:

 

I. Các căn cứ pháp lý:

 

1. Điều 22, Điều 23, Điều 24, Điều 25 Nghị định số: 54/NĐ- CP của Chính phủ ban hành ngày 26/5/2006 quy định về đối tượng, điều kiện, chế độ chính sách đối với người hoạt động kháng chiến  và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hoá học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam.

 

2. Thông tư số: 08/2009/TT- BLĐTBXH  của Bộ Lao động- TBXH ban hành ngày 07/4/2009; về việc sửa đổi Mục VII Thông tư số 07/2006/TT- BLĐTBXH ngày 26/7/2006 của Bộ Lao động- TBXH hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.

3. Quyết định số: 09/2008/QĐ- BYT ngày 20 tháng 02 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan đến phơi nhiễm chât độc hoá học/ Dioxin.

 

4. Khoản 3 Thông tư số: 25/2007/TT- BLĐTBXH của Bộ Lao động- TBXH ban hành ngày 18/ 11/ 2007 quy định bổ sung người hoạt động kháng chiến  và con đẻ của họ được miễn một số thủ tục, giấy tờ khi lập hồ sơ.

 

5. Thông tư liên tịch số 14/2004/TTLT/ BLĐTBXH- BYT- BTC ban hành ngày 08/11/2004 của Liên bộ: Bộ Lao động- TBXH, Bộ Y tế, Bộ Tài chính về việc quy định danh mục bệnh tật và dị dạng, dị tật do CĐHH.

 

II. Đối tượng, điều kiện và thủ tục hồ sơ đối với người hoạt động kháng chiến (HĐKC) bị nhiễm chất độc hoá học (CĐHH):

 

1. Về đối tượng:

 

Theo quy định tại Khoản 1, Điều 22 Nghị định số 54/2004/NĐ- CP quy định như sau:

 

- Cán bộ, chiến sỹ, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc quân đội nhân dân Việt Nam.

 

- Cán bộ, chiến sỹ, công nhân viên thuộc lực lượng công an nhân dân.

 

- Cán bộ, công nhân, viên chức trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội và các đoàn thể chính trị- xã hội khác.

 

- Thanh niên xung phong tập trung.

 

- Dân công.

 

- Công an xã, dân quân, du kích, tự vệ, cán bộ thôn, ấp, xã, phường.

 

2. Về điều kiện:

 

Theo quy định tại Khoản 2, Điều 22 Nghị định số 54/2004/NĐ- CP quy định:

 

a/. Đã công tác, chiến đấu, phục vụ chiến đấu từ tháng 8 năm 1961 đến 30 tháng 4 năm 1975 tại các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐHH.

 

b/. Bị mắc bệnh làm suy giảm khả năng lao động, sinh con dị dạng, dị tật hoặc vô sinh do hậu quả CĐHH.

 

Trường hợp không có vợ hoặc chồng hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến mà mắc bệnh suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên do hậu quả của CĐHH.

 

3. Về hồ sơ:

 

Để thực hiện việc quản lý chế độ chính sách người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH được chủ động, kịp thời khi có biến động; Sở yêu cầu hồ sơ đối tượng trên được thiết lập thành 02 bộ như nhau để quản lý hồ sơ ở 2 cấp huyện và tỉnh.

 

Căn cứ quy định về thủ tục hồ sơ đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH tại Thông tư số: 08/2009/TT- BLĐTBXH ban hành ngày 07/4/2009 Bộ Lao động- TBXH và Điểm a, Điểm b, Điểm c Thông tư số: 25/2007/TT- BLĐTBXH ban hành ngày 15/11/2007 của Bộ Lao động- TBXH. Sở quy định cụ thể như sau:

 

3.1. Giấy chứng nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH (mẫu số 1-HH) do Chủ tịch UBND cấp huyện cấp. Trên cơ sở căn cứ các giấy tờ sau:

 

a/ Bản khai cá nhân (mẫu số: 2-HH);

 

b/ Một trong các giấy tờ: lý lịch quân nhân, lý lịch Đảng viên; Quyết định phục viên, xuất ngũ, giấy xác nhận XYZ xác nhận hoạt động ở chiến trường; giấy chuyển thương, chuyển viện; giấy điều trị; Huân chương, huy chương Chiến sỹ Giải phóng hoặc các giấy tờ liên quan khác tới các vùng quân đội Mỹ sử dụng CĐHH.

 

c/ Một trong các giấy tờ chứng nhận tình trạng bệnh, tật sau:

 

- Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa tỉnh kết luận mắc một trong những bệnh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan tới phơi nhiễm  với chất độc hoá học/dioxin theo Quyết định số 09/2008/QĐ- BYT ngày 20/02/2008 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Danh mục bênh, tật, dị dạng, dị tật có liên quan tới phơi nhiễm với chất độc hoá học/dioxin và tỷ lệ suy giảm khả năng lao động (mẫu số 6- HH);

 

- Giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà liệt hai chi dưới của Sở Lao động- TBXH hoặc Trung tâm điều dưỡng thương, bệnh binh thuộc Bộ Lao động- TBXH;

 

- Trường hợp người hoạt động kháng chiến không có vợ (chồng) hoặc có vợ (chồng) nhưng không có con hoặc đã có con trước khi tham gia kháng chiến, sau khi trở về không sinh con, nay đã hết tuổi lao động (nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì phải có xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn;

 

- Giấy chứng nhận tình trạng con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị dị dạng, dị tật của bệnh viện cấp huyện trở lên.

 

+ Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có con đã chết do dị dạng, dị tật yêu cầu có xác nhận cụ thể lý do trường hợp con chết của thôn, xóm, tổ nhân dân; trạm y tế xã và UBND xã (hoặc bệnh viện nơi con sinh ra chết).

 

d/ Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã (mẫu số 3-HH) thành phần gồm đại diện: Đảng uỷ, UBND, HĐND, các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên.

 

Biên bản hội nghị phải có chữ ký và đóng dấu của: Đảng uỷ, UBND, Mặt trận Tổ quốc cấp xã.

 

3.2. Biên bản giám định bệnh tật của Hội đồng Giám định y khoa cấp tỉnh xác định mức độ suy giảm khả năng lao động của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH (mẫu số 6- HH).

 

- Trừ trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ MSLĐ được miễn giám định mức độ suy giảm khả năng lao động.

 

3.3. Quyết định trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động- TBXH: (mẫu số 4- HH).

 

3.4. Phiếu lập sổ trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động- TBXH: (mẫu số 5- HH).

 

4. Trách nhiệm lập hồ sơ: a. Cá nhân người HĐKC bị nhiễm CĐHH:

 

- Làm bản khai cá nhân kèm theo một trong các giấy tờ quy định tại Mục b, Điểm 3.1, Khoản 3, Phần II tại công văn này.

 

- Lấy giấy xác nhận tình trạng sức khoẻ của bản thân tại Y tế cấp xã trên cơ sở bệnh tật của bản thân (mẫu số 01 của Sở kèm theo).

 

- Giấy xác nhận tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ tại Trung tâm y tế hoặc bệnh viện cấp huyện trở lên.

 

- Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ MSLĐ yêu cầu có bản sao công chứng giấy chứng nhận thương binh, bệnh binh quyết định hưởng chế độ hoặc giấy chứng nhận hoặc sổ lĩnh trợ cấp kèm theo.

 

- Trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đồng thời là thương binh, bệnh binh do thương tật, bệnh tật ở cột sống mà bị liệt hai chi dưới thì không cần có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện. Hoặc người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH có vợ (hoặc chồng) nhưng đã con trước khi đi chiến trường, sau khi trở về địa phương không sinh thêm con nay đã hết tuổi lao động ( nữ đủ 55 tuổi, nam đủ 60 tuổi) thì không cần có giấy xác nhận vô sinh của bệnh viện.

 

b. UBND cấp xã:

 

1. Xác nhận các yếu tố trong bản khai hồ sơ cá nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH , trên cơ sở kiểm tra các giấy tờ, hồ sơ cá nhân của người HĐKC tự khai và chuẩn bị theo Tiết a, Điểm 4 Mục 2 trên đây.

 

2. Họp Hội đồng xác nhận người có công cấp xã để xem xét từng trường hợp, lập Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã theo quy định tại Mục d, Điểm 3.1, Khoản 3, Phần II công văn này.

 

- Lập danh sách đề nghị xác nhận người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH theo quy định theo từng loại cùng toàn bộ hồ sơ đối tượng nộp về Phòng Lao động- TBXH cấp huyện.

 

3. UBND cấp xã có trách nhiệm niêm yết công khai danh sách những trường hợp được chấp nhận hồ sơ do Phòng Lao động- TBXH chuyển về tại UBND cấp xã. Sau 15 ngày tổng hợp ý kiến vướng mắc của nhân dân và báo cáo bằng văn bản lên Phòng Lao động- TBXH cấp huyện.

 

c. Phòng Lao động- TBXH cấp huyện:

 

Kiểm tra hồ sơ, lập danh sách những người có đủ điều kiện theo từng loại:

 

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ MSLĐ.

 

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH không thuộc diện trên.

 

Trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.

 

- Cử cán bộ về Sở Lao động- TBXH bàn giao danh sách và hồ sơ cho Phòng chính sách Người có công của Sở.

 

- Có trách nhiệm thông báo cho cấp xã niêm yết công khai các đối tượng đã được chấp nhận hồ sơ theo danh sách của Sở chuyển về và tổng hợp các ý kiến phản ánh từ cấp xã phản ánh lên sau khi niêm yết công khai. Báo cáo bằng văn bản về Sở Lao động- TBXH.

 

- Thực hiện chế độ chính sách cho đối tượng khi có Quyết định của Sở chuyển về.

 

d. Sở Lao động- TBXH:

 

a/. Kiểm tra, tổ chức duyệt hồ sơ do Phòng Lao động- TBXH cấp huyện chuyển đến. Những hồ sơ đủ điều kiện theo quy định được tách thành 2 trường hợp:

 

- Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đồng thời là thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh, người hưởng chế độ MSLĐ lập danh sách chuyển Phòng Lao động- TBXH cấp huyện tổ chức niêm yết công khai tại UBND cấp xã theo quy định.

 

- Những trường hợp người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH không hưởng các chế độ trên thiết lập hồ sơ Giới thiệu giám định mức độ suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định Y khoa tỉnh. Đồng thời lập danh sách chuyển Phòng Lao động- TBXH cấp huyện tổ chức niêm yết công khai tại UBND cấp xã theo quy định.

 

b/. Ra Quyết định hưởng trợ cấp (cùng Phiếu lập sổ) cho đối tượng sau khi có báo cáo kết quả niêm yết công khai tại xã. Chuyển Quyết định về Phòng Lao động- TBXH cấp huyện để thực hiện chế độ chính sách.

 

III. Đối tượng, điều kiện và thủ tục hồ sơ đối với con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH:

 

1.Về đối tượng:

 

- Là con đẻ  người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH đã được công nhận và hưởng chế độ chính sách.

 

- Là con đẻ người hoạt động kháng chiến tại vùng Mỹ sử dụng CĐHH đã từ trần như: liệt sỹ, tử sỹ.v.v. có đủ giấy tờ chứng minh vùng hoạt động bị ảnh hưởng CĐHH.

 

2. Về điều kiện:

 

Theo quy định tại Điều 24 Nghị định số 54/2004/NĐ- CP, cụ thể:

 

Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH nếu thuộc một trong các trường hợp sau thì được hưởng chế độ ưu đãi:

 

2.1. Người bị dị dạng, dị tật nặng, không tự lực được trong sinh hoạt.

 

2.2. Người bị dị dạng, dị tật suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt.

 

3. Hồ sơ con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH:

 

Hồ sơ con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học gồm 02 bộ như đã được quy định đối với người trực tiếp tham gia kháng chiến bị ảnh hưởng chất độc hoá học tại Điểm 1, Mục I Thông tư số: 08/2009/TT- BLĐTBXH ban hành ngày 07/4/2009, về việc: Hướng dẫn về hồ sơ, lập hồ sơ thực hiện chế độ ưu đãi người có công với cách mạng; và Mục 4 Công văn số: 299/LĐTBXH- NCC của Sở Lao động- TBXH ban hành ngày 03/3/2009. Cụ thể:

 

3.1. Giấy xác nhận người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH (mẫu số 1- HH) do Chủ tịch UBND cấp huyện cấp. Trên cơ sở căn cứ các giấy tờ sau:

 

a/. Bản khai cá nhân (mẫu số: 2- HH): lưu ý ghi đầy đủ các mục nhất là mục II con đẻ của người tham gia kháng chiến;

 

b/. Một trong các loại giấy tờ: quyết định phục viên, xuất ngũ; giấy xác nhận XYZ xác nhận hoạt động ở chiến trường; Huân, huy chương Chiến sỹ Giải phóng, các giấy tờ chứng minh tham gia các chiến dịch ở miền Nam; giấy chuyển thương, chuyển viện hoặc các giấy tờ khác có thể hiện tham gia ở các vùng mà quân đội Mỹ sử dụng CĐHH.

 

c/. Giấy xác nhận tình trạng dị dạng, dị tật theo quy định thuộc một trong hai trường hợp quy định tại Khoản 2, Mục III nêu trên của UBND cấp xã hoặc bệnh viện tuyến trên nếu đối tượng không có mặt tại địa phương.

 

3.2. Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận NCC cấp xã (mẫu số 3- HH) thành phần gồm đại diện: Đảng uỷ, UBND, HĐND, các tổ chức đoàn thể: Mặt trận Tổ quốc, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ và Đoàn Thanh niên (có chữ ký và đóng dấu của Đảng uỷ, Mặt trận Tổ quốc, UBND cấp xã).

 

3.3. Biên bản kiểm tra thực chứng tình trạng dị dạng, dị tật của con đẻ người HĐKC bị nhiễm CĐHH. Căn cứ quy định tại Khoản d, Mục 3 Thông tư số 25/2007/TT- BLĐTBXH ban hành ngày 15/11/2007, thì không thực hiện việc giám định sức khoẻ đối với con đẻ người HĐKC bị nhiễm CĐHH mà căn cứ vào tình trạng dị dạng, dị tật thực tế để xét trợ cấp.

 

Việc đánh giá tình trạng dị dạng, dị tật thực tế của con đẻ người HĐKC bị nhiễm CĐHH thực hiện theo hướng dẫn tại Công văn số: 299/LĐTBXH- NCC của Sở Lao động- TBXH ban hành ngày 03/3/2009.

 

3.4. Quyết định hưởng trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động- TBXH (mẫu số 4- HH).

 

3.5. Phiếu lập sổ trợ cấp của Giám đốc Sở Lao động- TBXH: (mẫu số 5- HH).

 

4. Trách nhiệm lập hồ sơ:

 

Các bước tương tự như đối với người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH. Cụ thể:

 

a. Cá nhân người HĐKC hoặc thân nhân con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH:

 

-  Làm bản khai cá nhân người HĐKC bị nhiễm CĐHH kèm theo các giấy tờ quy định tại Điểm b, Điểm c Mục 3.1 Khoản 3 Phần III nêu trên;

 

b. UBND cấp xã:

 

1. Xác nhận các yếu tố trong bản khai cá nhân của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH trên cơ sở kiểm tra:

 

- Giấy tờ chứng minh tham gia vùng Mỹ sử dụng CĐHH của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.

 

- Giấy xác nhận tình trạng dị dạng, dị tật theo quy định thuộc một trong hai trường hợp quy định tại Khoản 2, Phần III nêu trên của Bệnh viện cấp huyện trở lên .

 

2. Họp Hội đồng chính sách cấp xã để xem xét từng trường hợp, lập Biên bản họp và đề nghị của Hội đồng xác nhận người có công cấp xã theo quy định.

 - Lập danh sách đề nghị xác nhận con đẻ  người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH theo quy định cùng toàn bộ hồ sơ đối tượng nộp về Phòng Lao động- TBXH cấp huyện.

 

c. Phòng Lao động- TBXH cấp huyện:

 

- Kiểm tra, lập danh sách những trường hợp có đủ điều kiện của Con đẻ người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.

 

- Báo cáo UBND cấp huyện tổ chức Đoàn kiểm tra đánh giá thực chứng tình trạng dị dạng, dị tật con đẻ người HĐKC bị nhiễm CĐHH theo quy định tại Điểm d, Mục 3 Thông tư số 25/2007/TT- BLĐTBXH và Hướng dẫn tại Công văn số: 299/LĐTBXH- NCC của Sở Lao động- TBXH ban hành ngày 03/3/2009.

 

- Trình UBND cấp huyện cấp Giấy chứng nhận Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm CĐHH.

 

- Cử cán bộ chuyển danh sách cùng hồ sơ về bàn giao cho Phòng chính sách Người có công của Sở Lao động- TBXH.

 

- Thực hiện chế độ chính sách cho đối tượng khi có Quyết định của Sở chuyển về.

 

d. Sở Lao động- TBXH:

 

a/. Kiểm tra, tổ chức duyệt hồ do cấp huyện chuyển đến.

 

b/. Ra Quyết định hưởng trợ cấp (cùng Phiếu lập sổ) cho đối tượng đủ điều kiện quy định. Chuyển Quyết định về Phòng Lao động- TBXH cấp huyện để thực hiện chế độ chính sách.

 

IV. Tổ chức thực hiện:

 

1. Công tác tuyên truyền:

 

Theo quy định, việc xem xét giải quyết chế độ chính sách cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam được thực hiện theo địa bàn hành chính. Do đó:

 

- Đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố; Các đoàn thể như hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân CĐDC các cấp cùng các cơ quan thông tin đại chúng của tỉnh phối hợp tuyên truyền sâu rộng tới cán bộ, công chức, quân nhân tại các cơ quan, đơn vị và toàn thể nhân dân trên địa bàn mình quản lý nắm được chế độ chính sách. Nắm được đối tượng, điều kiện, thủ tục hồ sơ để kịp thời kê khai đầy đủ không bỏ sót và đảm bảo tiến độ quy định chung.

 

2. Sở Lao động- TBXH có trách nhiệm tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cấp huyện và một số ngành lên quan ở cấp tỉnh thời gian đầu tháng 4/2009.

3. UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn giúp việc và UBND cấp xã thông báo tới các cơ quan, đơn vị quân đội, xí nghiệp của Trung ương cũng như địa phương đóng trên địa bàn, tới toàn thể nhân dân trong địa bàn mình quản lý về chủ trương chính sách của Nhà nước; Nhằm đảm bảo quyền lợi cho tất cả những người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH do Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam có đủ điều kiện được thiết lập hồ sơ xem xét giải quyết theo nơi đăng ký hộ khẩu thường trú huyện, thành phố, thị xã.

 

- Tổ chức tập huấn cho cấp xã, phường, thị trấn trong tháng 4/2009.

 

4. UBND cấp xã có trách nhiệm phối hợp với các ngành, tổ chức đoàn thể như hội Cựu chiến binh, Hội Nạn nhân CĐDC... phổ biến , hướng dẫn tới người dân địa phương mình và tổ chức giải quyết tốt phần việc thuộc phạm vi theo quy định.

 

3. Với mục đích nhằm giải quyết nhanh việc triển khai thực hiện đợt II về chế độ chính sách cho người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm CĐHH trên địa bàn tỉnh Thái nguyên. Sở Lao động- TBXH yêu cầu: Các Phòng Lao động- TBXH cấp huyện triển khai thực hiện gọn xã, phường thị trấn nào thì lập danh sách và chuyển hồ sơ về Sở Lao động- TBXH để xét giải quyết, không chờ hoàn tất toàn huyện mới chuyển vế Sở như đợt I.

 

4. Thời gian thiết lập hồ sơ chuyển về Sở chậm nhất đến ngày  31/10/2009.

 

Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc đề nghị các huyện, thành phố, thị xã phản ánh kịp thời về Sở Lao động- TBXH (thông qua Phòng chính sách Người có công) để thống nhất hướng giải quyết.