Tìm kiếm văn bản : | Nơi ban hành : | ||
Số hiệu : | Từ khóa : | ||
Loại văn bản : |
Loại văn bản : | Quyết định | Số hiệu : | 1100/QÐ-UBND |
Người ký : | Vũ Hồng Bắc | Nơi ban hành : | UBND tỉnh Thái Nguyên |
Ngày phát hành : | 20/05/2009 | Ngày có hiệu lực : | 31/05/2009 |
UỶ BAN NHÂ N DÂNTỈNH THÁI NGUYÊN Số: 1100/QĐ-UBND |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Thái Nguyên, ngày 20 tháng 5 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ chức
hành nghề công chứng” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân năm 2003;
Căn cứ Luật Công chứng năm 2006;
C¨n cø Nghị định số 02/2008/NĐ-CP ngày 04/01/2008 của Chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của Luật công chứng;
Căn cứ Thông tư 03/2008/TT-BTP ngày 25/8/2008 của Bộ Tư pháp hướng dẫn thực hiện Nghị định 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tỉnh Thái Nguyên tại Tờ trình số 594/TTr-STP ngày 28/4/2009 về việc phê duyệt Đề án “Quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng”,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng” trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2009-2015 định hướng đến 2020 với một số nội dung chủ yếu sau:
1. Quan điểm phát triển hoạt động công chứng:
1.1. Thể chế hoá đầy đủ chủ trương của Đảng và Nhà nước về cải cách hành chính và cải cách tư pháp đối với những nội dung liên quan đến hoạt động công chứng.
1.2. Quán triệt và vận dụng một cách phù hợp các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về xã hội hoá một số lĩnh vực quản lý nhà nước.
2. Mục tiêu của đề án:
2.1. Phát triển tổ chức hành nghề công chứng phù hợp với yêu cầu cải cách hành chính đồng thời phải đi đôi với tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động công chứng trên địa bàn toàn tỉnh.
2.2. Phát triển hệ thống tổ chức công chứng mang tính dịch vụ công, từng bước xã hội hoá hoạt động công chứng đồng thời giao cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện công chứng toàn bộ các hợp đồng giao dịch; xây dựng quan hệ dịch vụ bình đẳng giữa công chứng viên và người yêu cầu công chứng; phát huy tính chủ động sáng tạo của công chứng viên trong hoạt động công chứng; loại bỏ lối làm việc quan liêu, bàn giấy theo thói quen cũ của một bộ phận công chứng viên.
2.3. Phát triển đội ngũ công chứng viên đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, trong sáng về đạo đức nghề nghiệp, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội về công chứng; phục vụ đắc lực cho công cuộc cải cách hành chính, cải cách tư pháp và hội nhập kinh tế quốc tế. Bảo đảm cho các hoạt động giao dịch về dân sự, kinh tế, thương mại... giữa các bên được giao kết đúng pháp luật, hạn chế các tranh chấp.
3. Mô hình mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng tại tỉnh Thái Nguyên:
Mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng cần được quy hoạch phù hợp với nhu cầu công chứng trên địa bàn tỉnh, tránh tình trạng chồng chéo hoặc cạnh tranh không lành mạnh giữa các tổ chức hành nghề công chứng tại địa phương.
Trên 9 đơn vị hành chính cấp huyện (1 thành phố, 1 thị xã và 7 huyện) bảo đảm ở mỗi đơn vị có ít nhất 01 tổ chức hành nghề công chứng hoạt động. Riêng Thành phố Thái Nguyên ngoài phòng Công chứng số 1 có thể thành lập thêm 03 Văn phòng công chứng trên địa bàn phía Bắc, phía Nam và phía Tây thành phố. Khoảng cách giữa trụ sở của các tổ chức hành nghề công chứng phải bảo đảm ít nhất 5km. Mỗi Phòng công chứng có ít nhất 03 công chứng viên, mỗi Văn phòng công chứng có ít nhất 01 công chứng viên.
4. Định hướng phát triển hoạt động công chứng:
4.1. Củng cố kiện toàn các Phòng công chứng đang hoạt động:
- Phòng Công chứng số I thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và các hợp đồng, giao dịch về động sản khác. Đến 2015 phát triển đội ngũ công chứng viên từ 5 đến 7 người.
- Phòng công chứng số II thực hiện công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trên địa bàn thị xã Sông Công và các hợp đồng, giao dịch về động sản khác. Đến 2015 phát triển đội ngũ công chứng viên từ 4- 5 người.
4.2. Đào tạo, phát triển đội ngũ công chứng viên:
Từ nay đến 2012 tập trung đào tạo phát triển 15 – 20 công chứng viên đủ để bổ sung cho sự phát triển của Phòng công chứng và các Văn phòng công chứng. Cần quan tâm phát triển công chứng viên có điều kiện hoạt động ở các huyện miền núi, vùng cao để chuẩn bị nguồn cho sự ra đời và hoạt động của các Văn phòng công chứng tại địa bàn các huyện. Lưu ý quan tâm phát triển công chứng viên từ nguồn cán bộ pháp lý công tác tại các cơ quan tư pháp và Uỷ ban nhân dân các cấp đã nghỉ chế độ nhưng vẫn đủ điều kiện về sức khoẻ và năng lực công tác để hoạt động trong lĩnh vực công chứng.
4.3. Thành lập các Tổ chức hành nghề công chứng:
- Từ nay đến 2012 thành lập Văn phòng công chứng ở các huyện Phổ Yên, Phú Bình, Đồng Hỷ và 01 Văn phòng công chứng ở phía Nam thành phố Thái Nguyên. Phấn đấu đến năm 2015 thành lập đủ các Văn phòng công chứng trên địa bàn các huyện, thành phố theo Đề án.
- Căn cứ yêu cầu công chứng của các tổ chức, công dân trên địa bàn, đến năm 2013 thành lập thêm Phòng công chứng số III tại địa phương có nhiều yêu cầu công chứng trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.
4.4. Giao việc công chứng các hợp đồng, giao dịch cho các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện:
Từ 01/7/2009, Uỷ ban nhân dân các xã, phường trên địa bàn thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công không thực hiện chứng thực các hợp đồng, giao dịch về bất động sản.
Giao việc công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trên địa bàn thành phố Thái Nguyên cho Phòng công chứng số I thực hiện. Giao việc công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản trên địa bàn thị xã Sông Công cho Phòng công chứng số II thực hiện.
Các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trên địa bàn các huyện còn lại khi các tổ chức hành nghề công chứng được thành lập trên địa bàn sẽ do các tổ chức hành nghề công chứng thực hiện.
5. Tổ chức thực hiện
Để bảo đảm thực thi có hiệu quả việc triển khai xây dựng mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng theo quy định của Luật Công chứng đồng thời với việc triển khai thực hiện cải cách hành chính trong hoạt động công chứng đáp ứng yêu cầu của tổ chức và công dân; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực công chứng; góp phần tích cực trong việc giữ gìn trật tự an toàn xã hội; thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao kết hợp đồng; phòng ngừa và hạn chế tranh chấp, các Sở, ngành và Uỷ ban nhân dân cấp huyện cần thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể sau:
5.1. Sở Tư pháp:
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ xây dựng kế hoạch kiện toàn tổ chức và thành lập mới Phòng công chứng.
- Khảo sát nhu cầu bồi dưỡng nghiệp vụ đào tạo Công chứng viên; tổ chức việc đào tạo và phát triển đội ngũ công chứng viên theo quy hoạch để đáp ứng yêu cầu phát triển các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn.
- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân cấp huyện trong việc triển khai thực hiện Đề án phát triển mạng lưới tổ chức hành nghề công chứng trong tỉnh.
- Xây dựng quy trình thực hiện công chứng để thực hiện thống nhất trên cơ sở bảo đảm cải cách hành chính và tuân thủ các quy định của pháp luật về công chứng.
- Đôn đốc thực hiện, tổng hợp và báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện Đề án. Tham mưu, đề xuất điều chỉnh, bổ sung Đề án cho phù hợp với định hướng phát triển và tình hình thực tiễn.
5.2. Sở Nội vụ:
Phối hợp với Sở Tư pháp xác định cụ thể về tổ chức, bộ máy, biên chế viên chức cho các Phòng công chứng; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh quyết định kiện toàn, thành lập mới Phòng công chứng và giao biên chế viên chức hàng năm cho các Phòng công chứng.
5.3. Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng:
Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp xây dựng quy trình thực hiện các giao dịch về đất đai, nhà ở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và quy trình thực hiện các giao dịch về đất đai, nhà ở trên địa bàn các huyện còn lại.
5.4. Các Sở, ngành có liên quan trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình phối hợp với Sở Tư pháp triển khai thực hiện Đề án “Quy hoạch và phát triển mạng lưới các tổ chức hành nghề công chứng” trên địa bàn.
5.5. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm:
- Tổ chức xây dựng kế hoạch và chỉ đạo thực hiện Đề án tại địa phương.
- Phối hợp với Sở Tư pháp khảo sát nhu cầu công chứng ở địa phương làm căn cứ cho việc phát triển tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn và tạo điều kiện về địa điểm, cơ sở vật chất cho tổ chức hành nghề công chứng hoạt động.
- Chỉ đạo Phòng Tư pháp tăng cường công tác tham mưu cho Uỷ ban nhân dân trong việc kiểm tra hoạt động công chứng của tổ chức hành nghề công chứng và hoạt động chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã trên địa bàn theo quy định.
Điều 2. Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã tổ chức hướng dẫn thực hiện Đề án.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành và đơn vị liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực thi hµnh sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Vũ Hồng Bắc