Tìm kiếm văn bản : Nơi ban hành :
Số hiệu : Từ khóa :
Loại văn bản :
Loại văn bản : Nghị quyết Số hiệu : 39/2006/NQ-HÐND
Người ký : Nguyễn Văn Vượng Nơi ban hành : Nguyễn Văn Vượng
Ngày phát hành : 15/12/2006 Ngày có hiệu lực : 20/12/2006

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN

TỈNH THÁI NGUYÊN

 


Số: 39/2006/NQ-HĐND

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 


Thái Nguyên, ngày 15  tháng 12  năm 2006

              

NGHỊ QUYẾT

Về việc Phê chuẩn "Đề án bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2007 – 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên".

 


 

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN

KHOÁ XI, KỲ HỌP THỨ 7.

 

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường năm 29/11/2005;

Căn cứ Quyết định số 256/2003/QĐ-TTg, ngày 02/12/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;

Căn cứ Quyết định số 153/2004/QĐ-TTg, ngày 17/8/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam;

Căn cứ Quyết định số 34/2005/QĐ-TTg ngày 22/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 41-NQ/TW;

Sau khi xem xét Tờ trình số 52/TTr-UBND ngày 04/12/2006 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên  về việc đề nghị thông qua “Đề án Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2007 – 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Phê chuẩn Đề án “Bảo vệ môi trường trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá giai đoạn 2007 – 2010 và những năm tiếp theo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” (có Đề án kèm theo). Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số vấn đề như sau:

1. Về các mục tiêu chủ yếu về bảo vệ môi trường (BVMT) đến năm 2010:

  - 100% các chiến lược, qui hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; các chương trình, dự án đầu tư phát triển phải lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và thực hiện đầy đủ các giải pháp bảo vệ môi trường đã cam kết.

- 100% các khu, cụm công nghiệp tập trung trước khi đi vào hoạt động phải có thiết kế và xây dựng hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường, thực hiện xử lý chất thải;

- 90% rác thải sinh hoạt thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn trên địa bàn tỉnh được chôn lấp hợp vệ sinh. Tổ chức thu gom xử lý chất  thải y tế để xử lý tập trung ở 100% cơ sở y tế, đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

- Hoàn thành xử lý triệt để 08 cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng theo Quyết định số 64/2003/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ.

- 100% các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình phải nộp phí bảo vệ môi trường đối với nước thải; 100% các doanh nghiệp khai thác khoáng sản nộp phí bảo vệ môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản

- 90% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; 70% trở lên các công trình vệ sinh đạt tiêu chuẩn;

- Nâng độ che phủ rừng đạt 50%.

- 100% các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mới trên toàn tỉnh phải đăng ký và xin cấp giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất và xả nước thải ra môi trường trước khi hoạt động.

2. Các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu:

a) Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác bảo vệ môi trường:

Phổ biến Luật Bảo vệ môi trường 2005, Nghị quyết số 41-NQ/TW của Bộ Chính trị về bảo vệ môi trường trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Nâng cao nhận thức của các ngành, các cấp, các tổ chức, các bậc học phổ thông và cộng đồng dân cư về công tác bảo vệ môi trường.

Xây dựng và áp dụng tiêu chí bảo vệ môi trường trong công tác thi đua khen thưởng, công bố công khai hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; phổ biến rộng rãi thông tin về hiện trạng môi trường.

b)  Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước bảo vệ môi trường và đào tạo nguồn nhân lực cho công tác bảo vệ môi trường:

Cụ thể hóa yêu cầu, quy định pháp luật về bảo vệ môi trường phù hợp với điều kiện của địa phương;

Nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn cho cán bộ làm công tác bảo vệ môi trường ở các cấp, các ngành. Tăng cường lựa chọn cán bộ có năng lực đảm nhận công tác môi trường, đảm bảo cán bộ quản lý cho ngành Tài nguyên và Môi trường.

c)Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; đóng cửa và di rời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

d) §Èy m¹nh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường; áp dụng các biện pháp kinh tế, tăng cường đầu tư, bảo đảm từ năm 2007 trở đi, mỗi năm giành Ýt nhÊt 1% tæng chi ng©n s¸ch ®Þa ph­¬ng  cho ho¹t ®éng  sự nghiệp bảo vệ môi trường; tăng cường  hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường; T¨ng c­êng ph©n cÊp c«ng t¸c qu¶n lý, lµm râ tr¸ch nhiÖm  b¶o vÖ m«i tr­êng.

đ) Tích cực khắc phục, phòng ngừa ô nhiễm, suy thoái môi trường:

Thực hiện tốt công tác lập, thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, báo cáo đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường. Khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp tập trung.

Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản lý quy hoạch về bảo vệ môi trường, tổ chức tốt công tác thu gom, quản lý, xử lý rác thải đảm bảo vệ sinh môi trường; tăng cường quan trắc, giám sát, kiểm soát ô nhiễm môi trường.

Tổ chức triển khai có hiệu quả các đề án, dự án đầu tư bảo vệ môi trường, đặc biệt đề án tổng thể bảo vệ và phát triển bền vững môi trường sinh thái, cảnh quan lưu vực sông Cầu; dự án thoát nước và xử lý nước thải thành phố Thái Nguyên do Chính phủ Pháp viện trợ.

Tập trung bảo vệ môi trường các khu vực trọng điểm như: Khu dân cư tập trung, khu cụm công nghiệp, khu du lịch và danh lam thắng cảnh.

Điều 2: Giao Uỷ ban nhân dân tỉnh xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức chỉ đạo thực hiện đề án; định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với Hội đồng nhân dân tỉnh.

Điều 3: Giao Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban Kinh tế và Ngân sách, các Ban Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thường xuyên kiểm tra, giám sát các cấp, các ngành, các đơn vị trong quá trình thực hiện Nghị quyết này.

Nghị quyết được Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngµy 14 th¸ng 12 n¨m 2006./.

                                   

 

CHỦ TỊCH

 

  Nguyễn Văn Vượng