Tìm kiếm văn bản : Nơi ban hành :
Số hiệu : Từ khóa :
Loại văn bản :
Loại văn bản : Nghị quyết Số hiệu : 07/2012/NQ-HÐND
Người ký : Vũ Hồng Bắc Nơi ban hành : HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngày phát hành : 19/07/2012 Ngày có hiệu lực : 12/07/2012

 

 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THÁI NGUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số:  07/2012/NQ-HĐND

Thái Nguyên, ngày 19 tháng 7 năm 2012

 

 

NGHỊ QUYẾT

Về việc thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và
Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thái Nguyên


HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ XII, KỲ HỌP THỨ 4
 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân năm 2003;

Căn cứ Luật Đất đai năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai;

Căn cứ Nghị định số 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;

Căn cứ Thông tư số 19/2009/TT-BTNMT ngày 02/11/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về việc hướng dẫn lập, điều chỉnh và thẩm định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất;

Xét Tờ trình số 49/TTr-UBND ngày 22/6/2012 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc đề nghị Nghị quyết thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thái Nguyên; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của các vị đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp,

 

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Thông qua Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thái Nguyên (Có tóm tắt Quy hoạch, Kế hoạch kèm theo), với một số chỉ tiêu chủ yếu sau:

1. Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

Tổng diện tích đất tự nhiên:                 353.171,60 ha. Trong đó:

a) Nhóm đất nông nghiệp:                     279.268,47 ha.

b) Nhóm đất phi nông nghiệp:                63.799,13 ha.

c) Nhóm đất chưa sử dụng:                   10.104,00 ha. 

 

2. Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015)

 

TT

Loại đất

Phân ra theo từng năm (ha)

2011

2012

2013

2014

2015

01

Đất nông nghiệp

293.174,52

292.596,94

291.670,14

290.507,41

289.311,85

02

Đất phi nông nghiệp

43.633,02

44.549,60

46.103,90

47.930,63

49.674,19

03

Đất chưa sử dụng

16.364,06

16.025,06

15.397,56

14.733,56

14.185,56

 

Tổng số

353.171,60

353.171,60

353.171,60

353.171,60

353.171,60

Điều 2. Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh rà soát, điều chỉnh cơ cấu diện tích đất 3 loại rừng trong Quy hoạch; thống nhất với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh để hoàn chỉnh hồ sơ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 05 năm kỳ đầu (2011 - 2015) báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp gần nhất.

Điều 3. Giao Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ban Kinh tế và Ngân sách, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.

Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 12 tháng 7 năm 2012./.

 

Nơi nhận:     

- UBTV Quốc hội (Báo cáo);

- Chính phủ (Báo cáo);

- Bộ Tư pháp (Kiểm tra);

- Bộ Tài nguyên và Môi trường (Báo cáo);

- Thường trực Tỉnh uỷ (Báo cáo);

- Thường trực HĐND tỉnh;

- Đoàn ĐBQH tỉnh Thái Nguyên;

- UBND tỉnh;

- UBMTTQVN tỉnh Thái Nguyên;

- Kiểm toán nhà nước khu vực X;             

- Các đại biểu HĐND tỉnh khoá XII;

- Toà án nhân dân; Viện kiểm sát nhân dân tỉnh;

- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;

- BCĐ PC tham nhũng tỉnh, BCĐ GPMB tỉnh;

- VP Tỉnh uỷ, VP UBND tỉnh;

- LĐVP Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh;

- TT HĐND, UBND các huyện, thành phố, thị xã;

- Các phòng nghiệp vụ thuộc VP;

- Các CV Phòng Công tác HĐND;

- Báo Thái Nguyên, Trung tâm thông tin tỉnh;

- Lưu: VT.                            

CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Vũ Hồng Bắc

 

 


 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THÁI NGUYÊN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

TÓM TẮT

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020,

Kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015) tỉnh Thái Nguyên

(Ban hành kèm theo Nghị quyết số: 07/2012/NQ-HĐND ngày 19/7/2012 của HĐND tỉnh)

I. Quan điểm, nguyên tắc, mục tiêu

1. Quan điểm

- Phân bổ sử dụng quỹ đất hợp lý theo hướng đáp ứng chuyển dịch cơ cấu kinh tế công nghiệp - dịch vụ - nông lâm nghiệp để, thực hiện hoàn thành các mục tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh đến năm 2020 và tầm nhìn xa hơn;

- Đảm bảo phù hợp với các tiêu chí trong quy hoạch xây dựng nông thôn mới; Bố trí sử dụng đất trong phát triển nông nghiệp theo hướng tập trung, chuyên canh, tạo ra sản phẩm hàng hóa và cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đảm bảo an ninh lương thực và giải quyết vấn đề việc làm, góp phần thực hiện giảm nghèo ở khu vực nông thôn;

- Nâng cao độ che phủ và chất lượng rừng, đảm bảo an toàn môi trường sinh thái và đa dạng sinh học; hạn chế đến mức thấp nhất những rủi ro dưới tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu;

- Tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về đất đai, nâng cao hiệu quả kinh tế đất, giảm diện tích đất chưa sử dụng.

2. Nguyên tắc

- Phù hợp với chiến lược, quy hoạch tổng thể, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh; kế thừa quy hoạch của các ngành, các cấp đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt;

- Phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cả nước đồng thời phải thể hiện được nhu cầu sử dụng đất của cấp huyện;

- Xác định và bảo vệ nghiêm ngặt đối với diện tích đất trồng lúa (đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước); hạn chế đến mức thấp nhất việc chuyển đất trồng lúa sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp;

- Sử dụng đất tiết kiệm và có hiệu quả;

- Khai thác hợp lý tài nguyên thiên nhiên gắn với bảo vệ môi trường; bảo vệ, tôn tạo di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh;

- Đảm bảo dân chủ và công khai.

 

3. Mục tiêu

- Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đất cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh của tỉnh đến năm 2020 và xa hơn nữa; bảo đảm sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý, có hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên đất đai, kết hợp với bảo vệ môi trường.

- Là cơ sở pháp lý để thực hiện các nội dung về công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn.

- Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của tỉnh, góp phần thực hiện thành công mục tiêu giảm nghèo ở khu vực nông thôn. Khuyến khích khai hoang, phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, nâng cao độ che phủ của đất rừng, bảo vệ nghiêm ngặt diện tích đất chuyên trồng lúa nước, diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn và rừng đặc dụng.

            II. Hiện trạng sử dụng đất

1. Hiện trạng sử dụng đất theo đơn vị hành chính

Thái Nguyên có 353.171,60 ha đất tự nhiên (số liệu đến 31/12/2010), chiếm 1,07% diện tích tự nhiên của cả nước (là tỉnh có diện tích lớn thứ 26/63 tỉnh thành phố trong cả nước). Bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người đạt 0,31 ha/người, bằng 81,58% mức bình quân của cả nước (0,38 ha/người).

Bảng 2: Diện tích tự nhiên phân theo đơn vị hành chính năm 2010

Đơn vị hành chính

Diện tích

(ha)

Tỷ lệ so với tỉnh (%)

Đơn vị hành chính

Diện tích (ha)

Tỷ lệ so với tỉnh (%)

Toàn tỉnh

353.171,60

100,00

5. Huyện Đồng Hỷ

45.524,44

12,89

1.TP.Thái Nguyên

18.630,56

5,28

6. Huyện Võ Nhai

83.950,24

23,77

2.Thị xã Sông Công

8.276,27

2,34

7. Huyện Đại Từ

57.415,73

16,26

3. Huyện Định Hóa

51.421,32

14,56

8. Huyện Phổ Yên

25.886,90

7,33

4.Huyện Phú Lương

36.894,65

10,45

9. Huyện Phú Bình

25.171,49

7,13

2. Hiện trạng sử dụng đất theo mục đích sử dụng

Diện tích đất đã được sử dụng vào các mục đích nông nghiệp và phi nông nghiệp chiếm tỷ lệ 95,37% (tỷ lệ chung của cả nước là 90,44%). Đất chưa sử dụng còn 16.364,06 ha, chiếm 4,63% diện tích tự nhiên.

Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2010 của tỉnh, như sau:

Bảng 3: Diện tích, cơ cấu các loại đất chính năm 2010

TT

Nhóm các loại đất

Diện tích (ha)

Cơ cấu so với diện tích tự nhiên (% )

 

Tổng diện tích tự nhiên

353.171,60

100,00

1

Đất nông nghiệp

293.378,12

83,07

2

Đất phi nông nghiệp

43.429,42

12,30

3

Đất chưa sử dụng

16.364,06

4,63

3.1

Đất bằng chưa sử dụng

1.444,66

0,41

3.2

Đồi núi chưa sử dụng

4.688,22

1,33

3.3

Núi đá không có rừng cây

10.231,18

2,89

            3. Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch sử dụng đất kỳ trước được so sánh trên cơ sở diện tích các loại đất theo thống kê đến năm 2010 (tính đến 01 tháng 01 năm 2011) và diện tích các loại đất đã được xác định trong phương án Điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) đã được Chính phủ xét duyệt tại Nghị quyết số 20/2006/NQ-CP ngày 29 tháng 8 năm 2006.

a. Nhóm đất nông nghiệp: Thực hiện 293.378,12 ha, diện tích được xét duyệt là 281.045,87 ha, cao hơn 12.332,25 ha, đạt tỷ lệ 104,39%, trong đó:

- Đất trồng lúa: Thực hiện 48.032,82 ha, diện tích được xét duyệt là 41.737,35 ha, cao hơn 6.295,47 ha, đạt tỷ lệ 115,08%.

- Đất trồng cây lâu năm: Thực hiện 44.429,49 ha, diện tích được xét duyệt là 37.914,42 ha, cao hơn 6.515,07, đạt tỷ lệ 117,18%.

- Đất rừng sản xuất: Thực hiện 111.189,16 ha, diện tích được xét duyệt là 81.888,65 ha, cao hơn 29.300,51 ha, đạt tỷ lệ 135,78%.

- Đất rừng phòng hộ: Thực hiện 34.840,37 ha, diện tích được xét duyệt là 64.753,88 ha, thấp hơn 29.913,51 ha, đạt tỷ lệ 53,80%.

- Đất rừng đặc dụng: Thực hiện 33.783,77 ha, diện tích được xét duyệt là 33.241,25 ha, thấp hơn 542,52 ha, đạt tỷ lệ 101,63%.

- Đất nuôi trồng thủy sản: Thực hiện 4.186,66 ha, diện tích được xét duyệt là 3.566,79 ha, cao hơn 619,87 ha, đạt tỷ lệ 117,38%.

b. Nhóm đất phi nông nghiệp

Thực hiện 43.429,42 ha, diện tích được xét duyệt là là 48.812,17 ha, thấp hơn 5.382,75 ha, đạt tỷ lệ 88,97%, trong đó:

- Đất ở: Thực hiện 12.985,17 ha, diện tích được xét duyệt là 9.810,14 ha, cao hơn 3.175,03 ha, đạt tỷ lệ 132,36% (Đất ở tại nông thôn đạt tỷ lệ 145,95%; Đất ở tại đô thị đạt tỷ lệ 80,77%).

- Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp: Thực hiện 214,62 ha, diện tích được xét duyệt là 331,32 ha, thấp hơn 116,70 ha, đạt tỷ lệ 64,78%.

- Đất quốc phòng, an ninh: Thực hiện 3.017,14 ha, diện tích được xét duyệt là 5.472,47 ha, thấp hơn 2.455,33 ha, đạt tỷ lệ 55,13%.

- Đất sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp: Thực hiện 3.535,75 ha, diện tích được xét duyệt là 4.979,80 ha, thấp hơn 1.444,05 ha, đạt tỷ lệ 71,0% (trong đó đất khu công nghiệp thực hiện 500,66 ha, đạt tỷ lệ 36,01%).

- Đất có di tích, danh thắng: Thực hiện 138,16 ha, diện tích được xét duyệt là 186,07 ha, thấp hơn 47,91 ha, đạt tỷ lệ 74,25%.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải: Thực hiện 243,24 ha, diện tích được xét duyệt là 377,55 ha, thấp hơn 134,31 ha, đạt tỷ lệ 64,43%.

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng: Thực hiện 101,76 ha, diện tích được xét duyệt là 65,80 ha, cao hơn 35,96 ha, đạt tỷ lệ 154,65%.

- Đất nghĩa trang, nghĩa địa: Thực hiện 814,98 ha, được duyệt 980,78 ha, giảm 165,80 ha, đạt tỷ lệ 83,10%.

- Đất phát triển hạ tầng: Thực hiện 12.574,81 ha, diện tích được xét duyệt là 15.151,79 ha, thấp hơn 2.576,98 ha, đạt tỷ lệ 82,99%.

c. Nhóm đất chưa sử dụng

Kết quả thực hiện đất chưa sử dụng còn 16.364,06 ha, được duyệt 24.292,11 ha, như vậy khai thác đưa vào sử dụng vượt chỉ tiêu là 7.928,05 ha.

III. Phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020

1. Phương án quy hoạch sử dụng đất

1.1. Tổng hợp và dự báo nhu cầu sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

Dự báo nhu cầu sử dụng đất cho các mục đích, như sau:

- Đất nông nghiệp                        :   281.000          -  282.000 ha

- Đất phi nông nghiệp                   :     61.000         -    63.000 ha

- Đất chưa sử dụng                                  :     9.000           -    10.000 ha

- Đất đô thị                                              :     23.000         -    24.000 ha

- Đất khu bảo tồn thiên nhiên        :     36.000        -     37.000 ha

- Đất khu du lịch                           :     21.000  -     22.000 ha

1.2. Khả năng đáp ứng về đất đai cho nhu cầu sử dụng đất

Tiềm năng đất đai của tỉnh Thái Nguyên đáp ứng đủ cho các nhu cầu sử dụng

1.3. Diện tích các loại đất phân bổ cho các mục đích sử dụng

1.3.1. Diện tích các loại đất đã được cấp trên phân bổ

Các chỉ tiêu sử dụng đất cấp Quốc gia phân bổ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên (Ban hành kèm theo Công văn số 23/CP-KTN ngày 23 tháng 02 năm 2012 của Chính phủ), như sau:

a. Đất nông nghiệp: 274.572,00 ha, giảm 18.806,12 ha so với hiện trạng năm 2010, trong đó:

-    Đất lúa nước:  41.000,00 ha, giảm 6.952,10 ha so với hiện trạng năm 2010, trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước: 31.400,00 ha, giảm 889,17 ha so với hiện trạng năm 2010

-    Đất rừng phòng hộ        :   9.700,00 ha, giảm 25.140,37 ha so với hiện trạng năm 2010.

-    Đất rừng đặc dụng        : 36.300,00 ha, tăng 2.516,23 ha so với hiện trạng năm 2010.

-    Đất rừng sản xuất          : 132.873,00 ha, tăng 21.683,84 ha so với hiện trạng năm 2010.

-    Đất nuôi trồng thủy sản:   4.851,00 ha, tăng 664,34 ha so với hiện trạng năm 2010.

b. Đất phi nông nghiệp:  68.426,00 ha, tăng 24.966,58 ha so với hiện trạng năm 2010, trong đó:

- Đất quốc phòng: 11.336,00 ha, tăng 8.779,48 ha so với hiện trạng năm 2010.

- Đất an ninh: 712,00 ha, tăng 251,38 ha so với hiện trạng năm 2010.

- Đất khu công nghiệp: 1.170,00 ha, tăng 897,46 ha so với hiện trạng năm 2010.

- Đất phát triển hạ tầng: 17.161,00 ha, tăng 4.586,19 ha so với hiện trạng năm 2010, trong đó:

+  Đất cơ sở văn hóa       : 214,00 ha, tăng 44,63 ha so với hiện trạng năm 2010

+ Đất cơ sở y tế: 153,00 ha, tăng 44,29 ha so với hiện trạng năm 2010.

+ Đất cơ sở giáo dục - đào tạo: 1.273,00 ha, tăng 414,16 ha so với hiện trạng năm 2010.

+  Đất cơ sở thể dục - thể thao: 1.172,00 ha, tăng 1.033,84 ha so với hiện trạng năm 2010.

- Đất có di tích, danh thắng: 102,00 ha, tăng 2,87 ha so với hiện trạng năm 2010.

- Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại): 317,00 ha; tăng 73,75 ha so với hiện trạng năm 2010.

- Đất ở tại đô thị:  2.366,0 ha, tăng 714,32 ha so với hiện trạng năm 2010

c. Đất chưa sử dụng: 10.104,00 ha, giảm 6.260,06 ha so với hiện trạng năm 2010.

1.3.2. Diện tích các loại đất phân bổ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội

1.3.2.1. Nhóm đất nông nghiệp

- Năm 2010 đất nông nghiệp có 293.378,12 ha, chiếm 83,07% diện tích tự nhiên.

- Quy hoạch đến năm 2020 là 279.233,69 ha (cao hơn so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ là 4.661,69 ha), chiếm 79,06% diện tích tự nhiên; thực giảm 12.1145,60 ha so với năm 2010.

Quy hoạch các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp, như sau:

a. Đất trồng lúa

- Năm 2010 đất trồng lúa có 48.032,82 ha, chiếm 13,60% diện tích tự nhiên.

- Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 sản lượng lương thực có hạt của tỉnh đạt khoảng 476.500 tấn, trong đó sản lượng lúa đạt khoảng 368.500 tấn; bình quân lương thực có hạt đạt 380 kg/người/năm. Dự kiến năng suất lúa 55 tạ/ha thì diện tích đất trồng lúa cần duy trì ổn định ở mức 41.000 ha.

Vùng trọng điểm lúa được xác định trên địa bàn các huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ với năng suất đạt 60 tạ/ha vào năm 2020. Hình thành các vùng sản xuất lúa tập trung, chất lượng cao với diện tích 6.000 ha.

Trong kỳ quy hoạch cần phải khoanh định rõ diện tích đất lúa cần bảo vệ nghiêm ngặt (đặc biệt là đất chuyên trồng lúa nước có hiệu quả kinh tế cao). Chỉ chuyển đất trồng lúa sang mục đích phi nông nghiệp đối với các công trình, dự án quan trọng, các công trình bắt buộc phải sử dụng đất lúa, đất lúa trong đô thị, đất lúa phân bố rải rác trong khu dân cư nông thôn và đất trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy...

- Đến năm 2020 đất trồng lúa của tỉnh có 41.000,0 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ). Đất chuyên trồng lúa nước của tỉnh đến năm 2020 được xác định là 31.400,0 ha, bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ.

b. Đất trồng cây lâu năm

- Năm 2010 đất trồng cây lâu năm có 44.429,49 ha; chiếm 12,58% diện tích tự nhiên.

- Mục tiêu tăng dần đất trồng cây lâu năm trong cơ cấu đất sản xuất nông nghiệp (đến năm 2020 chiếm khoảng 43%); trong đó đất trồng chè khoảng 19.000 ha (diện tích chè kinh doanh khoảng 17.900,0 ha); đất trồng cây ăn quả có khoảng 18.000,0 ha (giá trị sản lượng trên 1 ha đất trồng cây ăn quả đạt từ 35 - 40 triệu đồng/ha); chu chuyển một số diện tích sang đất trồng cây lâu năm khác sang đất trồng cây công nghiệp lâu năm hoặc đất trồng cây ăn quả có hiệu 39.197,02 quả kinh tế cao hơn.

- Quy hoạch đến năm 2020, đất trồng cây lâu năm của tỉnh có 39.197,02 ha, chiếm 11,10% diện tích tự nhiên, thực giảm 5.232,47 ha so với năm 2010.

c. Đất lâm nghiệp

Đất rừng phòng hộ

- Đất rừng phòng hộ năm 2010 có 34.840,37 ha; chiếm 9,86% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020, đất rừng phòng hộ có 9.700,00 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ), chiếm 2,75% diện tích đất tự nhiên; thực giảm 25.140,37 ha so với năm 2010 do chuyển sang chủ yếu vào đất rừng sản xuất và đất rừng đặc dụng.

Đất rừng đặc dụng

- Diện tích đất rừng đặc dụng năm 2010 có 33.783,77 ha; chiếm 9,57% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất rừng đặc dụng có 36.300,0 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ), chiếm 10,28% diện tích tự nhiên; thực tăng 2.516,23 ha so với năm 2010.

Đất rừng sản suất

- Diện tích đất rừng sản xuất năm 2010 có 111.189,16 ha; chiếm 31,48% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020, đất rừng sản xuất có 132.873,00 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ), chiếm 37,62% diện tích tự nhiên, thực tăng  21.683,84 ha so với năm 2010.

d. Đất nuôi trồng thủy sản

- Hiện trạng năm 2010 toàn tỉnh có 4.186,66 ha; chiếm 1,19% diện tích tự nhiên.

- Quy hoạch đến năm 2020 có 4.851,00 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ), chiếm 1,37% diện tích tự nhiên; thực tăng 664,34 ha so với năm 2010 do chuyển sang từ đất ruộng trũng, lầy thụt, trồng lúa kém hiệu quả; đảm bảo định hướng quy hoạch thủy sản đến năm 2020 của tỉnh.

1.3.2.2. Nhóm đất phi nông nghiệp

- Đất phi nông nghiệp năm 2010 có 43.429,42 ha; chiếm 12,30% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất phi nông nghiệp có 63.799,13 ha (thấp hơn so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ là 4.626,87 ha), chiếm 18,06% diện tích tự nhiên, thực tăng 20.369,71 ha so với năm 2010. Nguyên nhân đất phi nông nghiệp của tỉnh đề xuất thấp hơn so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ chủ yếu là do đất quốc phòng của tỉnh đề xuất thấp hơn so với cấp quốc gia phân bổ.

Quy hoạch các loại đất trong đất phi nông nghiệp như sau:

a. Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp

- Hiện trạng sử dụng đất năm 2010 là 214,62 ha, chiếm 0,06% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp có 304,96 ha; chiếm 0,09% diện tích tự nhiên, thực tăng 90,34 ha so với năm 2010.            

b. Đất quốc phòng

- Năm 2010 đất quốc phòng có 2.556,52 ha; chiếm 0,72% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất quốc phòng của tỉnh có 5.870,22 ha (thấp hơn so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ là 5.465,78 ha), chiếm 1,66% diện tích tự nhiên, thực tăng 3.313,70 ha so với năm 2010. Diện tích dự trữ cho mục đích quốc phòng còn lại 5.465,78 ha bao gồm các căn cứ hậu phương (3.207,33 ha), căn cứ chiến đấu (2.258,45 ha) được quy hoạch lâu dài cho mục đích quốc phòng sẽ được khoanh vẽ trên bản đồ quy hoạch để có chế độ quản lý, sử dụng phù hợp để thuận lợi khi cần trưng dụng cho mục đích quốc phòng hoặc các công trình, dự án phát sinh trong kỳ quy hoạch, thì phải xin ý kiến và phải được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

c. Đất an ninh

- Hiện trạng năm 2010 có 460,62 ha; chiếm 0,13% diện tích tự nhiên.

- Quy hoạch đến năm 2020 đất an ninh của tỉnh là 712,0 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ), tăng 251,38 ha so với năm 2010, chiếm 0,20% diện tích tự nhiên.

d. Đất khu công nghiệp

- Năm 2010 đất khu công nghiệp có 248,33 ha (chỉ tính diện tích của các khu công nghiệp hiện đã giao, cho thuê); chiếm 0,07% diện tích tự nhiên.

Qui hoạch đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có các khu công nghiệp với quy mô diện tích như sau:

               * Khu công nghiệp Sông Công I, diện tích 220,0 ha

               * Khu công nghiệp Sông Công II, diện tích 180,0 ha (giảm 70,0 ha so với quy hoạch được duyệt)

               * Khu công nghiệp Nam Phổ Yên, diện tích 170,0 ha (giảm 30,0 ha so với quy hoạch được duyệt)

               * Đưa khu công nghiệp Tây Phổ Yên ra khỏi danh mục các khu công nghiệp thành lập mới

               * Khu công nghiệp Quyết Thắng, diện tích 200,0 ha

               * Khu công nghiệp Điềm Thụy, diện tích 250,0 ha

Ngoài ra, trong kỳ quy hoạch bổ sung thêm khu công nghiệp Yên Bình với tổng diện tích 398,0 ha vào quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 (khu công nghiệp Yên Bình là Dự án thành phần của Dự án Tổ hợp khu công nghiệp, nông nghiệp, đô thị và dịch vụ Yên Bình đã được UBND tỉnh Thái Nguyên phê duyệt quy hoạch chung xây dựng tỷ lệ 1/5000 tại Quyết định số 1508/QĐ-UBND ngày 30 tháng 12 năm 2010).

* Như vậy, đến năm 2020 đất khu công nghiệp của tỉnh có 1.518,00 ha (cao hơn so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ là 348,00 ha), chiếm 0,43% diện tích tự nhiên.

e. Đất cho hoạt động khoáng sản

- Năm 2010 có 1.820,92 ha; chiếm 0,52% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất cho hoạt động khoáng sản là 3.780,95 ha, chiếm 1,07% diện tích đất tự nhiên; thực tăng 1.960,03 ha so với năm 2010.

f. Đất có di tích danh thắng

-  Năm 2010 có 99,13 ha; chiếm 0,03% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất di tích, danh thắng có 102,00 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ), chiếm 0,03% diện tích tự nhiên. Với quy mô này đảm bảo đáp ứng được yêu cầu phục hồi, bảo tồn và phát huy giá trị di tích lịch sử, văn hóa, phát triển ngành du lịch của tỉnh theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII.

g. Đất bãi thải, xử lý chất thải

- Năm 2010 đất bãi thải, xử lý chất thải có 243,24 ha; chiếm 0,07% diện tích tự nhiên.

- Quy hoạch đến năm 2020, đất bãi thải, xử lý chất thải có 317,00 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ), chiếm 0,09% diện tích tự nhiên; thực tăng 73,76 ha so với năm 2010.

h. Đất tôn giáo, tín ngưỡng

- Đất tôn giáo, tín ngưỡng năm 2010 có 101,76 ha; chiếm 0,03% diện tích tự nhiên.

- Quy hoạch đến năm 2020 diện tích đất tôn giáo tín ngưỡng có 109,34 ha, chiếm 0,03% diện tích tự nhiên, thực giảm 0,05 ha so với năm 2010.

i. Đất nghĩa trang, nghĩa địa

- Năm 2010 đất nghĩa trang, nghĩa địa có 814,98 ha; chiếm 0,23% diện tích tự nhiên.

- Quy hoạch đất nghĩa trang, nghĩa địa của tỉnh đến năm 2020 theo các căn cứ:

+ Nghị định số 35/2008/NĐ-CP, ngày 25 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ về xây dựng, quản lý và sử dụng nghĩa trang, nghĩa địa.

+ Thông tư số 31/2009/TT-BXD, ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Bộ Xây dựng Ban hành Tiêu chuẩn quy hoạch xây dựng nông thôn (quy định diện tích hung táng và chôn cất một lần ≤ 5 m2/mộ; cát táng ≤ 3 m2/mộ; từ 2-3 xã có 01 nghĩa trang (bán kính 5 km).

+ Tỷ lệ tử vong tự nhiên qua các năm gần đây.

- Đến năm 2020 đất nghĩa trang, nghĩa địa của tỉnh có 1.154,53 ha, chiếm 0,33% diện tích tự nhiên, thực tăng 339,55 ha so với năm 2010.

k. Đất phát triển hạ tầng

- Năm 2010 đất phát triển hạ tầng có 12.574,81 ha; chiếm 3,56% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất phát triển hạ tầng có 17.161,00 ha, chiếm 4,86% diện tích tự nhiên,

Đất giao thông

- Đất giao thông năm 2010 có 8.488,58 ha; chiếm 2,40% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất giao thông của tỉnh có 10.466,14 ha, thực tăng 1.977,56 ha so với năm 2010, chiếm 2,96% diện tích tự nhiên.

Đất thủy lợi

- Năm 2010 đất thủy lợi có 2.629,02 ha; chiếm 0,74% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020, đất thủy lợi có 3.552,39 ha chiếm 1,01% diện tích tự nhiên; thực tăng 923,37 ha so với năm 2010.

Đất công trình năng lượng

- Năm 2010 đất công trình năng lượng 84,29 ha; chiếm 0,02% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020, đất công trình năng lượng có 170,46 ha, chiếm 0,05% diện tích tự nhiên, tăng 86,17 ha so với năm 2010.

Đất công trình bưu chính viễn thông

- Năm 2010 đất công trình bưu chính viễn thông có 6,60 ha.

- Đến năm 2020, đất công trình bưu chính, viễn thông có 34,10 ha; thực tăng 27,50 ha so với năm 2010.

Đất cơ sở văn hóa

- Năm 2010 đất cơ sở văn hóa có 169,37 ha; chiếm 0,05% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 diện tích đất cơ sở văn hóa có 214,00 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ ); chiếm 0,06% diện tích tự nhiên; thực tăng 44,63 ha so với năm 2010.

Bình quân đất cơ sở văn hóa 2,10 m2/người (không bao gồm diện tích của công viên cây xanh).

Đất cơ sở  y tế

- Đất cơ sở y tế năm 2010 có 108,71 ha; chiếm 0,03% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất cơ sở y tế có 153,00 ha, chiếm 0,05% diện tích đất tự nhiên, (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ) thực tăng 44,29 ha so với năm 2010. Bình quân đất cơ sở y tế trên người dân của tỉnh đạt 1,25 m2/người.

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

- Đất cơ sở giáo dục đào tạo năm 2010 có 858,84 ha; chiếm 0,24% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất cơ sở giáo dục- đào tạo có 1.273,00 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ ); chiếm 0,36% diện tích tự nhiên; thực tăng 414,16 ha so với năm 2010. Bình quân đất cơ sở giáo dục - đào tạo trên người dân của tỉnh đến năm 2020 đạt 10,0 m2/người (định mức sử dụng đất cơ sở giáo dục - đào tạo theo đơn vị hành chính cấp tỉnh từ 4,78 - 6,75 m2/người).

Đất cơ sở thể dục thể thao

- Đất cơ sở thể dục - thể thao năm 2010 có 138,16 ha; chiếm 0,04% diện tích tự nhiên.

- Năm 2020, đất cơ sở thể dục - thể thao của tỉnh có 1.172,00 ha (bằng so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ), chiếm 0,33 % diện tích đất tự nhiên.

Bình quân đất cơ sở thể dục - thể thao trên người dân của tỉnh đến năm 2020 đạt 4,21 m2/người (không bao gồm diện tích các sân golf, định mức sử dụng đất theo đơn vị hành chính cấp tỉnh thuộc vùng Trung du và Miền núi phía Bắc từ 3,27 - 4,18 m2/người).

Đất nghiên cứu khoa học

- Đất cơ sở nghiên cứu khoa học năm 2010 có 2,70 ha.

- Trong kỳ quy hoạch, đất cơ sở nghiên cứu khoa học không có biến động tăng giảm, vẫn giữ nguyên diện tích 2,70 ha như năm 2010.

Đất cơ sở dịch vụ về xã hội

- Đất cơ sở về dịch vụ xã hội năm 2010 có 22,22 ha; chiếm 0,01% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 đất cơ sở dịch vụ về xã hội có 32,52 ha; chiếm 0,01% diện tích tự nhiên; thực tăng 10,30 ha so với năm 2010.

Đất chợ

- Đất chợ năm 2010 có 66,32 ha; chiếm 0,02% diện tích tự nhiên.

- Đất chợ đến năm 2020 có 90,69 ha; chiếm 0,03% diện tích tự nhiên; thực tăng 24,37 ha so với năm 2010.

Đất ở tại đô thị

- Hiện trạng năm 2010 đất ở tại đô thị của tỉnh có 1.651,68 ha, chiếm 0,47% diện tích tự nhiên.

- Đến năm 2020 diện tích đất ở tại đô thị của tỉnh có 2.856,91 ha (cao hơn so với chỉ tiêu cấp quốc gia phân bổ là 490,91 ha), chiếm 0,81% diện tích tự nhiên, thực tăng 1.204,48 ha so với năm 2010. Bình quân đất ở tại đô thị của tỉnh đến năm 2020 là 50 m2/người.

2.3.2.3. Đất chưa sử dụng

- Đất chưa sử dụng năm 2010 còn 16.364,06 ha; chiếm 4,63% diện tích tự nhiên.

- Trong kỳ quy hoạch, đất chưa sử dụng giảm 6.260,06 ha để khai thác sử dụng vào mục đích nông nghiệp 4.836,32 ha và mục đích phi nông nghiệp 1.423,74 ha.

-  Đến năm 2020 đất chưa sử dụng còn 9.981,89 ha, chiếm 2,83% diện tích tự nhiên.

1.3.2.4. Đất đô thị

 - Năm 2010 đất đô thị có 15.007,13 ha, chiếm 4,25% diện tích tự nhiên (chỉ bao gồm diện tích tự nhiên của các phường và thị trấn).

* Đến năm 2020 tỉnh Thái Nguyên sẽ có 01 đô thị loại I (TP.Thái Nguyên); 03 đô thị loại III (TX.Sông Công, thị xã Phổ Yên, thị xã Hồ Núi Cốc); 09 đô thị loại IV và 04 đô thị loại V với tổng diện tích là 23.913,95 ha, chiếm 6,77% diện tích tự nhiên của tỉnh, tăng 8.906,82 ha so với năm 2010.

1.3.2.5. Đất khu bảo tồn thiên nhiên

Đất khu bảo tồn thiên nhiên của tỉnh đến năm 2020 có 36.300,0 ha (là toàn bộ diện tích của rừng đặc dụng), chiếm 10,28% diện tích tự nhiên, bao gồm các khu bảo tồn sau:

- Vườn quốc gia Tam Đảo                                                            :    8.758,00 ha

- Khu dự trữ thiên nhiên Thần Sa - Phượng Hoàng :  18.814,00 ha

- Khu bảo vệ cảnh quan ATK Định Hóa                              :    8.728,00 ha

 

 

1.3.2.6. Đất khu du lịch

Đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có các khu du lịch với quy mô diện tích như sau:

Danh mục các khu du lịch quy hoạch trên địa bàn

tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020

STT

Chỉ tiêu

Quy hoạch đến năm 2020 (ha)

Ghi chú

1

2

4

5

 

Tổng số

21.891,00

 

1

Khu du lịch văn hóa - Lịch sử, du lịch sinh thái ATK Định Hóa

1.000,00

Địa bàn huyện Định Hóa

2

Khu du lịch sinh thái Hồ Núi Cốc

18.941,00

Trong đó: TP Thái Nguyên 5.452,0 ha; Đại Từ 10.053,0 ha; Phổ Yên 3.436,0 ha

3

Khu du lịch sinh thái hồ Tân Thành

200,00

Địa bàn huyện Phú Bình

4

Khu du lịch sinh thái bảo tồn khảo cổ học Thần Xa huyện Võ Nhai

 

1.000,00

 

 

Địa bàn huyện Võ Nhai

 

5

Làng du lịch lịch sử văn hóa dân tộc - nghề truyền thống xã Văn Yên

20,00

Địa bàn huyện Đại Từ

6

Khu du lịch sinh thái nghỉ dưỡng thác 7 tầng - Khuôn Tát

300,00

Địa bàn huyện Định Hóa

7

Khu du lịch sinh thái hang Phượng Hoàng, suối Mỏ Gà

50,00

Địa bàn huyện Võ Nhai

8

Khu du lịch sinh thái và sân golf Yên Bình

200,00

Địa bàn huyện Phổ Yên và huyện Phú Bình

9

Khu du lịch sinh thái hồ Gềnh Chè, TX.Sông Công

100,00

Địa bàn TX. Sông Công

10

Khu du lịch sinh thái hồ Suối Lạnh

50,00

Địa bàn huyện Phổ Yên

11

Khu du lịch sinh thái gắn với bản làng văn hóa dân tộc thiểu số Văn Lăng

30,00

Địa bàn huyện Đồng Hỷ

Diện tích khu du lịch của tỉnh đến năm 2020 là 21.891,00 ha, chiếm 6,20% diện tích tự nhiên.

2. Phân kỳ quy hoạch sử dụng đất

Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 được chia thành 2 kỳ kế hoạch: Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu (2011 - 2015) và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối (2016 - 2020), trong đó kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu được xác định cụ thể cho từng năm. 

3.1. Phân kỳ các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất trong kỳ quy hoạch

Đơn vị tính: Diện tích (ha); cơ cấu (%)

STT

Loại đất

Mã đất

Hiện trạng năm 2010

Quy hoạch đến năm 2020

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Cấp Quốc gia phân bổ (ha)

Cấp tỉnh xác định (ha)

Tổng số

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

Tổng diện tích tự nhiên

 

353.171,60

100,00

353.172,00

 

353.171,60

100,00

1

Đất nông nghiệp

NNP

293.378,12

83,07

274.572,00

4.696,47

279.268,47

79,07

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

LUA

47.952,10

16,34

41.000,00

 

41.000,00

14,68

 

Trong đó: Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

32.289,17

67,34

31.400,00

 

31.400,00

76,59

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

44.429,49

15,14

 

 

39.197,02

14,04

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH

34.840,37

11,88

9.700,00

 

9.700,00

3,47

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD

33.783,77

11,52

36.300,00

 

36.300,00

13,00

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX

111.189,16

37,90

132.873,00

 

132.873,00

47,58

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

4.186,66

1,43

4.851,00

 

4.851,00

1,74

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

43.429,42

12,30

68.426,00

 

63.799,13

18,06

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất trụ sở cơ quan, C.trình sự nghiệp

CTS

214,62

0,49

 

304,96

304,96

0,48

2.2

Đất quốc phòng

CQP

2.556,52

5,89

11.336,00

 

5.870,22

9,20

2.3

Đất an ninh

CAN

460,62

1,06

712,00

 

712,00

1,12

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

248,33

0,57

1.170,00

348,00

1.518,00

2,38

2.5

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

1.820,92

4,19

 

3.780,95

3.780,95

5,93

2.6

Đất di tích danh thắng

DDT

99,13

0,23

102,00

 

102,00

0,16

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải (trong đó có đất để xử lý, chôn lấp chất thải nguy hại)

DRA

243,24

0,56

317,00

 

317,00

0,50

2.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

101,76

0,23

 

109,34

109,34

0,17

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

814,98

1,88

 

1.154,53

1.154,53

1,81

2.10

Đất phát triển hạ tầng

DHT

12.574,81

28,95

17.161,00

 

17.161,00

26,90

2.10.1

Trong đó: Đất cơ sở văn hóa

DVH

169,37

1,35

214,00

 

214,00

1,25

2.10.2

Đất cơ sở y tế

DYT

108,71

0,86

153,00

 

153,00

0,89

2.10.3

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

858,84

6,83

1.273,00

 

1.273,00

7,42

2.10.4

Đất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

138,16

1,10

1.172,00

 

1.172,00

6,83

2.11

Đất ở tại đô thị

ODT

1.651,68

13,13

2.366,00

490,91

2.856,91

4,48

3

Đất chưa sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Đất chưa sử dụng còn lại

CSD

16.364,06

4,63

10.104,00

 

10.104,00

2,86

3.2

Diện tích đưa vào sử dụng

 

 

 

6.191,00

 

6.260,06

1,77

4

Đất đô thị

DTD

15.007,13

4,25

 

 

24.614,62

6,97

5

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

DBT

34.963,37

9,90

 

 

36.300,00

10,28

6

Đất khu du lịch

DDL

21.241,00

6,01

 

 

21.891,00

6,20

 

 

3.2. Phân kỳ diện tích đất chuyển mục đích sử dụng

Đơn vị tính: ha

STT

Loại đất

Mã đất

 Cả thời kỳ 2011 - 2020

Phân theo kỳ

Kỳ đầu đến năm 2015

Kỳ cuối đến năm 2020

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

NNP/PNN

19.479,55

5915,43

13.564,12

 

Trong đó

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

LUA/PNN

6.617,10

2184,55

4432,55

 

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC/PNN

3.109,17

1177,34

1931,83

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN/PNN

4.732,47

1514,87

3217,60

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH/PNN

204,90

10,00

194,90

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD/PNN

146,67

20,00

126,67

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX/PNN

3.788,24

743,46

3044,78

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS/PNN

115,66

42,50

73,16

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối và đất nông nghiệp khác

RSX/NKR

651,71

175,00

476,71

 

3.3. Phân kỳ diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng    

Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Mã đất

Cả thời kỳ 2011-2020

Phân theo kỳ

 

Kỳ đầu đến năm 2015

Kỳ cuối đến năm 2020

 
 

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

4.836,32

1.645,00

3.191,32

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

Đất rừng sản xuất

RSX

3.835,00

1.500,00

2.335,00

 

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

1.423,74

533,50

890,24

 

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

2.1

Đất quốc phòng

CQP

319,71

106,00

213,71

 

2.2

Đất khu công nghiệp

SKK

2,00

 

2,00

 

2.3

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

81,86

19,00

62,86

 

2.4

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

16,60

16,00

0,60

 

2.5

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

53,38

9,00

44,38

 

2.6

Đất phát triển hạ tầng

DHT

120,45

31,50

88,95

 

 Trong đó:

 

 

 

 

 

-

Đất cơ sở văn hóa

DVH

3,74

0,50

3,24

 

-

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

1,19

 

1,19

 

-

Đất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

19,39

7,00

12,39

 

2.7

Đất ở tại đô thị

ODT

15,00

3,00

12,00

 

4. Kế hoạch sử dụng đất kỳ đầu

4.1. Chỉ tiêu sử dụng đất theo mục đích sử dụng đến từng năm

            Đơn vị tính: ha

STT

Loại đất

Mã đất

Hiện trạng năm 2010

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

 

TỔNG DIỆN TÍCH TỰ NHIÊN

 

353.171,60

 

 

 

 

 

1

Đất nông nghiệp

NNP

293.378,12

293.174,52

292.596,94

291.670,14

290.507,41

289.311,85

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Đất trồng lúa

LUA

48.032,82

47.948,72

47.572,03

46.996,73

46.335,55

45.657,55

 

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC

32.289,17

32.250,17

32.100,53

32.160,83

32.148,83

32.102,45

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN

44.429,49

44.375,99

44.152,79

43.835,79

43.388,62

42.787,62

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH

34.840,37

34.780,37

33.440,37

31.020,37

28.670,37

25.290,37

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD

33.783,77

33.883,77

33.978,77

34.183,77

34.183,77

34.383,77

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX

111.189,16

111.114,16

112.399,26

114.732,26

117.259,26

120.690,70

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản

NTS

4.186,66

4.196,66

4.242,66

4.291,66

4.377,16

4.443,16

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

43.429,42

43.633,02

44.549,60

46.103,90

47.930,63

49.674,19

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

2.1

Đất trụ sở cơ quan, C.trình sự nghiệp

CTS

214,62

217,62

230,62

235,52

254,52

260,52

2.2

Đất quốc phòng

CQP

2.556,52

2.586,52

2.645,52

2.765,52

2.930,52

3.030,52

2.3

Đất an ninh

CAN

460,62

460,62

466,62

480,62

509,79

543,35

2.4

Đất khu công nghiệp

SKK

248,33

263,33

296,33

392,33

525,33

640,33

2.5

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

1.820,92

1.840,92

1.946,92

2.119,92

2.279,92

2.429,92

2.6

Đất di tích danh thắng

DDT

99,13

99,13

100,13

100,13

100,13

100,13

2.7

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

243,24

244,24

251,24

258,24

273,24

287,24

2.8

Đất tôn giáo, tín ngưỡng

TTN

101,76

101,76

104,91

105,40

105,46

105,46

2.9

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

814,98

819,98

839,98

870,98

900,98

940,98

2.10

Đất phát triển hạ tầng

DHT

12.574,81

12.590,91

12.889,50

13.386,31

13.867,31

14.372,31

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

2.10.1

Đất cơ sở văn hóa

DVH

169,37

169,37

173,37

177,87

182,87

186,87

2.10.2

Đất cơ sở y tế

DYT

108,71

108,71

110,71

113,82

118,82

122,82

2.10.3

Đất cơ sở giáo dục - đào tạo

DGD

858,84

858,84

877,84

909,84

956,84

999,84

2.10.4

Đất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

138,16

144,16

200,35

335,35

433,35

530,35

2.11

Đất ở tại đô thị

ODT

1.651,68

1.675,72

1.767,72

1.880,34

2.002,34

2.137,34

3

Đất chưa sử dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

Đất chưa sử dụng còn lại

CSD

16.364,06

16.364,06

16.025,06

15.397,56

14.733,56

14.185,56

 

Diện tích đưa vào sử dụng

 

 

 

339,00

627,50

664,00

548,00

4

Đất đô thị

DTD

15.007,13

17.009,27

17.009,27

17.411,64

18.278,91

19.194,04

5

Đất khu bảo tồn thiên nhiên

DBT

34.963,37

33.883,77

33.978,77

34.183,77

34.183,77

34.383,77

6

Đất khu du lịch

DDL

21.241,00

21.241,00

21.261,00

21.311,00

21.411,00

21.411,00

 

4.2. Diện tích đất chuyển mục đích sử dụng theo từng năm kế hoạch

                                                                                       Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Mã đất

Giai đoạn 2011 -  2015

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Đất nông nghiệp chuyển sang đất phi nông nghiệp

NNP/PNN

5.915,43

208,60

881,74

1.431,80

1.632,73

1.760,56

1.1

Đất trồng lúa

LUA/PNN

2.184,55

79,10

361,69

497,70

588,06

658,00

 

Đất chuyên trồng lúa nước

LUC/PNN

1.177,34

59,00

179,64

239,70

312,00

387,00

1.2

Đất trồng cây lâu năm

CLN/PNN

1.514,87

58,50

164,20

297,00

419,17

576,00

1.3

Đất rừng phòng hộ

RPH/PNN

10,00

10,00

 

 

 

 

1.4

Đất rừng đặc dụng

RDD/PNN

20,00

 

5,00

15,00

 

 

1.5

Đất rừng sản xuất

RSX/PNN

743,46

15,00

129,90

227,00

193,00

178,56

1.6

Đất nuôi trồng thủy sản tập trung

NTS/PNN

42,50

 

8,00

21,00

9,50

4,00

2

Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất trong nội bộ đất nông nghiệp

 

 

 

 

 

 

 

 

Đất rừng sản xuất chuyển sang đất sản xuất nông nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác khác

RSX/NKR

175,00

10,00

25,00

40,00

30,00

70,00

 

4.3. Diện tích đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng theo từng năm kế hoạch

                                                                                           Đơn vị tính: ha

STT

Chỉ tiêu

Mã đất

Giai đoạn 2011-2015

Phân theo các năm

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

1

Đất nông nghiệp

NNP

1.645,00

 

245,00

465,00

420,00

515,00

 

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

Đất rừng sản xuất

RSX

1.500,00

 

200,00

400,00

400,00

500,00

2

Đất phi nông nghiệp

PNN

533,50

 

94,00

162,50

244,00

33,00

2.1

Đất quốc phòng

CQP

106,00

 

11,00

35,00

50,00

10,00

2.2

Đất cho hoạt động khoáng sản

SKS

19,00

 

6,00

3,00

10,00

 

2.3

Đất bãi thải, xử lý chất thải

DRA

16,00

 

1,00

2,00

5,00

8,00

2.4

Đất nghĩa trang, nghĩa địa

NTD

9,00

 

5,00

4,00

 

 

2.5

Đất phát triển hạ tầng

DHT

31,50

 

1,00

13,50

17,00

 

 

Trong đó

 

 

 

 

 

 

 

-

Đất cơ sở văn hóa

DVH

0,50

 

 

0,50

 

 

-

Đất cơ sở thể dục - thể thao

DTT

7,00

 

1,00

3,00

3,00

 

2.6

Đất ở tại đô thị

ODT

3,00

 

 

3,00

 

 

4.4. Dự kiến các khoản thu chi trong kỳ kế hoạch

Tổng thu  :  4.420,10 tỷ đồng

Tổng chi  :  7.926,41 tỷ đồng

Cân đối thu chi (thu - chi) = 3.506,31 tỷ đồng, bình quân hàng năm thu được khoảng gần 700,0 tỷ đồng.

5. Giải pháp thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất

5.1. Giải pháp về chính sách:

- Rà soát để hoàn thiện, bổ sung hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành về cơ chế, chính sách trong sử dụng đất đai và quản lý quy hoạch được duyệt theo hướng: Xây dựng được cơ chế tài chính, kinh tế đất; chính sách thu hút đầu tư; tăng nguồn thu từ đất cho ngân sách thông qua công cụ giá đất;

- Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong quản lý nhà nước về đất đai. Nâng cao vai trò của người sử dụng đất.

- Tiếp tục củng cố và kiện toàn bộ máy tổ chức quản lý đất đai từ cấp tỉnh đến cơ sở, đảm bảo có đủ năng lực hoàn thành nhiệm vụ được giao; xây dựng kế hoạch đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý đất đai, nhất là đội ngũ cán bộ địa chính cấp xã;

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật, đảm bảo cho việc sử dụng đất theo đúng quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

- Phân bổ chỉ tiêu sử dụng đất cho các huyện, thành phố làm cơ sở cho việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của cấp huyện.

- Quản lý, giám sát chặt chẽ, điều chỉnh kịp thời quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, đảm bảo phù hợp với yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

5.2. Giải pháp về nguồn lực và vốn đầu tư:

- Tiếp tục duy trì và bố trí nguồn thu ngân sách từ đất đai để hoàn thiện bộ hồ sơ địa chính chính quy phục vụ công tác quản lý;

- Có kế hoạch sắp xếp ưu tiên thực hiện các dự án, công trình trọng điểm, các công trình về hạ tầng cơ sở kỹ thuật, hạ tầng xã hội, phát triển giao thông đồng bộ gắn với phát triển đô thị hóa và khu dân cư nông thôn;

- Huy động vốn của mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển, đặc biệt là thu hút đầu tư hạ tầng kỹ thuật các khu, cụm công nghiệp, hoạt động khai thác khoáng sản...; Tăng cường hoạt động có hiệu quả của quỹ phát triển đất, dành nguồn lực cho quản lý đất đai bằng nguồn thu hàng năm từ đất; tranh thủ nguồn vốn hợp pháp từ các chương trình, dự án của Chính phủ và các tổ chức phi chính phủ; kêu gọi, thu hút vốn đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước thực hiện các Dự án theo quy hoạch được duyệt;

5.3. Giải pháp về khoa học và công nghệ:

- Tập trung đầu tư trang thiết bị, ứng dụng kịp thời tiến bộ khoa học công nghệ, nhất là công nghệ thông tin trong công tác quản lý, sử dụng đất; nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ cao trong quản lý đất đai; nâng cao chất lượng công tác dự báo, lập, thẩm định, quản lý, tổ chức thực hiện và giám sát quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

- Khuyến khích các cơ sở sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp đầu tư phát triển công nghệ sạch, thân thiện với môi trường và tiết kiệm nguyên nhiên liệu.

5.4. Giải pháp về bảo vệ, cải tạo đất và bảo vệ môi trường

Thực hiện các biện pháp nhằm chống xói mòn, rửa trôi hủy hoại đất: Kết hợp sản xuất nông - lâm trong sử dụng đất, nhằm đảm bảo sử dụng hợp lý tài nguyên đất. Phải có phương án an toàn về môi trường khi sử dụng đất vào các hoạt động khai thác khoáng sản, vật liệu xây dựng, khi kết thúc hoạt động khai thác bắt buộc phải tổ chức phục hồi hiện trạng bề mặt sử dụng đất.

Các biện pháp nhằm sử dụng đất tiết kiệm và tăng giá trị đất:  Xây dựng và thực hiện đồng bộ các quy hoạch có liên quan đến sử dụng đất: Quy hoạch phát triển đô thị; trung tâm cụm, xã; các khu dân cư nông thôn; khu, cụm công nghiệp...; Phát triển nông lâm nghiệp phải gắn với phát triển hạ tầng kinh tế: Giao thông, thủy lợi, cơ sở chế biến, thị trường tiêu thụ...; Giao đất theo đúng tiến độ, năng lực khai thác sử dụng đất đối với tất cả các trường hợp có nhu cầu sử dụng đất mới; Đẩy mạnh việc cải tạo, khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho các mục đích phù hợp.

Các biện pháp bảo vệ môi trường: Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật để sử dụng đất đúng mục đích, tiết kiệm, có hiệu quả gắn liền với phát triển bền vững. Xây dựng cơ chế thống nhất giữa quản lý đất đai và bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho tổ chức và cá nhân trong quá trình sử dụng đất. Đầu tư các công trình xử lý chất thải ở các khu công nghiệp, bệnh viện, khu đô thị đảm bảo chất thải được xử lý đủ tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường. Thường xuyên kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm Pháp luật về bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực quan trắc môi trường để kiểm soát, đánh giá chính xác và kịp thời mức độ ô nhiễm môi trường./.

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN