Tìm kiếm văn bản : Nơi ban hành :
Số hiệu : Từ khóa :
Loại văn bản :
Loại văn bản : Quyết định Số hiệu : 20/2014/QÐ-UBND
Người ký : Như Văn Tâm Nơi ban hành : UBND TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngày phát hành : 30/06/2014 Ngày có hiệu lực : 30/06/2014

 


 

 

 

UỶ BAN NHÂN DÂN 
TỈNH THÁI NGUYÊN

   CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

 

QUY ĐỊNH

Về quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng
 vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

(ban hành kèm theo Quyết định số  20/2014/QĐ-UBND , ngày  30  tháng 6 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

 

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Quy định này điều chỉnh các hoạt động trong quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN); quản lý nhà nước về VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 2. Đối tượng áp dụng:

Quy định này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 3. Nguyên tắc quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

Tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử  dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chỉ được hoạt động khi cơ quan có thẩm quyền cho phép, phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuận an toàn về VLNCN, phòng cháy chữa cháy (PCCC), an ninh trật tự (ANTT), các quy định tại Quy định này và các quy định khác có liên quan nhằm bảo đảm an ninh, trật tự xã hội, an toàn cho người, tài sản và môi trường thiên nhiên.

Điều 4. Các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

1. Nghiên cứu, thử nghiệm, sản xuất, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN không có giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

2. Lưu thông, sử dụng VLNCN không an toàn và không thuộc Danh mục VLNCN Việt Nam theo quy định của Nghị định 39/2009/NĐ-CP ngày 23/4/2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp (Sau đây gọi tắt là Nghị định 39/2009/NĐ-CP).

3. Chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn, thế chấp, biếu tặng, cất giấu hoặc sở hữu trái phép VLNCN.

4. Sử dụng VLNCN để săn bắt, khai thác trái phép động, thực vật, xâm hại sức khỏe con người, hủy hoại môi trường sinh thái, gây nguy hại đến an ninh, an toàn, trật tự xã hội. 

5. Sử dụng người chưa đủ tuổi thành niên, người không có chứng nhận nhân thân hợp lệ, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người mất năng lực hành vi dân sự, người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc người bị kết án nhưng chưa được xóa án tích tham gia quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng  VLNCN.

6. Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để cản trở bất hợp pháp, gây phiền hà, sách nhiễu đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân hoặc bao che hành vi vi phạm pháp luật về VLNCN.

7. Không cung cấp hoặc cung cấp thông tin sai lệch về VLNCN. Không báo cáo kịp thời, che giấu hoặc làm sai lệch thông tin báo cáo về mất cắp, thất thoát, tai nạn, sự cố VLNCN.

8. Những hành vi bị nghiêm cấm khác theo quy định của pháp luật.

 

Chương II

QUY ĐỊNH VỀ KINH DOANH, BẢO QUẢN, VẬN CHUYỂN VÀ

 SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP TRÊN

 ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

 

Mục 1

BẢO QUẢN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

Điều 5. Hồ sơ đầu tư, thiết kế, thẩm tra thiết kế xây dựng kho vật liệu nổ công nghiệp:

1. Chỉ các tổ chức có giấy phép kinh doanh, sử dụng VLNCN và dịch vụ nổ mìn được đầu tư xây dựng và quản lý kho chứa VLNCN; Hồ sơ đầu tư xây dựng kho VLNCN phải được lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng kho VLNCN theo các quy định của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12/2/2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình và Thông tư 03/2009/TT-BXD ngày 26/3/2009 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP.

2. Người quyết định đầu tư phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công cùng với Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng kho VLNCN đối với trường hợp thực hiện thiết kế 1 bước; chủ đầu tư phê duyệt thiết kế kỹ thuật (trong trường hợp thiết kế 3 bước) hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp thiết kế 2 bước) hoặc thiết kế khác triển khai sau thiết kế cơ sở.

Người phê duyệt thiết kế kho VLNCN phải căn cứ vào kết quả thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy của Phòng cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ (Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH); kết quả thẩm tra thiết kế của Sở Công Thương và quy định của pháp luật có liên quan để phê duyệt thiết kế. Nội dung phê duyệt thiết kế theo quy định tại Nghị định 15/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Nghị định 15/2013/NĐ-CP) và Thông tư 10/2013/TT-BXD ngày 25/7/2013 của Bộ Xây dựng Quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng công trình xây dựng (Thông tư 10/2013/TT-BXD).

3. Hồ sơ thiết kế kho VLNCN phải được thẩm duyệt PCCC theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04/04/2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy (Nghị định số 35/2003/NĐ-CP). Chỉ được phép thi công công trình khi hồ sơ thiết kế kỹ thuật đã được cấp “Giấy chứng nhận thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” theo mẫu PC1 Phụ lục 1 và đóng dấu “Đã thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy” theo mẫu PC2 Phụ lục 1 Thông tư số 11/2014/TT-BCA ngày 12/3/2014 của Bộ Công an quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP và nghị định số 46/2012/NĐ-CP ngày 22/5/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật PCCC (sau đây gọi tắt là Thông tư 11/2014/TT-BCA).

4. Nội dung thẩm tra thiết kế kho VLNCN của Sở Công Thương:

a. Năng lực của tổ chức tư vấn, cá nhân thực hiện khảo sát thiết kế so với quy định của pháp luật.

b. Sự phù hợp của thiết kế kho VLNCN với các yêu cầu kỹ thuật được nêu tại Quy định này và Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp (Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT).

Điều 6. Yêu cầu đối với kho vật liệu nổ công nghiệp:

1. Yêu cầu về địa điểm và kỹ thuật.

a. Vị trí xây dựng kho VLNCN phải đảm bảo thỏa mãn các điều kiện về khoảng cách an đến khu vực khai trường và các công trình lân cận, khoảng cách an toàn được quy định tại Khoản 8 Điều 4 và được tính toán theo Phụ lục D -QCVN 02:2008/BCT.

Vị trí xây dựng kho phải được các cơ quan chức năng (Sở Công Thương, Phòng cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (viết tắt là Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH), Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) kiểm tra thống nhất và chấp thuận bằng văn bản trước khi xây dựng.

b. Các yêu cầu kỹ thuật chính

- Các nhà kho chứa VLNCN phải quay theo hướng Bắc - Nam để tránh ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào trong nhà. Trường hợp địa hình phức tạp thì cũng không được bố trí lệnh hướng Bắc - Nam lớn hơn 15 độ.

- Khoảng cách giữa các nhà kho và khoảng cách từ nhà kho đến các công trình ngoài phạm vi kho phải bảo đảm các yêu cầu qui định tại Khoản 8, Điều 4 của Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

- Các kho phải có hàng rào bao quanh. Ngoài hàng rào phải có khu vực cấm các hoạt động tụ họp, đốt lửa ít nhất 50 m kể từ hàng rào. Trên các đường vào nơi bảo quản VLNCN phải đặt biển báo “Nguy hiểm - Cấm lửa” tại vị trí cách kho ít nhất 50 m.

- Trong phạm vi kho được xây dựng các nhà và công trình sau:

+  Các nhà kho chứa thuốc nổ và phương tiện nổ.

+  Phòng để mở các hòm vật liệu nổ và cắt dây nổ, dây cháy chậm.

+  Các chòi gác.

+  Kho chứa phương tiện, dụng cụ chữa cháy.

+ Các bể chứa nước.

+ Phòng thường trực.

- Hàng rào phải cách tường nhà kho gần nhất trên 40m. Hàng rào có thể làm bằng dây thép gai, gỗ, gạch, đá nhưng chiều cao không thấp hơn 2 m.

+ Ở những vị trí không đủ khoảng cách như trên nhưng địa hình hiểm trở khó có khả năng xâm nhập kho trái phép, khoảng cách từ hàng rào đến tường nhà kho gần nhất có thể giảm nhưng không được nhỏ hơn 5m, hàng rào kho phải được xây bằng gạch, đá, chiều cao không thấp hơn 2m, phía trên hàng rào phải chăng dây thép gai cao 0.5 m và phải được cơ quan quản lý VLNCN có thẩm quyền (Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) cho phép bằng văn bản.

+ Cổng ra vào kho phải có cửa và khoá cửa.

- Nền và sàn nhà phải đảm bảo luôn khô ráo. Nền phải cao hơn mặt bằng quanh kho ít nhất 20 cm. Sàn nhà phải cao hơn nền ít nhất 30 cm, sàn có thể lát gạch, gỗ, đổ bê tông. Sàn phải phẳng, không có khe hở, lỗ thủng.

- Số lượng cửa ra vào nhà kho phải đảm bảo khoảng cách từ cửa đến điểm xa nhất bất kỳ của nhà kho không quá 15 m.

- Cửa sổ nhà kho hoặc lỗ thông hơi có kích thước cạnh lớn hơn 200 mm, phải có chắn song sắt tròn đường kính không nhỏ hơn 15 mm, đan ô mắt vuông 150 x 150 mm; chắn song sắt phải cắm sâu vào tường ít nhất 8 cm. Ngoài ra, phải có lưới sắt chống chuột và chim trời. Cửa sổ, lỗ thông hơi phải có kết cấu chống mưa hắt. Tỷ lệ diện tích cửa sổ so với mặt sàn ít nhất từ 1/25 đến 1/30.

- Các cửa vào nhà kho phải có hai lần cửa, mỗi cửa phải có khoá loại chống cắt. Cửa ngoài phải bọc tôn và mở ra phía ngoài. Bản lề, móc khoá phải được bắt vào cửa sao cho không tháo được khi cửa đóng và khoá. Then cửa phía ngoài phải bằng thép Ø16 trở lên, hai đầu có khuy gắn chắc chắn vào tường hai bên cửa.

- Hệ thống điện, đèn chiếu sáng trong kho hoặc côngtenơ chứa VLNCN phải thuộc loại phòng nổ. Các loại đèn chiếu sáng cố định phải được lắp sao cho bề mặt nóng của đèn không tiếp xúc với VLNCN, các mảnh nóng không rơi vào VLNCN trong kho khi đèn bị vỡ.

- Các nhà kho kiểu nổi, nửa ngầm đều phải có bảo vệ chống sét theo đúng các qui định tại Phụ lục L của Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT. Các nhà kho chứa không quá 150 kg chất nổ thì không nhất thiết phải có bảo vệ chống sét nếu đảm bảo khoảng cách an toàn theo quy định tại Khoản 8, Điều 4 Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT và phải sơ tán người liên quan đến nơi an toàn trong trường hợp có dông bão.

- Xây dựng ụ bảo vệ kho cố định:

+ Khi khoảng cách giữa các nhà kho hoặc từ nhà kho đến các công trình lân cận không đảm bảo qui định tại Khoản 8, Điều 4 của Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT thì phải đắp ụ bảo vệ.

+ Chỉ được dùng đất dẻo hoặc rời để đắp ụ bảo vệ. Cấm dùng các loạt đá, sỏi vật liệu cháy được (than cám, than bùn) để đắp ụ. Kè chống sạt lở chân ụ có thể xây bằng gạch, đá nhưng chiều cao của kè này không vượt quá 1,5m so với nền kho.

+  Ụ phải cao hơn mái đua hoặc mái bằng của nhà kho ít nhất 1,5 m; Chiều rộng đỉnh ụ không nhỏ hơn 1 m; Chiều rộng chân ụ xác định theo độ dốc ổn định của loại đất dùng đắp ụ.

+ Chân ụ bảo vệ cách tường nhà kho ít nhất 1 m và không quá 3 m, riêng phía cửa ra vào nhà kho cho phép không quá 4 m. Giữa chân ụ và tường nhà kho phải có rãnh thoát nước.

+ Khi đắp ụ bảo vệ phải chừa lối ra vào, phía trước lối ra vào phải đắp ụ phụ cách chân ụ chính từ 1 đến 3 m. Chiều dài ụ phụ phải đảm bảo từ bất cứ điểm nào trong nhà kho vạch một đường thẳng qua lối ra vào cũng gặp ụ phụ.

- Ngoài các yêu cầu chính được nêu trong quy định này, kho VLNVN phải tuân thủ các yêu cầu kỹ thuật khác nêu trong QCVN 02:2008/BCT.

2. Yêu cầu về an ninh trật tự kho vật liệu nổ công nghiệp.

a. Phải có chòi canh gác đảm bảo quan sát được toàn bộ kho VLNCN, trang bị các thiết bị, ánh sáng, phương tiện phục vụ việc bảo vệ canh gác, phòng cháy, phòng nổ, thông tin liên lạc, bốc dỡ và cấp phát VLNCN theo Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT. Không được sử dụng kho chứa VLNCN cho mục đích khác trong thời hạn hiệu lực quy định của Giấy phép sử dụng VLNCN.

b. Phải có phương án đảm bảo ANTT, biện pháp xử lý và phối hợp với chính quyền địa phương trong các trường hợp có sự cố, người xâm nhập trái phép và các trường hợp khẩn cấp khác. Phải đăng ký đầy đủ danh sách người làm việc liên quan đến VLNCN với cơ quan Công an địa phương.

3. Yêu cầu về phòng cháy, chữa cháy kho vật liệu nổ công nghiệp.

a. Các nhà kho của kho cố định phải xây dựng bằng vật liệu không cháy có bậc 1 chịu lửa theo TCVN 2622:95 Phòng cháy, chữa cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu thiết kế:

- Trường hợp tường kho xây bằng vật liệu xây dựng không cháy (gạch, đá, bê tông), phải có chiều dày ít nhất 220 mm. Mặt trong tường lót bằng vật liệu không phát sinh tia lửa dày 15 mm, tường kho quét vôi hoặc sơn mầu sáng.

- Trường hợp đặc biệt được cơ quan PCCC cho phép, có thể làm bằng ván gỗ ghép hai mặt, khoảng rỗng bên trong phải có bề dày ít nhất 200 mm và được điền đầy vật liệu dạng hạt (bê tông xỉ, cát, vôi vữa trộn mạt cưa). Các tường loại này phải được lót một lớp chống cháy hoặc trát vữa cả hai mặt trong ngoài, tường kho quét vôi hoặc sơn mầu sáng.

- Mái nhà kho phải làm bằng vật liệu không cháy, có thể làm bằng mái ngói hoặc fibrô xi măng, mái nhà kho phải có trần. Nếu nhà kho có mái bê tông cốt thép thì phải có lớp cách nhiệt.

- Các kho VLNCN phải được trang bị đầy đủ các phương tiện dụng cụ chữa cháy. Các bể chứa nước chứa từ 50 m3 trở lên phải có máy bơm để bơm chữa cháy.

- Kho phải có đường ống dẫn nước hoặc bể chứa nước chữa cháy. Phải có lối đi đến bể chứa nước thuận lợi. Dung tích bể chứa nước hoặc lượng nước cấp bằng đường ống xác định theo bảng H.1, Phụ lục H Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

b. Quá trình xây dựng công trình kho VLNCN phải thực hiện đúng các thiết kế đã được thẩm duyệt về PCCC, đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC trong suốt quá trình thi công.

 Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm kiểm tra thi công trong quá trình xây dựng công trình kho VLNCN theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 11/2014/TT-BCA.

4. Yêu cầu về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

a. Khi xây dựng mới, mở rộng hoặc cải tạo kho bảo quản, sử dụng VLNCN thì chủ đầu tư, người sử dụng lao động phải lập phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động đối với nơi làm việc của người lao động và môi trường.

b. Phương án về các biện pháp bảo đảm an toàn lao động, vệ sinh lao động gồm các nội dung:

- Địa điểm, quy mô công trình, nêu rõ khoảng cách từ công trình đến khu dân cư và các công trình khác.

- Liệt kê, mô tả chi tiết các hạng mục công trình, cơ sở.

- Nêu rõ những yếu tố nguy hiểm, có hại, sự cố có thể phát sinh trong quá trình hoạt động.

- Các biện pháp cụ thể nhằm loại trừ, giảm thiểu các yếu tố nguy hiểm, có hại; phương án xử lý sự cố, ứng cứu khẩn cấp.

5. Công tác nghiệm thu kho vật liệu nổ công nghiệp.

a. Chủ đầu tư có trách nhiệm tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng kho VLNCN, bao gồm: Nghiệm thu công việc xây dựng trong quá trình thi công xây dựng; nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào sử dụng.

b. Kho VLNCN khi xây dựng xong phải được Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH kiểm tra và ra văn bản nghiệm thu về Phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại Điều 8 Thông tư số 11/2014/TT-BCA.

Người đứng đầu cơ sở phải có cam kết theo quy định tại Điều 10, Thông tư số 11/2014/TT-BCA với cơ quan Cảnh sát PCCC về việc đáp ứng đầy đủ các điều kiện về an toàn PCCC quy định tại Khoản 1, Điều 9, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP, đồng thời gửi các giấy tờ, tài liệu chứng minh theo quy định tại Khoản 2, Điều 9, Nghị định số 35/2003/NĐ-CP.

c. Kho chứa VLNCN phải được Sở Công Thương kiểm tra công tác nghiệm thu trước khi đưa vào sử dụng theo Điểm b Khoản 1 Điều 35 Nghị định 15/2013/NĐ-CP.

Điều 7. Quy định về bảo quản vật liệu nổ:

1. Các quy định cụ thể về công tác quản lý, sắp xếp, bảo quản vật liệu nổ tại kho VLNCN.

a. Việc bảo quản VLNCN trong cùng một kho chứa phải thỏa mãn các điều kiện sau:

- Trong một nhà kho hoặc trong một buồng chứa, được phép bảo quản chung các nhóm VLNCN tương thích. Bảng các nhóm VLNCN tương thích quy định tại Phụ lục A, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

- Cấm bảo quản chung kíp và thuốc nổ trong một buồng hoặc hòm, thùng chứa. VLNCN thuộc các nhóm không tương thích phải bảo quản trong các phòng khác nhau của nhà kho được ngăn cách bằng bức tường dày không nhỏ hơn 25 cm và có giới hạn chịu lửa ít nhất là 60 phút hoặc ngăn cách bằng vách có vật liệu tương đương.

- Nếu bảo quản VLNCN không tương thích trong các buồng, phòng sát nhau của một nhà kho, khối lượng VLNCN trong mỗi buồng hoặc phòng chứa không lớn hơn giới hạn sau:

+ Không được nhiều hơn 10.000 kíp nổ.

+ Các hòm kíp phải đặt trên giá và đặt gần tường phía ngoài (tường đối điện với tường ngăn cách buồng chứa thuốc nổ).

+ Khối lượng chung của tất cả các loại thuốc nổ không được quá 3 tấn.

b. Vật liệu nổ công nghiệp trong quá trình sắp xếp, bảo quản phải đảm bảo khoảng cách an toàn PCCC theo quy định, cụ thể:

- Các hòm chứa VLNCN nhóm A, kíp nổ đều phải đặt trên giá, mỗi tầng giá chỉ được xếp một lượt hòm. Khoảng cách từ mặt trên của hòm đến đáy dưới của tầng giá trên ít nhất là 4 cm. Chiều rộng của giá chỉ đặt đủ một hòm. Chiều cao của tầng giá trên cùng không quá 1,6 m so với mặt sàn. Có thể dùng đinh hoặc đinh vít để bắt chặt các ngăn giá, nhưng đầu đinh phải ngập sâu trong gỗ ít nhất là 5 mm. Các tấm gỗ làm mặt giá đóng cách nhau 2,5 cm.

- Vật liệu nổ công nghiệp nhóm D, dây cháy chậm và phương tiện để đốt dây được xếp thành chồng theo kích thước sau:

    + Rộng không quá 2 m.

    + Dài không quá 5 m.

    + Cao không quá 1,8 m (tính từ nền nhà kho).

- Các giá, các chồng chỉ được phép xếp các hòm VLNCN cùng loại (trọng lượng và kích thước). Giữa các giá, chồng phải để lối đi rộng ít nhất 1,3 m.

- Các giá (hoặc các chồng, hòm) phải cách tường nhà kho ít nhất 20 cm. Cho phép xếp 2 gía sát nhau.

- Khi sắp xếp VLNCN trong nhà kho phải đảm bảo loại nhập trước được xuất trước, nhập sau xuất sau.

- Kho lưu động trong nhà chứa không nhiều hơn 20 kg thuốc nổ hoặc 500 kíp nổ có thể làm bằng gỗ dày 50 mm, bọc tôn sắt bên ngoài dày 0,5 mm. Các góc phải được gia cố bằng ke sắt. Mặt trong thùng không được có bất kỳ chi tiết kim loại nào, các đầu đinh, đầu vít phải ngập sâu 5 mm dưới mặt gỗ. Nhà đặt kho phải được trang bị PCCC theo quy định và phải được canh gác, bảo vệ như kho cố định.

2. Quy định về quản lý xuất, nhập vật liệu nổ tại kho.

a. Việc bảo quản VLNCN phải đảm bảo an toàn, chống mất cắp, giữ được chất lượng, nhập vào xuất ra thuận tiện, nhanh chóng.

b. Vật liệu nổ công nghiệp phải được bảo quản trong các kho, phương tiện chứa đựng phù hợp với yêu cầu của Quy định này và Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT. Kho, phương tiện chứa VLNCN chỉ được sử dụng sau khi được cơ quan có thẩm quyền (Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) cho phép.

Cấm bảo quản VLNCN không có bao bì hoặc trong bao bì bị hỏng. Cấm dùng các chất có phản ứng sinh nhiệt với nước, không khí để chống ẩm cho VLNCN.

c. Các cơ quan dùng VLNCN để nghiên cứu khoa học, học tập, không được giữ nhiều hơn 20 kg thuốc nổ, 500 chiếc kíp cùng với lượng dây cháy chậm, dây nổ tương ứng. Lượng VLNCN này phải được bảo quản trong kho lưu động đặt ở một gian riêng, cấu tạo kho lưu động trong nhà quy định tại Điều H2, Phụ lục H, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

Gian để chứa VLNCN phải có tường và trần làm bằng vật liệu chống cháy, không được bố trí các gian có người làm việc thường xuyên tiếp giáp (trên, dưới và hai bên) với gian có chứa VLNCN. Cửa gian có chứa VLNCN phải có khả năng chống cháy với giới hạn chịu lửa ít nhất là 45 phút.

d. Thống kê, xuất, nhập VLNCN phải thực hiện theo đúng qui định tại Điều 18 của Quy định này.

e. Việc chụp ảnh, khảo sát hoặc đo đạc địa hình khu vực kho VLNCN phải được cơ quan công an cấp tỉnh, thành phố nơi có kho cho phép. Ảnh và tài liệu thu thập phải được quản lý, sử dụng theo quy định hiện hành.

f. Khi đơn vị, doanh nghiệp không còn nhu cầu sử dụng VLNCN nữa thì số VLNCN còn lại ở kho phải chuyển giao lại cho đơn vị được phép cung ứng VLNCN. Việc chuyển giao này phải làm đúng các thủ tục hiện hành và thông báo bằng văn bản đến cơ quan quản lý VLNCN (Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH).

Trường hợp không chuyển giao được do VLNCN quá hạn hoặc việc chuyển giao không đảm bảo các điều kiện an toàn, đơn vị được phép tiêu hủy theo quy định tại Điều 16, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

3. Quy định về bảo vệ, tuần tra, canh gác, theo dõi ra vào kho VLNCN.

Việc thực hiện chế độ tuần tra, canh gác bảo vệ kho VLNCN thực hiện theo quy định tại Phụ lục M, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT, quy định về chế độ bảo vệ các kho VLNCN.

a. Xây dựng quy trình thủ tục về canh gác bảo vệ, kiểm tra, kiểm soát người ra vào, người làm việc trong kho VLNCN.

b. Tại chốt canh gác kho VLNCN phải thường xuyên có bảo vệ, tuần tra canh gác 24/24h.

c. Có sổ sách theo dõi người ra vào kho, sổ ghi chép tình hình ANTT kho VLNCN, sổ bàn giao ca trực theo Phụ lục 2, sổ kiểm tra của lãnh đạo đơn vị đối với công tác bảo vệ kho VLNCN theo Phụ lục 3 của Quy định này.

d. Phải biên chế đủ lực lượng lượng bảo vệ kho VLNCN, trong 01 ca làm nhiệm vụ có ít nhất từ 02 người trở lên.

4. Kiểm tra và tiêu huỷ VLNCN.

a. Kiểm tra và thử VLNCN.

Khi tiếp nhận và bảo quản VLNCN phải được kiểm tra và thử nghiệm theo quy định tại Điều 15, Mục 3, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

b. Hủy vật liệu nổ công nghiệp

Vật liệu nổ công nghiệp quá hạn sử dụng, không đảm bảo chất lượng hoặc không còn sử dụng theo Điểm 2.6 Khoản 2 Điều này thì đơn vị sử dụng VLNCN tổ chức hủy VLNCN. Việc hủy VLNCN phải tuân thủ các yêu cầu tại Điều 16, Mục 3, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

 

Mục 2

VẬN CHUYỂN VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

Điều 8.  Yêu cầu đối với đơn vị vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp:

1. Các quy định pháp lý đối với đơn vị vận chuyển VLNCN

a. Điều kiện hoạt động vận chuyển VLNCN:

- Là tổ chức kinh tế thành lập theo quy định pháp luật, có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận chuyển hoặc tổ chức có Giấy phép sản xuất, kinh doanh, sử dụng VLNCN.

- Có phương tiện vận chuyển đủ điều kiện hoạt động, tham gia giao thông theo quy định pháp luật về giao thông và đủ điều kiện vận chuyển VLNCN theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành về VLNCN, phòng cháy, chữa cháy và quy định liên quan.

- Lãnh đạo quản lý, người điều khiển phương tiện, người áp tải, người phục vụ liên quan đến vận chuyển VLNCN phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, PCCC, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến vận chuyển VLNCN.

- Trừ các trường hợp vận chuyển nội bộ theo quy định tại Khoản 1 Điều 13 QCVN 02:2008/BCT, việc vận chuyển VLNCN trên đường giao thông công cộng phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm tra, cấp giấy phép vận chuyển VLNCN. Trình tự, thủ tục cấp giấy phép vận chuyển quy định tại Chương III của Pháp lệnh 16/UBTVQH.

b. Trong quá trình hoạt động ngoài các quyền và nghĩa vụ do pháp luật quy định tổ chức, cá nhân vận chuyển VLNCN có các quyền và nghĩa vụ sau:

- Thực hiện việc vận chuyển VLNCN đúng quy định trong giấy phép vận chuyển. Phải kiểm tra tình trạng hàng hoá, phương tiện vận chuyển trước khi xuất phát hoặc sau mỗi lần dừng đỗ, khắc phục ngay các hư hỏng nếu có.

- Chỉ được tiến hành vận chuyển khi trên phương tiện vận chuyển có đầy đủ biểu trưng, báo hiệu nguy hiểm và các yêu cầu về sắp xếp, bao bì, nhãn mác hàng hoá vận chuyển thoả mãn quy định pháp luật về vận chuyển hàng nguy hiểm, quy định, quy chuẩn liên quan về vận chuyển VLNCN.

- Xây dựng biện pháp phòng ngừa ứng phó sự cố khẩn cấp, phương án bảo vệ ANTT và biện pháp PCCC, biện pháp xử lý, liên hệ và phối hợp với chính quyền địa phương trong các trường hợp khẩn cấp khi phương tiện gặp sự cố trên đường vận chuyển VLNCN.

- Phải có đủ người áp tải được trang bị công cụ hỗ trợ khi vận chuyển VLNCN. Người áp tải cùng với những người điều khiển phương tiện chịu trách nhiệm bảo quản và bảo vệ hàng hoá trong suốt quá trình vận chuyển.

- Trừ các trường hợp khẩn cấp theo quy định, cấm vận chuyển VLNCN xuyên qua trung tâm các khu vực đô thị, đông dân cư vào các giờ cao điểm; không dừng đỗ phương tiện vận chuyển tại các điểm đông dân cư, gần các trạm xăng dầu; không bốc, dỡ, chuyển hàng hoặc thay đổi điểm dừng, đỗ, tuyến đường quy định trong giấy phép vận chuyển.

- Trong các trường hợp phương tiện vận chuyển bị sự cố tai nạn, cháy nổ hoặc bị cản trở giao thông, người áp tải và người điều khiển phương tiện phải thực hiện ngay lập tức việc khoanh vùng an toàn, thiết lập cảnh bảo ngăn chặn sự tụ tập, xâm nhập trái phép và loại trừ khả năng xuất hiện nguồn lửa trong khu vực sự cố, tránh nguy hiểm cho người đang tham gia giao thông, thông báo ngay với chính quyền địa phương khu vực có sự cố để được hỗ trợ xử lý.

- Thực hiện việc báo cáo với Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH - Công an tỉnh trước khi vận chuyển VLNCN bằng phương tiện thông tin liên lạc, để phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát được chính xác kịp thời. Nội dung báo cáo cụ thể: thời gian vận chuyển, người áp tải, người vận chuyển, phương tiện vận chuyển, tuyến đường vận chuyển (theo giấy phép).

2. Phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp.

Chỉ được phép sử dụng các phương tiện đã qui định trong Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT để vận chuyển VLNCN.

Các phương tiện vận chuyển VLN công nghiệp phải thực hiện việc kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC&CNCH trước khi tham gia vận chuyển VLNCN, đảm bảo các điều kiện an toàn PCCC&CNCH trong suốt quá trình tham gia vận chuyển VLNCN.

Cấm vận chuyển VLNCN cùng với chất dễ cháy và/hoặc cùng với các loại hàng hoá khác; chỉ được phép vận chuyển thuốc nổ cùng với phụ kiện nổ trong cùng một toa tàu hoả, một khoang tàu thủy, ô tô, xe súc vật kéo nếu thỏa mãn các điều kiện quy định tại Khoản 3, Điều 10 và Phụ lục H, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT

Phương tiện vận chuyển đang chứa VLNCN phải có đầy đủ biểu trưng, ký, báo hiệu nguy hiểm theo quy định hiện hành về vận chuyển hàng nguy hiểm.

Những bến bãi bốc dỡ và trên các phương tiện vận chuyển VLNCN phải được trang bị  phương tiện chữa cháy theo quy định.

 Cấm vận chuyển kíp điện hoặc các phụ kiện nổ điện trên các phương tiện vận chuyển có trang bị thiết bị thu phát sóng điện từ tần số radio hoặc các thiết bị tương tự trừ trường hợp kíp điện được bảo quản trong bao bì nguyên của nhà sản xuất và để trong hòm chứa bằng kim loại đậy kín có lót đệm mềm.

Cấm các thao tác có khả năng phát sinh tia lửa ở gần phương tiện vận chuyển đang chứa VLNCN. Việc sửa chữa phương tiện vận chuyển chỉ được tiến hành sau khi đã bốc dỡ toàn bộ VLNCN khỏi phương tiện vận chuyển và bảo quản tại nơi quy định.

Lái xe, người bảo vệ, công nhân xếp dỡ phải được học tập các quy định về an toàn khi tham gia vận chuyển bốc dỡ VLNCN. Những người lái xe, áp tải VLNCN phải làm thủ tục đăng ký tại cơ quan công an tỉnh, thành phố.

Chỉ được phép vận chuyển VLNCN bằng phương tiện ô tô, xe thồ, xe súc vật kéo khi có người áp tải đi theo. Người áp tải có thể là thợ mìn, thủ kho VLNCN hoặc nhân viên bảo vệ. Cấm người điều khiển phương tiện kiêm áp tải.

Cấm vận chuyển VLNCN bằng:

    - Ô tô chạy bằng gaz.

    - Ô tô buýt công cộng, xe ray điện, ôtô chạy điện.

    - Ô tô tự đổ.

    - Rơ moóc do ô tô kéo khi vận chuyển kíp, thuốc đen, thuốc nổ có chứa nitro este lỏng.

(Chú thích: Trong trường hợp ở những địa hình không có đường ôtô cho phép dùng máy kéo để kéo một rơmoóc chứa VLNCN nhóm 1.5D để trong các bao bì còn nguyên vẹn, thùng rơmoóc phải còn tốt. Có thể dùng máy kéo để kéo máy nạp mìn.)

Trên các phương tiện vận tải (ô tô, xe súc vật kéo) cấm chuyên chở các hàng hoá khác cùng với VLNCN, chỉ được chở cùng với VLNCN các máy nổ mìn, dụng cụ phục vụ nổ mìn, nhưng chúng phải để trong hòm và buộc chắc để tránh va đập vào hòm chứa VLNCN.

Chỉ được phép dùng ô tô chuyên dùng cho mục đích chở VLNCN, ô tô chở VLNCN phải thỏa mãn các yêu cầu sau:

 - Thùng là bệ gỗ, nếu không là bệ gỗ phải lót gỗ dày ít nhất 13 mm hoặc lót tấm mềm toàn bộ sàn xe và thành trong của thùng xe.

 - Tình trạng kỹ thuật của xe ôtô phải tốt, phải có khung mui và có cửa khoá chắc chắn.

  - Không lắp dây dẫn điện và đèn chiếu sáng trong khoang chứa VLNCN.

  - Có bình dập lửa, phương tiện chống lầy, chống trượt cho xe.

  - Trước khi xếp VLNCN lên ô tô phải dọn sạch thùng và các hoá chất khác.

Cho phép chất đủ tải trọng ô tô đối với VLNCN nhóm D, S. Trường hợp vận chuyển kíp, thuốc nổ có nitro este lỏng và thuốc đen thì chỉ được xếp không quá 2/3 tải trọng và không được xếp cao quá hai lớp hòm VLNCN. Các hòm, bao phải đặt nằm sát và chồng khít lên nhau nhưng không được cao vượt quá chiều cao của thành xe ô tô.

Trước khi xe tô chở VLNCN xuất hành, người phụ trách đoàn xe phải ghi vào lệnh đi đường: "ô tô đã được kiểm tra, đảm bảo hoạt động tốt có thể dùng để chở VLNCN”, ký xác nhận.

Không được chở người trên thùng xe ô tô đã xếp VLNCN.

 Chỉ được cho từng ô tô một vào chỗ xếp dỡ. Những ô tô khác đang chờ và những ô tô đã có VLNCN phải đỗ cách xa chỗ bốc dỡ ít nhất 100 m.

 Cho phép dùng ô tô để vận chuyển VLNCN đến nơi nổ mìn trong khu vực thành phố hoặc điểm dân cư, xe ô tô phải có thùng kín. Lái xe tô phải có Giấy phép lái xe hạng B2 trở lên.

Cho phép dùng ô tô để vận chuyển trong khu vực kho (đảo chuyển VLNCN) đến tận cửa các kho. Ô tô phải là loại có thùng bằng gỗ, có trang bị bình dập cháy, khi dừng hoặc đỗ xe phải tắt máy.

 Trong kho VLNCN và trong các nhà kho bảo quản VLNCN được phép dùng xe động cơ chạy điện ắc qui, có trang thiết bị điện thuộc loại phòng nổ để cơ giới hoá việc bốc xếp thuốc nổ nhóm 1.1D, 1.5D.

Trong ranh giới vận chuyển nội bộ, cho phép sử dụng xe cải tiến, gánh, mang vác VLNCN từ kho tiêu thụ đến nơi sử dụng. Việc vận chuyển nội bộ VLNCN không phải có giấy phép vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền.

Đối với phương tiện vận chuyển đường sắt: Trước khi dùng toa tàu, khoang tàu để chở VLNCN, phải kiểm tra kỹ để phát hiện các hư hỏng của sàn tàu, vỏ tàu, khoang tàu, thùng toa và cửa. Nếu phát hiện thấy dấu vết của chất kiềm, a xít, dầu mỡ, sản phẩm dầu hoả, vôi sống thì phải tẩy rửa sạch các chất đó và làm thông thoáng nơi sẽ chứa VLNCN. Phải dọn sạch rác và các hàng hoá khác trước khi xếp VLNCN vào phương tiện vận chuyển.

Cấm dùng phương tiện có động cơ chạy bằng than củi để chở VLNCN.   Trên các công trường xây dựng đường sắt, nếu xếp VLNCN trong các toa không kín như toa xe goòng, ô tô ray, xe kiếm tra đường ray... phải có bảo vệ, thợ mìn đi kèm với VLNCN. Trên phương tiện vận chuyển phải có dụng cụ chữa cháy (bình dập cháy, thùng có cát, nước, xô, xẻng).

3. Điều kiện người vận chuyển VLNCN.

a. Lãnh đạo quản lý, người lái xe, người áp tải, người phục vụ liên quan đến vận chuyển VLNCN phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự; có trình độ chuyên môn tương xứng với vị trí, chức trách đảm nhiệm, được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, phòng cháy, chữa cháy, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến vận chuyển VLNCN.

b. Người lái xe, công nhân vận chuyển, bốc dỡ, áp tải VLNCN phải có sức khỏe tốt và có trình độ văn hoá tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học. Lái xe phải có thêm giấy phép điều khiển phương tiện tham gia giao thông theo quy định hiện hành của Nhà nước.

Điều 9. Kiểm tra, cấp phép vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp:  

1.Trường hợp vận chuyển trong nước

a. Đơn xin đăng ký vận chuyển

b. Giấy giới thiệu của cơ quan đơn vị xin cấp giấy phép vận chuyển, xuất trình chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu của người đến làm thủ tục cấp giấy phép vận chuyển.

c. Bản sao hợp đồng mua bán, cung ứng VLNCN hoặc văn bản cho phép thử nổ công nghiệp (trường hợp vận chuyển đi thử nổ công nghiệp) hoặc quyết định huỷ VLNCN (trường hợp vận chuyển đi huỷ) của cơ quan có thẩm quyền (kèm theo bản chính để đối chiếu).

d. Bản sao hoá đơn tài chính hoặc giấy báo hàng hoặc lệnh xuất kho (kèm theo bản chính để đối chiếu).

e. Bản sao biên bản kiểm tra của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ có thẩm quyền về điều kiện vận chuyển VLNCN của người áp tải, người điều khiển phương tiện và phương tiện vận chuyển (kèm theo bản chính để đối chiếu).

f. Bản sao hợp đồng vận chuyển (trường hợp phải thuê vận chuyển), kèm theo bản chính để đối chiếu.

g. Bản sao giấy đăng ký khối lượng, chủng loại và thời gian tiếp nhận của cơ quan trực tiếp quản lý kho VLNCN được vận chuyển đến hoặc văn bản cho phép về địa điểm bốc dỡ VLNCN của Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố (kèm theo bản chính để đối chiếu).

h. Bản sao giấy phép sử dụng VLNCN hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép nhập khẩu VLNCN (kèm theo bản chính để đối chiếu).

2. Trường hợp vận chuyển ra nước ngoài

a. Bản sao văn bản của cơ quan có thẩm quyền cho phép xuất khẩu hoặc vận chuyển VLNCN từ Việt Nam ra nước ngoài (kèm theo bản chính để đối chiếu).

b. Các giấy tờ quy định tại các Điểm a,b,c,d,đ,e của Khoản 1 Điều này.

c. Trường hợp điều chỉnh giấy phép vận chuyển VLNCN.

d. Công văn đề nghị điều chỉnh nội dung giấy phép vận chuyển VLNCN.

e. Bản sao giấy phép vận chuyển VLNCN (kèm theo bản chính để đối chiếu).

3. Thời gian cấp giấy phép vận chuyển VLNCN

Cơ quan phòng Cảnh sát QLHC về TTXH có thẩm quyền, trách nhiệm giải quyết việc cấp giấy phép vận chuyển VLNCN trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, trường hợp không đủ điều kiện cấp giấy phép thì phải trả lời, nêu rõ lý do.

4. Hiệu lực của giấy phép vận chuyển VLNCN

a. Giấy phép vận chuyển VLNCN chỉ có giá trị cho một lượt vận chuyển và phải trả lại cho cơ quan đã cấp giấy phép trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày hoàn tất việc vận chuyển, trường hợp VLNCN có số lượng lớn, phải vận chuyển bằng nhiều phương tiện trong cùng một chuyến thì chỉ cấp một giấy phép vận chuyển, nếu vận chuyển bằng nhiều loại phương tiện khác nhau (đường bộ, đường sắt, đường thuỷ) thì cấp riêng cho mỗi loại phương tiện một giấy phép vận chuyển.

b. Trường hợp trên đường vận chuyển gặp sự cố bất khả kháng mà việc vận chuyển không thể đúng thời gian, tuyến đường đã ghi trong giấy phép hoặc phải thay đổi phương tiện, thay người áp tải, người điều khiển phương tiện thì trước khi vận chuyển tiếp, phải có văn bản xác nhận cơ quan Công an từ cấp xã trở lên về sự cố bất khả kháng đó.

c. Trường hợp tuyến đường hoặc thời gian đăng ký trong giấy phép vận chuyển VLNCN trùng với thời gian hoặc tuyến đường đang trong thời gian có lệnh cấm vận chuyển VLNCN của cấp có thẩm quyền thì phải chấp hành theo quy định của lệnh cấm đó.

d. Khi có yêu cầu đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội trong các hoạt động cấp quốc gia hoặc ở những khu vực có yêu cầu đặc biệt đảm bảo an ninh, trật tự thì Giám đốc Công an tỉnh quyết định hoặc uỷ quyền cho Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH ra quyết định tạm ngừng cấp giấy phép vận chuyển VLNCN.

e. Quy định về thời gian không được phép vận chuyển VLNCN.

- Tết âm lịch trước ngày nghỉ tết 01 ngày, trong ngày nghỉ tết và sau ngày nghỉ tết 01 ngày.

- Những ngày nghỉ lễ theo quy định của Bộ Luật lao động trước ngày nghỉ lễ 01 ngày, trong ngày nghỉ lễ và sau ngày nghỉ lễ 01 ngày.

f. Thời gian vận chuyển VLNCN.

Vận chuyển VLNCN trong địa bàn tỉnh:

- Số lượng VLNCN < 5000 kg, thời gian vận chuyển không quá ba ngày.

- Số lượng VLNCN > 5000 kg cần vận chuyển nhiều chuyến, thời gian vận chuyển không quá 7 ngày.

5. Yêu cầu đối với tổ chức và cá nhân quản lý kho, địa điểm tiếp nhận VLNCN

a. Chấp hành đúng quy định về đảm bảo an ninh, trật tự, an toàn xã hội, về phòng cháy, chữa cháy đối với kho bảo quản VLNCN và địa điểm bốc dỡ VLNCN.

b. Thực hiện việc kiểm tra trữ lượng VLNCN đang tồn trữ trong kho theo quy định, đăng ký bằng văn bản về khối lượng, chủng loại, thời hạn tiếp nhận VLNCN sẽ vận chuyển đến và được Phòng cảnh sát QLHC về TTXH kiểm tra, xác nhận.

c. Chỉ tiếp nhận VLNCN theo giấy phép vận chuyển của cơ quan có thẩm quyền.

6. Trường hợp bốc dỡ VLNCN tại những địa điểm bốc dỡ không thường xuyên hoặc tại khu vực nhà ga, bến tầu và các nơi công cộng khác thì phải có văn bản cho phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

7. Báo hiệu phương tiện vận chuyển VLNCN

a. Phương tiện vận chuyển VLNCN bằng đường bộ, đường sắt: phải dán hoặc gắn biển có ký hiệu chữ M theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư 04/2014/TT-BCA ngày 21/01/2014 lên kính phía trước và hai bên thành phương tiện trong suốt quá trình vận chuyển.

b. Phương tiện vận chuyển đường thuỷ: ban ngày phải cắm cờ báo hiệu có chữ B theo mẫu, ban đêm phải có đèn báo hiệu thắp sáng mầu đỏ theo mẫu quy định của Bộ giao thông vận tải trong suốt quá trình vận chuyển.

 

Mục 3

SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

Điều 10. Điều kiện của chỉ huy nổ mìn:

Người Chỉ huy nổ mìn phải được lãnh đạo tổ chức sử dụng VLNCN ký quyết định bổ nhiệm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; vũ khí đạn, công nghệ hoá thuốc phóng, thuốc nổ và có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 01 (một) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng và 02 (hai) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật.

2. Trường hợp tốt nghiệp từ trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật khác, người Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 02 (hai) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng; 03 (ba) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật, phải học tập bổ sung kiến thức về kỹ thuật nổ mìn và quy phạm, quy chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản, hoặc thi công công trình xây dựng tương ứng với lĩnh vực có sử dụng VLNCN.

Điều 11. Điều kiện đối với thợ mìn:

1. Điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ của thợ mìn

Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan trực tiếp đến VLNCN phải được đào tạo và có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm thỏa mãn các yêu cầu tại Phụ lục C, QCVN 02:2008/BCT. Cụ thể như sau:

a. Điều kiện về trình độ và kinh nghiệm

Đã qua đào tạo chuyên môn tại cơ sở đào tạo đủ điều kiện theo quy định pháp luật và có kinh nghiệm ít nhất 03 tháng làm công tác phục vụ nổ mìn dưới sự chỉ đạo và giám sát của chỉ huy nổ mìn hoặc thợ mìn đã được cấp chứng nhận huấn luyện.

b. Thời hạn huấn luyện và yêu cầu huấn luyện khi thay đổi về nội dung công tác nổ mìn.

- Việc huấn luyện kiểm tra định kỳ kiến thức của thợ mìn được tổ chức 2 năm một lần.

- Những thợ mìn không đạt yêu cầu trong đợt kiểm tra định kỳ, hoặc đột xuất sẽ bị mất quyền sử dụng giấy chứng nhận. Sau 2 tháng, những người này được phép dự kiểm tra lại, nếu không đạt sẽ thu hồi giấy chứng nhận.

- Sau khi nghỉ làm công việc nổ mìn trên một năm người thợ mìn phải kiểm tra lại kiến thức nếu đạt mới giao làm công tác nổ mìn trở lại.

- Khi thợ mìn chuyển từ loại công việc nổ mìn này sang loại công việc nổ mìn khác hoặc sử dụng loại VLNCN mới cũng phải huấn luyện như trên. Người đó phải được học bổ sung và kiểm tra, sát hạch về nội dung của loại nổ mìn mới, nếu đạt mới được bố trí tiếp tục làm thợ mìn. Khi chuyển thợ mìn đến các mỏ hầm lò có khí hoặc bụi nổ thì sau khi kiểm tra, người thợ mìn này phải được sự hướng dẫn kèm cặp của thợ mìn có kinh nghiệm trong thời gian 15 ngày.

- Nếu trong quá trình làm việc thợ mìn vi phạm các qui định an toàn, nhưng mức độ không nghiêm trọng và không gây hậu quả thì phải học kiểm tra và sát hạch lại. Trong thời gian chờ học và kiểm tra người thợ mìn không được làm công tác nổ mìn. Trường hợp vi phạm nghiệm trọng gây tai nạn, sự cố thì phải xử lý và bị thu hồi giấy chứng nhận.

2. Quy định đối với đơn vị sử dụng thợ mìn

a. Chỉ được phép sử dụng những thợ mìn có đủ năng lực pháp lý và đủ 18 tuổi trở lên được tham gia các hoạt động trực tiếp liên quan đến VLNCN;

b. Thợ mìn ngoài chứng chỉ đào tạo chuyên môn theo yêu cầu, phải được huấn luyện về các tính chất, đặc điểm VLNCN đem dùng, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với VLNCN. Sau khi huấn luyện, người đạt yêu cầu được Sở Công Thương (hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Quốc phòng) tổ chức sát hạch, cấp giấy chứng nhận.

c. Khi có sự thay đổi về nội dung công việc liên quan trực tiếp đến VLNCN, người làm công tác trực tiếp với VLNCN phải được huấn luyện lại, huấn luyện bổ sung.

d. Đơn vị sử dụng vật liệu nổ phải bố trí đảm bảo lực lượng thợ mìn để thực hiện công tác nổ mìn. Mỗi đơn vị sử dụng vật liệu nổ phải có ít nhất 3 thợ mìn đã được đào tạo nghề và huấn luyện kỹ thuật an toàn theo quy định.

Điều 12. Điều kiện đối với thủ kho, bảo vệ kho vật liệu nổ công nghiệp:

1. Điều kiện chuyên môn nghiệp, vụ huấn luyện kỹ thuật an toàn của thủ kho VLNCN

a. Điều kiện về trình độ

Người thủ kho VLNCN phải có sức khoẻ tốt và có trình độ văn hoá tối thiểu tốt nghiệp phổ thông trung học.

b. Thời hạn huấn luyện và yêu cầu huấn luyện khi thay đổi về nội dung công việc bảo quản VLNCN.

- Việc huấn luyện kiểm tra định kỳ kiến thức của thủ kho được tổ chức 5 năm một lần.

- Huấn luyện lại khi thủ kho có vi phạm trong công tác bảo quản VLNCN.

- Huấn luyện bổ sung khi có loại VLNCN mới được đưa vào sử dụng.

2. Điều kiện chuyên môn nghiệp, huấn luyện kỹ thuật an toàn của bảo vệ kho VLNCN

Bảo vệ kho VLNCN phải đáp ứng các yêu cầu về an ninh, trật tự, có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định tại điều 6 Thông tư 23/2009/TT-BCT ngày 11/8/2009 của Bộ Công Thương Quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP (Thông tư 23/2009/TT-BCT), thỏa mãn các yêu cầu tại Phụ lục C, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT (đối với bảo vệ phải tốt nghiệp trung học cơ sở trở lên), được huấn luyện về kỹ thuật an toàn, PCCC... nghiệp vụ bảo vệ, ứng phó sự cố trong các hoạt động liên quan đến bảo quản VLNCN.

Điều 13. Điều kiện đối với các đối tượng khác có liên quan đến vật liệu nổ công nghiệp:

Người làm công việc phục vụ công tác nổ mìn (vận chuyển, bảo quản VLNCN trong khu vực nổ mìn, người canh gác hoặc thực hiện các việc nạp mìn, đấu mạng nổ được sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của chỉ huy nổ mìn), công nhân vận chuyển, bốc dỡ phải được chỉ huy nổ mìn trực tiếp huấn luyện về các tính chất, đặc điểm VLNCN đem dùng, các biện pháp an toàn trước khi tiếp xúc với VLNCN. Khi có sự thay đổi về nội dung công việc hoặc loại VLNCN mới cũng phải được huấn luyện lại như trên. Sau khi huấn luyện người được huấn luyện phải ký nhận vào sổ.

Điều 14. Điều kiện về vị trí, địa điểm sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:

1. Vị trí, địa điểm sử dụng VLNCN phải đảm bảo khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 8, Điều 4, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

2. Khi vị trí, địa điểm sử dụng VLNCN ở những địa điểm gần khu dân cư, công trình văn hoá lịch sử, công trình quan trọng quốc gia và các công trình khác không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng VLNCN, tổ chức sử dụng VLNCN phải thực hiện việc giám sát các ảnh hưởng của chấn động và sóng không khí đối với con người, công trình trong các trường hợp sau:

a. Không đảm bảo khoảng cách an toàn quy định tại Khoản 8, Điều 4, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

b. Có khiếu nại của chủ công trình về các ảnh hưởng của chấn động và sóng không khí.

c. Hệ số tỷ lệ khoảng cách DS không đạt yêu cầu quy định tại Bảng 2 Điều 24, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

d. Nổ thí nghiệm để lập hoặc hiệu chỉnh hộ chiếu, thiết kế nổ mìn theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về VLNCN.

2. Trước khi sử dụng VLNCN, vị trí, địa điểm dự kiến sử dụng VLNCN phải được các cơ quan quản lý VLNCN (Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) kiểm tra các điều kiện an toàn và chấp thuận bằng văn bản.

3. Quá trình sử dụng VLNCN, phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu được quy định từ Điều 17 đến Điều 23, Mục 4, Quy chuẩn QCVN 02:2008/BCT.

Điều 15. Điều kiện về trang thiết bị phục vụ nổ mìn:

1. Các trang, thiết bị phục vụ công tác nổ mìn phải được trang bị và kiểm định các thông số kỹ thuật theo quy định của Thông tư 08/2012/TT-BCT ngày 09/4/2012 của Bộ Công Thương Ban hành Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ Công Thương.

2. Đơn vị phải lập báo cáo thống kê tình hình kiểm định các trang, thiết bị phục vụ công tác nổ mìn trong năm và kế hoạch kiểm định năm tiếp theo gửi về Sở Công Thương vào ngày 25 tháng 12 hàng năm.

Điều 16. Quy định về hộ chiếu nổ mìn:

1. Trước khi sử dụng VLNCN, đơn vị sử dụng phải tiến hành lập hộ chiếu nổ mìn theo mẫu. Hộ chiếu nổ mìn phải được tính toán, ghi đầy đủ nội dung, đúng thực tế sử dụng và có đầy đủ chữ ký của các thành phần theo quy định.

2. Hộ chiếu nổ mìn lộ thiên được lập theo Mẫu 4a, Phụ lục 4, Quy định này.

3. Hộ chiếu nổ mìn hầm lò lập theo Mẫu 4b và mẫu 4c, Phụ lục 4, Quy định này.

4. Đối với những đơn vị có nhu cầu sửu dụng hộ chiếu nổ mìn khác với mẫu hộ chiếu đã quy định, thì mẫu hộ chiếu nổ mìn phải đầy đủ các nội dung như mẫu Phụ lục 4 và phải đăng ký mẫu hộ chiếu sử dụng tại đơn vị với Sở Công Thương trước khi đưa vào sử dụng.

Điều 17. Quy định về cấp phát vật liệu nổ công nghiệp:

1. Quy định cấp phát vật liệu nổ để sử dụng

Các đơn vị sử dụng VLNCN có nhiệm vụ lập sổ xuất nhập VLNCN ở kho, ghi chép đầu đủ các nội dung theo quy định, bao gồm:

a. Sổ thống kê cấp phát và trả vật liệu nổ dùng không hết làm theo mẫu của Phụ lục 1. Sổ phải đánh số trang và đóng dấu giáp lai của đơn vị. Cuối mỗi ngày phải tổng hợp số liệu đã cấp phát và đã hoàn trả đối với từng loại VLNCN.

b. Trường hợp nổ mìn các lỗ khoan nhỏ thì quản đốc hay phó quản đốc trực ca căn cứ nhiệm vụ sản xuất của ngày, hộ chiếu nổ mìn (hộ chiếu mẫu) định mức tiêu hao vật liệu nổ để duyệt phiếu lệnh nổ mìn lập theo Mẫu số 5a của Phụ lục 5. Phiếu lệnh này đồng thời là phiếu xin lĩnh VLNCN và giao cho người thợ mìn hoặc tổ trưởng thợ mìn thực hiện. Lệnh này phải ghi rõ và ký vào phiếu lượng VLNCN đã dùng trong ca.

Trường hợp nổ mìn lỗ khoan lớn thì phó giám đốc kỹ thuật của đơn vị, căn cứ vào hộ chiếu, kết quả nghiệm thu các lỗ khoan để ký lệnh nổ mìn kiêm phiếu xuất kho VLNCN. Phiếu lệnh lập theo Mẫu số 5a của Phụ lục 5 và làm cơ sở để ghi chép vào sổ thống kê cấp phát. Cuối ca làm việc phải ghi rõ số lượng đã tiêu thụ vào phiếu theo Mẫu số 5b Phụ lục 5. Số không dùng hết phải đem trả kho tiêu thụ ngay.

c. Thống kê cấp phát, phiếu lĩnh trả vật liệu nổ không được viết bằng bút chì, không được tẩy xoá, làm nhòe. Muốn chữa phải gạch ngang số cũ, viết số mới bên cạnh ghi lý do chữa và có chữ ký của người chữa.

d. Những người có trách nhiệm ký các lệnh xuất VLNCN, phiếu lệnh, đều phải đăng ký chữ ký tại kho VLNCN. Thủ kho vật liệu nổ chỉ cấp phát VLNCN theo các phiếu có người ký phiếu đã đăng ký chữ ký tại kho.

e. Việc xuất VLNCN ra khỏi kho phải thực hiện theo lệnh xuất VLNCN hay phiếu lệnh.

f. Kế toán đơn vị có trách nhiệm thống kê VLNCN đã xuất và nhập trên cơ sở phiếu xuất nhập của thủ kho và trình lãnh đạo ký duyệt.

g. Định kỳ mỗi tháng một lần lãnh đạo đơn vị (hoặc giao nhiệm vụ bằng văn bản cho nguời có trách nhiệm thay mặt lãnh đạo) phải  kiểm tra việc ghi chép số xuất nhập VLNCN tại kho. Kết quả kiểm tra phải ghi nhận xét công tác quản lý vật liệu nổ tại kho vào sổ theo dõi công tác kiểm tra của lãnh đạo đơn vị theo mẫu tại Phụ lục 3 và ký xác nhận vào sổ thống kê cấp phát VLNCN. Khi kiểm tra phát hiện thấy thiếu, thừa VLNCN phải báo ngay cho lãnh đạo đơn vị biết và áp dụng mọi biện pháp để truy tìm nguyên nhân.

2. Các biểu mẫu cấp phát VLNCN

Các biểu mẫu sổ theo dõi cấp phát VLNCN theo Phụ lục 1, phiếu lệnh, phiếu trả VLNCN được lập theo mẫu tại Phụ lục 5, Quy định này.

 

Mục 4

KINH DOANH VẬT LIỆU NỔ CÔNG

NGHIỆP VÀ DỊCH VỤ NỔ MÌN

 

Điều 18. Quy định đối với các tổ chức kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên:

1. Các đơn vị kinh doanh VLNCN hoạt động trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 19, Nghị định 39/2009/NĐ-CP.

2. Chấp hành đầy đủ các yêu cầu của Quy định này trong quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Điều 19. Quy định đối với các tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn:

1. Các đơn vị dịch vụ nổ mìn hoạt động trên địa bàn tỉnh phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 26, Nghị định 39/2009/NĐ-CP.

2. Chỉ được thực hiện dịch vụ nổ mìn sau khi được các cơ quan chức năng (Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) kiểm tra thống nhất và chấp thuận bằng văn bản về địa điểm nổ mìn và hoàn thành các thủ tục đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN.

3. Có trách nhiệm phối hợp với đơn vị thuê dịch vụ nổ mìn để cung cấp các thông tin về hoạt động nổ mìn theo yêu cầu của quan chức năng và giải quyết các vướng mắc, khiếu nại phát sinh trong quá trình sử dụng VLNCN.

Điều 20. Quy định đối với các tổ chức thuê dịch vụ nổ mìn:

1. Các đơn vị thuê dịch vụ nổ mìn trên địa bàn tỉnh chỉ được phép thuê các đơn vị dịch vụ nổ mìn theo quy định tại Điều 19, Quy định này.

2. Có trách nhiệm theo dõi, giám sát các hoạt động nổ mìn đảm bảo đúng các yêu cầu của thiết kế kỹ thuật đã được phê duyệt, thực hiện các quy định của pháp luật về VLNCN.

3. Có trách nhiệm giải quyết các vướng mắc, khiếu nại phát sinh trong quá trình sử dụng vật liệu nổ.

 

Mục 5

HUẤN LUYỆN VỀ KỸ THUẬT AN TOÀN, NGHIỆP VỤ BẢO VỆ, PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY TRONG HOẠT ĐỘNG
VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

Điều 21. Đối tượng huấn luyện:

Các đối tượng phải huấn luyện về kỹ thuật an toàn VLNCN, nghiệp vụ bảo vệ, PCCC

1. Đối tượng huấn luyện về kỹ thuật an toàn: Mọi người làm công tác trực tiếp liên quan đến VLNCN, cụ thể:

- Công nhân làm công tác nổ mìn (thợ mìn).

- Thủ kho VLNCN.

- Lái xe, áp tải VLNCN (người vận chuyển).

- Người làm công việc phục vụ công tác nổ mìn (vận chuyển, bảo quản VLNCN trong khu vực nổ mìn, người canh gác hoặc thực hiện các việc nạp mìn, đấu mạng nổ dưới sự chỉ đạo và giám sát trực tiếp của chỉ huy nổ mìn).

2. Đối tượng huấn luyện nghiệp vụ bảo vệ: Lực lượng bảo vệ của đơn vị.

3. Các đối tượng huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy được quy định tại Khoản 1 Mục XVII Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an, cụ thể:

- Người có chức danh chỉ huy chữa cháy quy định tại Khoản 2 Điều 37 Luật Phòng cháy và chữa cháy.

- Cán bộ đội viên đội Phòng cháy và chữa cháy cơ sở và chuyên ngành.

- Người làm việc trong môi trường liên quan đến VLNCN.

- Người điều khiển phương tiện, người làm việc và phục vụ trên phương tiện giao thông cơ giới chuyên dùng để vận chuyển VLNCN và các tiền chất thuốc nổ.

Điều 22. Nội dung huấn luyện kỹ thuật an toàn, nghiệp vụ bảo vệ, phòng cháy chữa cháy trong quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng  vật liệu nổ công nghiệp:

1. Nội dung huấn luyện về kỹ thuật an toàn VLNCN

a Nội dung huấn luyện cho thợ mìn

Thợ mìn trước khi thực hiện công việc phải qua lớp huấn luyện với nội dung sau đây:

- Về lý thuyết gồm có các phần:

+ Các quy định pháp luật về quản lý VLNCN.

+ Khái niệm về công tác nổ mìn. Mục đích và tác dụng của công tác nổ mìn.

+ Khái niệm về nổ, nổ vật lý, nổ hóa học.

+ Vật liệu nổ dùng trong công nghiệp

Phân loại VLNCN.

 Thành phần tính chất cơ bản của một số thuốc nổ thường dùng.

 Cấu tạo và tính chất của một số phương tiện nổ.

 Những yêu cầu khi tiếp xúc với VLNCN.

+ Các phương pháp nổ mìn

Nổ mìn bằng dây cháy chậm: phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng dây cháy chậm, kíp nổ thường, cách làm kíp nổ, các dụng cụ và phương pháp đốt dây cháy chậm.

Nổ mìn bằng dây nổ: phương pháp kiểm tra, đánh giá chất lượng dây nổ, các phương pháp dấu dây nổ.

 Nổ mìn bằng điện: so sánh ưu khuyết điểm khi nổ mìn bằng điện và nổ bằng dây nổ, dây cháy chậm; nguyên tắc tính toán mạng điện nổ mìn; các yêu cầu kỹ thuật đối với dây dẫn, kíp điện, các phương pháp kiểm tra; các loại nguồn điện để nổ mìn, yêu cầu đối với chúng; trình tự nổ mìn bằng điện.

Nổ mìn bằng phương pháp phi điện: phương pháp đấu ráp mạng nổ, kiểm tra, đánh giá chất lượng dây nổ, khởi nổ.

Các biện pháp an toàn khi nổ mìn bằng dây cháy chậm, dây nổ, bằng điện, phi điện.

+ Ảnh hưởng của nổ mìn đối với môi trường, con người, nguyên tắc tính toán lượng thuốc nổ, các kiểu nạp mìn, cách tính khoảng cách an toàn khi nổ mìn.

+ Kiểm tra thử nghiệm vật liệu nổ, các phương pháp kiểm tra thử vật liệu nổ, đánh giá chất lượng vật liệu nổ, các biện pháp an toàn khi kiểm tra đánh giá vật liệu nổ.

+ Các qui định về tiêu hủy vật liệu nổ, các phương pháp tiêu hủy và phạm vi áp dụng, các biện pháp an toàn kèm theo.

+ Vận chuyển vật liệu nổ từ kho tới nơi sử dụng.

+ Các biện pháp tổ chức chỉ huy nổ một bãi nổ gồm các khâu: đuổi người nạp mìn, di chuyển người, thiết bị, các tín hiệu, các phương pháp xử lý mìn câm.

- Về thực hành, thợ mìn phải thực hành thành thạo một số công việc sau:

+ Biết đọc hộ chiếu nổ mìn.

+ Làm ngòi mìn, mìn mồi (đưa dây vào kíp nổ thường, đưa dây nổ, kíp vào khối mìn mồi):

+ Biết bảo quản vật liệu nổ tại nơi nổ mìn.

+ Biết và thành thạo công việc nạp mìn, nạp bua, đầu nối mạng điện nổ mìn.

+ Biết thứ tự công việc, các biện pháp an toàn khi xử lý mìn câm.

+ Biết phương pháp nổ, trình tự công việc, tín hiệu nổ, trách nhiệm của thành viên đội mìn.

- Các nội dung bổ sung khi tiến hành nổ mìn theo các dạng khác nhau:

+ Nổ mìn trên mặt đất (nổ mìn để đạt mục đích văng xa, làm tơi, các biện pháp tổ chức và an toàn kèm theo).

+ Nổ mìn trong các mỏ hầm lò không nguy hiểm về khí hoặc bụi nổ: các vật liệu nổ được phép sử dụng, các biện pháp an toàn.

+ Nổ mìn trong các mỏ hầm lò có khí nổ hoặc bụi nổ: các vật liệu nổ được phép sử dụng, các biện pháp đảm bảo cho bầu không khí mỏ không bị bốc cháy do nổ mìn gây ra và các biện pháp an toàn.

+ Nổ mìn khi phá dỡ các công trình, nhà cửa: các biện pháp chuẩn bị trước khi nổ mìn phá dỡ, các loại kết cấu đặc biệt cần lưu ý và biện pháp xử lý, thủ tục kỹ thuật an toàn khi nạp, nổ mìn phá dỡ công trình.

+ Nổ mìn dưới nước: nguyên lý, các khía cạnh khác biệt của quá trình nổ mìn dưới nước, sự lan truyền của chấn động và các biện pháp kỹ thuật an toàn khi nổ mìn ở nơi sát nước hoặc trong nước.

+ Nổ mìn các dạng đặc biệt khác.

- Người đã được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nổ mìn hợp lệ của nước ngoài phải huấn luyện bổ sung kiến thức pháp luật về VLNCN của Việt Nam; các điều kiện, kiến thức theo thực tế khi vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN.

b. Nội dung huấn luyện thủ kho VLNCN.

Thủ kho VLNCN phải được huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN với những nội dung sau đây:

- Các quy định pháp luật về quản lý VLNCN.

- Thành phần, tính chất, phân loại và yêu cầu về chất lượng VLNCN. Các biện pháp đảm bảo chất lượng, các qui định về thử và kiểm tra. Những qui định khi tiếp xúc với VLNCN, yêu cầu về bao bì, bao gói VLNCN.

- Cấu tạo, tính chất của các loại phương tiện nổ, yêu cầu khi tiếp xúc với chúng các yêu cầu về chất lượng, bảo quản, bao bì.

- Các kho vật liệu nổ:

+ Phân loại kho VLNCN

+ Khoảng cách an toàn giữa kho với các công trình dân sự, dân cư và giữa các kho với nhau, các yêu cầu về trang thiết bị bảo vệ (chống sét, chống cháy, chống ngập lụt, hệ thống chiếu sáng thông tin, bảo vệ).

+ Cách sắp xếp vật liệu nổ trong kho.

- Các qui định về bốc xếp, vận chuyển trong phạm vi kho.

- Công tác xuất nhập, thống kê VLNCN.

- Chế độ kiểm tra, thử các loại VLNCN.

- Tiêu hủy VLNCN, phương pháp, trình tự, biện pháp an toàn khi tiêu hủy VLNCN.

- Chế độ trách nhiệm của thủ kho VLNCN.

c. Nôi dung huấn luyện Lái xe, áp tải VLNCN (người vận chuyển).

- Các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến vận chuyển VLNCN.

- Tính chất, thành phần và phân loại VLNCN.

- Các dấu hiệu, biểu trưng và ký hiệu nguy hiểm của bao gói, thùng chứa và phương tiện vận chuyểnVLNCN.

- Các loại bao gói, thùng chứa VLNCN, phương tiện vận chuyển và phương pháp vận chuyển đối với các nhóm VLNCN khác nhau.

- Các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ và khắc phục thích hợp đối với mỗi nhóm VLNCN.

- Các biện pháp khẩn cấp cần thực hiện khi xảy ra tai nạn, sự cố (cấp cứu, an toàn trên đường, các kiến thức cơ bản về sử dụng các dụng cụ bảo vệ).

2. Nội dung huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ.

a. Nghiệp vụ bảo vệ là tổng hợp các biện pháp chuyên môn trang bị cho lực lượng bảo vệ nhằm đảm bảo ANTT, an toàn cơ quan, doanh nghiệp. Nội dung huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ do Công an tỉnh chịu trách nhiệm tổ chức huấn luyện theo Nghị định 06/2013/NĐ-CP, ngày 09/01/2013 của Chính phủ quy định về bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp.

b. Nội dung huấn luyện:

- Biện pháp hành chính.

- Biện pháp quần chúng.

- Biện pháp tuần tra, canh gác.

3. Nội dung huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy.

a. Mọi người làm công tác trực tiếp liên quan đến VLNCN, ngoài chứng chỉ đào tạo theo yêu cầu của từng công việc, phải được huấn luyện về các tính chất, đặc điểm VLNCN đem dùng, các biện pháp an toàn PCCC, phòng nổ khi tiếp xúc với VLNCN.

b. Nội dung huấn luyện nghiệp vụ PCCC:

- Hệ thống văn bản, quy phạm pháp luật về PCCC.

- Các biện pháp phòng ngừa cháy, nổ đối với mỗi nhóm VLNCN.

- Các phương án chữa cháy, phương án xử lý tình huống sự cố đã được cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Biện pháp, chiến kỹ thuật chữa cháy đối với VLNCN.

- Các quy định an toàn PCCC, phòng nổ trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLN công nghiệp.

- Tính năng, cấu tạo, tác dụng, cách bảo quản các phương tiện chữa cháy thông dụng, các phương tiện chữa cháy được trang bị tại nơi làm việc của cơ sở.

- Thao tác thực hành thành thạo các phương tiện chữa cháy được trang bị tại nơi làm việc của cơ sở.

4. Nội dung huấn luyện về an toàn lao động.

Người lao động liên quan đến VLNCN phải được huấn luyện về an toàn lao động, nội dung huấn luyện được quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2013/TT-BLĐTBXH ngày 18/10/2013 của Bộ Lao động – TBXH. Cụ thể như sau:

a. Nội dung huấn luyện cho người làm công tác quản lý của các đơn vị sử dụng VLNCN (Giám đốc, phó Giám đốc…).

- Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Tổ chức quản lý và thực hiện các quy định về an toàn lao động, vệ sinh lao động ở cơ sở.

- Các yếu tố nguy hiểm, có hại trong sản xuất và biện pháp khắc phục, phòng ngừa.

b. Nội dung huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Chính sách, pháp luật về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Tổng quan về công việc, thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Các yếu tố nguy  hiểm có hại khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Kỹ thuật an toàn lao động, vệ sinh lao động khi làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động.

- Xử lý các tình huống sự cố sản xuất, sơ cứu tai nạn lao động.

Điều 23. Cấp Giấy chứng nhận:  

1. Quy định về kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN.

Mọi người làm công tác trực tiếp liên quan đến VLNCN, ngoài chứng chỉ đào tạo theo yêu cầu của từng công việc, phải được huấn luyện về các tính chất, đặc điểm VLNCN đem dùng, các biện pháp an toàn khi tiếp xúc với VLNCN. Sau khi huấn luyện, người đạt yêu cầu được Sở Công Thương tổ chức sát hạch, cấp giấy chứng nhận.

Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN của thợ mìn, người vận chuyển có thời hạn 2 năm; của thủ kho có thời hạn là 5 năm.

2. Quy định về kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện về nghiệp vụ bảo vệ.

Công an tỉnh tổ chức huấn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ và cấp giấy chứng nhận, giấy chứng nhận có giá trị không thời hạn.

3. Quy định về kiểm tra, huấn luyện về phòng cháy, chữa cháy.

a. Thời gian huấn luyện thực hiện theo quy định tại Khoản 3 Mục XVII Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an.

b. Sau khi huấn luyện, các đối tượng có bài kiểm tra chất lượng về lý thuyết và thực hành, người đạt yêu cầu được phòng Cảnh sát PCCC&CNCH - Công an tỉnh Thái Nguyên cấp giấy chứng nhận Huấn luyện nghiệp vụ PCCC theo quy định tại Điểm 4 Khoản XVII Thông tư số 04/2004/TT-BCA ngày 31/3/2004 của Bộ Công an.

4. Quy định về kiểm tra, huấn luyện, cấp giấy chứng nhận về ATLĐ.

a. Thời gian huấn luyện, kiểm tra.

- Thời gian huấn luyện cho người làm công tác quản lý: tổng thời gian ít nhất là 16 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Thời gian huấn luyện cho người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, vệ sinh lao động: ít nhất 30 giờ, bao gồm cả thời gian kiểm tra.

- Thời gian kiểm tra lý thuyết tối thiểu là 60 phút, tối đa là 120 phút; thời gian kiểm tra thực hành không quán 180 phút.

b. Cấp giấy chứng nhận về an toàn lao động.

-  Người làm công tác quản lý sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng nhận huấn luyện. Chứng nhận huấn luyện có thời hạn 2 năm.

- Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động sau khi tham dự khóa huấn luyện, được kiểm tra nếu đạt yêu cầu thì được cấp Chứng chỉ huấn luyện.

c. Thời gian huấn luyện định kỳ.

Người làm công tác quản lý và người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn định kỳ 2 năm một lần kể từ ngày Chứng nhận huấn luyện, Chứng chỉ huấn luyện có hiệu lực phải tham dự khóa huấn luyện định kỳ.

 

Mục 6

BÁO CÁO HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

Điều 24. Báo cáo trong các trường hợp bất thường:

Tổ chức, cá nhân, người liên quan đến quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN có trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền trong các trường hợp sau:

 1. Trong vòng 24 giờ, phải báo cáo ngay cơ quan công an địa phương nơi tiến hành bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN, Phòng cảnh sát QLHC về TTXH, Sở Công Thương khi xảy ra xâm nhập trái phép khu vực chứa VLNCN hoặc có mất cắp, thất thoát không rõ lý do hoặc nghi ngờ có thất thoát VLNCN.

 2. Trong vòng 24 giờ, báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện và Sở Công Thương, Phòng cảnh sát QLHC về TTXH về việc chấm dứt quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN hoặc các tai nạn, sự cố xảy ra trong hoạt động VLNCN. Báo cáo bằng văn bản sau 48 giờ, kể từ khi chấm dứt hoạt động VLNCN hoặc xảy ra tai nạn, sự cố.

Điều 25. Báo cáo định kỳ về quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:

1. Quy định về chế độ báo cáo định kỳ và trách nhiệm của đơn vị sử dụng vật liệu nổ.

a. Các tổ chức quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng  VLNCN trên địa bàn có trách nhiệm báo cáo Phòng cảnh sát QLHC về TTXH - Công an tỉnh trước ngày 25 tháng cuối quý về số lượng, chủng loại VLNCN, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và vấn đề có liên quan theo mẫu quy định tại Thông tư 33/2010/TT-BCA ngày 05/10/2010.

b. Tổ chức quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN có trách nhiệm báo cáo Sở Công Thương trước ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 25 tháng 12 đối với báo cáo năm về số lượng, chủng loại VLNCN kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng và các vấn đề có liên quan.

2. Báo cáo định kỳ VLNCN theo mẫu tại Phụ lục 9, Quy định này.

 

Chương III

CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

Điều 26. Hồ sơ, trình tự và thủ tục cấp Giấy phép, Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:

1.Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN phải gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Chương V, Thông tư 23/2009/TT-BCT.

Thành phần hồ sơ được quy định tại Khoản 1 Điều 9, Thông tư 23/2009/TT-BCT và Khoản 1, Khoản 2, Điều 1, Thông tư 26/2012/TT-BCT ngày 21/9/2012 của Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 23/2009/TT-BCT.

2. Đối với các tổ chức đề nghị cấp lại, cấp điều chỉnh Giấy phép sử dụng VLNCN hồ sơ được quy định tại Khoản 10, Điều 1, Thông tư 26/2012/TT-BCT.

3. Trường hợp thoả mãn điều kiện quy định tại các Điểm b, d, đ Khoản 1 Điều 9, Thông tư 23/2009/TT-BCT và Khoản 1, Khoản 2, Điều 1, Thông tư 26/2012/TT-BCT nhưng không tự thực hiện việc nổ mìn, các tổ chức có nhu cầu nổ mìn được quyền ký kết hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với tổ chức có Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Hợp đồng thuê dịch vụ nổ mìn phải ghi rõ trách nhiệm của tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn theo quy định pháp luật về sử dụng VLNCN.

Tổ chức đã thuê dịch vụ nổ mìn không được phép thực hiện bất cứ hoạt động nào liên quan trực tiếp đến việc sử dụng VLNCN tại khu vực đã thuê dịch vụ nổ mìn.

4. Sở Công Thương sau khi tiếp nhận hồ sơ cấp phép sử dụng VLNCN, kiểm tra, thẩm định các nội dung trong hồ sơ, kiểm tra điều kiện thực tế của đơn vị xin cấp phép sử dụng VLNCN. Kết quả thẩm định hồ sơ, kiểm tra thực tế được ghi vào phiếu kiểm tra điều kiện cấp phép sử dụng VLNCN, mẫu phiếu theo Phụ lục 6, Quy định này.

Điều 27. Cơ quan cấp Giấy phép, Giấy đăng ký sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, thời hạn của giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:

1. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên thống nhất quản lý công tác cấp giấy phép sử dụng VLNCN và đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh. Ủy quyền cho Sở Công Thương Thái Nguyên kiểm tra, thẩm định hồ sơ, cấp giấy phép sử dụng VLNCN, đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN cho các đơn vị trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật.

2. Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh và Bộ Công Thương các nội dung có liên quan đến hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật và khi có yêu cầu.

3. Thời hạn của Giấy phép quy định như sau:

a. Đối với Giấy phép sử dụng VLNCN phục vụ khai thác khoáng sản:

- Đối với đơn vị mới đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN: Thời hạn 01 (một) năm cho hai lần đầu cấp giấy phép sử dụng VLNCN. Sau hai năm sử dụng VLNCN, nếu chấp hành tốt các quy định về VLNCN; có đội ngũ Chỉ huy nổ mìn và Thợ mìn làm việc ổn định, lâu dài, thì được cấp Giấy phép sử dụng VLNCN có thời hạn không quá 5 (năm) năm.

- Đối với các đơn vị đã được cấp giấy phép sử dụng VLNCN nhiều năm:

+  Nếu trong thời hạn của Giấy phép sử dụng VLNCN đã cấp chấp hành tốt các quy định về VLNCN thì được cấp lại giấy phép sử dụng VLNCN có thời hạn không quá 5 (năm) năm.

+ Nếu trong thời hạn của Giấy phép sử dụng VLNCN đã cấp vi phạm các quy định về VLNCN và bị xử phạt vi phạm hành chính thì Giấy phép sử dụng VLNCN tiếp theo được cấp có thời hạn 01 (một) năm.

+ Nếu trong thời hạn của Giấy phép sử dụng VLNCN đã vi phạm chế độ báo cáo định kỳ về VLNCN thì Giấy phép sử dụng VLNCN được cấp có thời hạn không quá 01 (một) năm và thời hạn của giấy phép là ngày 25/6 hoặc 25/12 của năm tiếp theo.

b. Theo thời hạn công trình nhưng không quá 02 (hai) năm đối với Giấy phép sử dụng VLNCN phục vụ thi công công trình, nghiên cứu, thử nghiệm, hoạt động dầu khí.

Điều 28. Cấp lại, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sử dụng VLNCN:

1. Một tháng trước ngày Giấy phép sử dụng VLNCN hết hạn, tổ chức có nhu cầu tiếp tục sử dụng VLNCN phải làm đơn đề nghị đến Sở Công Thương.

Trường hợp đơn vị bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN không thay đổi về địa điểm, quy mô, điều kiện hoạt động, Sở Công Thương cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN.

2. Trường hợp tổ chức bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN có thay đổi về đăng ký kinh doanh, địa điểm, quy mô hoặc điều kiện hoạt động, Sở Công Thương cấp điều chỉnh Giấy phép sử dụng VLNCN. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp điều chỉnh thực hiện như thủ tục đề nghị cấp mới Giấy phép sử dụng VLNCN.

3. Tổ chức có Giấy phép sử dụng VLNCN bị hư hỏng hoặc bị mất phải làm đơn đề nghị cấp lại đến Sở Công Thương. Sau 03 (ba) lần thông báo trong thời hạn 01 (một) tuần trên trang tin điện tử (Website) của cơ quan có thẩm quyền cấp phép, Sở Công Thương cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN nếu không có bằng chứng tìm được Giấy phép sử dụng VLNCN đã mất; nội dung, thời hạn Giấy phép sử dụng VLNCN cấp lại không thay đổi, Giấy phép sử dụng VLNCN cấp lại phải có quy định hủy bỏ hiệu lực của Giấy phép sử dụng VLNCN bị mất.  

4. Tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép sử dụng VLNCN trong các trường hợp sau đây:

a. Giả mạo hồ sơ đề nghị cấp phép.

b. Không còn đáp ứng đủ hoặc không thực hiện đúng các điều kiện quy định của Giấy phép sử dụng VLNCN.

c. Vi phạm quy định trong Giấy phép sử dụng VLNCN mà không khắc phục trong thời hạn quy định của cơ quan có thẩm quyền.

d. Cho thuê, mượn Giấy phép sử dụng VLNCN; tự ý sửa đổi nội dung Giấy phép sử dụng VLNCN.

e. Vi phạm nghiêm trọng các quy định tại Nghị định 39/2009/NĐ-CP, Nghị định 54/2012/NĐ-CP và quy định của tiêu chuẩn, Quy chuẩn kỹ thuật an toàn hiện hành trong hoạt động VLNCN.

f. Chấm dứt sử dụng VLNCN.

g. Giấy chứng nhận, Giấy phép sử dụng VLNCN được cấp không đúng thẩm quyền.

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép thực hiện việc thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép sử dụng VLNCN đã cấp. Tổ chức bị thu hồi Giấy chứng nhận, Giấy phép sử dụng VLNCN có trách nhiệm gửi Giấy chứng nhận, Giấy phép sử dụng VLNCN và toàn bộ bản sao Giấy chứng nhận, Giấy phép sử dụng VLNCN hiện có đến cơ quan cấp phép trong thời hạn 07 (bảy) ngày, kể từ ngày có quyết định thu hồi.

Điều 29. Quản lý và đăng ký Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

1. Tổ chức đã được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, khi sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, các tổ chức sử dụng VLNCN có trách nhiệm:

a. Đăng ký với Sở Công Thương theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP; trường hợp một tổ chức cung ứng dịch vụ nổ mìn đã đăng ký lần đầu, đối với các địa điểm sử dụng VLNCN tiếp theo trên cùng địa bàn tỉnh, hồ sơ đăng ký chỉ gồm hợp đồng dịch vụ, thiết kế nổ mìn.

Sở Công Thương phối hợp với cơ quan chức năng (Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH, Thanh tra lao động) tiến hành kiểm tra việc đảm bảo các quy định pháp luật về thời gian, địa điểm nổ mìn, khoảng cách an toàn, các điều kiện an ninh, an toàn khác và cấp Giấy đăng ký cho tổ chức sử dụng VLNCN trước khi nổ mìn.

b. Đối với những đơn vị sử dụng VLNCN có vị trí sử dụng VLNCN theo Khoản 2 Điều 15 phải lập phương án giám sát và tổ chức thực hiện giám sát, xác định về ảnh hưởng nổ mìn theo yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT.

15 (mười lăm) ngày trước khi nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải gửi Sở Công Thương phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn, Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn; chỉ được sử dụng VLNCN sau khi có kết quả giám sát nằm trong giới hạn cho phép, không gây ảnh hưởng tới người và công trình xung quanh.

2. Đối với các doanh nghiệp quân đội sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

Khi sử dụng VLNCN phục vụ cho mục đích kinh tế tại địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp quân đội có trách nhiệm thực hiện đăng ký với Sở Công Thương và những quy định pháp luật liên quan.

Chỉ được sử dụng VLNCN sau khi được các cơ quan chức năng (Sở Công Thương, Phòng Cảnh sát QLHC về TTXH, Phòng Cảnh sát PCCC&CNCH) kiểm tra thống nhất và chấp thuận bằng văn bản về địa điểm nổ mìn và hoàn thành các thủ tục đăng ký giấy phép sử dụng VLNCN.

 

Chương IV

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

Điều 30. Trách nhiệm quản lý nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp của Sở Công Thương:

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của địa phương thực hiện:

- Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý VLNCN, các quy định về hoạt động sử dụng VLNCN tại các khu vực, cụm xây dựng, khai thác tùy theo điều kiện đặc thù cụ thể của từng khu, cụm.

- Chủ trì việc thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý, kinh doanh và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật.

2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định và cấp phép theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh trong việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đối với hoạt động sử dụng VLNCN trên địa bàn cho các tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban nhân dân tỉnh.

3. Thực hiện việc đăng ký sử dụng VLNCN trên địa bàn đối với các tổ chức có Giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư 26/2012/TT-BCT.

4. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận huấn luyện kỹ thuật an toàn VLNCN cho các đối tượng của tổ chức sử dụng VLNCN.

5. Lập báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm về tình hình quản lý, kinh doanh và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư 23/2009/TT-BCT gửi về Bộ Công Thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.

Điều 31. Trách nhiệm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

1. Sở Lao động - TBXH tỉnh Thái Nguyên chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan tổ chức thực hiện thanh tra, kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động; tổ chức điều tra các vụ tai nạn lao động chết người, tai nạn lao động nặng xảy ra tại các cơ sở sử dụng VLNCN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

2. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra việc đảm bảo các quy định pháp luật về thời gian, địa điểm, các điều kiện an toàn, ANTT tại các địa điểm sử dụng VLNCN trước khi cấp Giấy đăng ký sử dụng VLNCN.

Điều 32. Trách nhiệm của Công an tỉnh:

1. Quy định về trách nhiệm của phòng cảnh sát quản lý trật tự xã hội.

a. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT cho các tổ chức sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh.

b. Tiếp nhận hồ sơ, xem xét cấp giấy phép vận chuyển VLNCN cho các tổ chức đủ điều kiện kinh doanh, cung ứng, sản xuất, vận chuyển VLNCN trên địa bàn tỉnh.

c. Phổ biến các quy định về ANTT trong quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN, phương thức thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm và hướng dẫn các tổ chức quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN thực hiện chế độ thông tin báo cáo theo quy định.

d. Quy định biên chế đội bảo vệ, hướng dẫn phương án bảo vệ, hướng dẫn nghiệp vụ bảo vệ cho lực lượng bảo vệ đối với tổ chức có kho VLNCN.

e. Kiểm tra việc thực hiện các quy định về ANTT đối với tổ chức có quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh, xử lý vi phạm về quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN theo quy định của Chính phủ và Bộ Công an.

f. Có trách nhiệm thẩm định các điều kiện về ANTT đối với địa điểm nổ mìn, địa điểm bốc dỡ VLNCN, địa điểm xây dựng các công trình kho VLNCN mới, cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng.

2. Quy định về trách nhiệm của Phòng cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.

a. Thực hiện kiểm tra, xác định địa điểm xây dựng kho VLNCN, thẩm duyệt về PCCC đối với thiết kế xây dựng các kho VLNCN; tổ chức kiểm tra thi công, nghiệm thu đưa vào sử dụng kho VLNCN theo thiết kế đã được thẩm duyệt về PCCC.

b. Thực hiện công tác tuyên truyền, huấn luyện nghiệp vụ PCCC cho các đối tượng liên quan đến VLNCN theo quy định.

c. Kiểm tra việc đảm bảo các điều kiện an toàn về PCCC&CNCH trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN.

d. Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, xác định địa điểm sử dụng VLNCN đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

e. Duyệt các phương án Phòng cháy và chữa cháy kho VLNCN, phương án xử lý tình huống sự cố cháy nổ trong quá trình vận chuyển VLNCN.

f. Xử lý các vi phạm về PCCC&CNCH trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng VLNCN và tiền chất thuốc nổ.

g. Điều tra khám nghiệm hiện trường các vụ cháy nổ liên quan đến các hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên theo quy định.

Điều 33. Trách nhiệm quản lý nhà nước về quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của Ủy ban nhân dân huyện, thành phố, thị xã:

1. Chỉ đạo các ngành chức năng liên quan ở địa phương và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn theo dõi, giám sát, giải quyết khiếu nại tố cáo trong quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển, sử dụng VLNCN trên địa bàn theo thẩm quyền và các quy định hiện hành.

2. Phối hợp với Sở Công Thương và các ngành liên quan giám sát các hoạt động VLNCN trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

3. Phối hợp triển khai tại địa phương việc ứng phó sự cố VLNCN trên đường vận chuyển, tại khu vực bảo quản, bốc dỡ VLNCN và trong quá trình sử dụng VLNCN.

Điều 34. Thanh tra, kiểm tra về quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp:

1. Sở Công Thương: Tổ chức thanh tra, kiểm tra hoặc tổ chức đoàn kiểm tra liên ngành kiểm tra việc chấp hành Quy định về quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN và các quy định pháp luật có liên quan về vật liệu nổ của các đơn vị trên địa bàn theo thẩm quyền được phân cấp. Xử lý các vi phạm về lĩnh vực quản lý VLNCN được phân cấp theo quy định của pháp luật.

2. Phòng cảnh sát QLHC về TTXH - Công an tỉnh Thái Nguyên: Kiểm tra định kỳ, đột xuất trong lĩnh vực quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn toàn tỉnh, tham gia phối hợp với các đơn vị chức năng khi có yêu cầu. Xử lý vi phạm các quy định về anh ninh trật tự trong quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN.

3. Phòng Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn, cứu hộ - Công an tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm kiểm tra công tác Phòng cháy và chữa cháy đối với các hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên gồm:

- Kiểm tra định kỳ việc quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN và các tiền chất thuốc nổ của các cơ sở trong địa bàn tỉnh theo quy định của Cục nghiệp vụ 1 lần/quý.

- Kiểm tra đột xuất các hoạt động VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi có yêu cầu về đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ các sự kiện chính trị của tỉnh, nhà nước hoặc khi phát hiện có những vi phạm, nguy cơ mất an toàn trong các hoạt động VLNCN.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định vị trí đặt kho VLNCN, thẩm duyệt thiết kế xây dựng về PCCC, nghiệm thu kho VLNCN theo thiết kế đã được thẩm duyệt về PCCC.

- Phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, thẩm định vị trí nổ mìn đảm bảo an toàn theo quy định của pháp luật.

- Kiểm tra các điều kiện an toàn PCCC và cứu nạn, cứu hộ đối với các phương tiện vận chuyển, những người liên quan đến việc vận chuyển VLNCN và tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật.

- Tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành do tỉnh Thái Nguyên, các bộ, ngành liên quan thành lập để kiểm tra công tác quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên khi có yêu cầu.

- Xử lý các vi phạm về lĩnh vực PCCC.

 

Chương V

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

 

Điều 35. Hiệu lực thi hành:

Các đơn vị tham gia quản lý, kinh doanh, bảo quản, vận chuyển và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có trách nhiệm thực hiện các nội dung trong Quy định này.

Các nội dung không được nêu trong Quy định này được thực hiện theo các quy định của văn bản pháp luật hiện hành về VLNCN và QCVN 02:2008/BCT.

Điều 36. Tổ chức thực hiện:

Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan triển khai phổ biến, quán triệt Quy định này dối với các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sở Lao động Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, các ngành có liên quan, UBND các huyện, thành phố, thị xã phối hợp với Sở Công Thương và căn cứ trách nhiệm được quy định triển khai thực hiện Quy định này.

Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các tổ chức cá nhân phản ánh về Sở Công Thương Thái Nguyên để tổng hợp, báo cáo trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.

 

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN

KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH

 

 

 

 

Nhữ Văn Tâm