Tìm kiếm văn bản : | Nơi ban hành : | ||
Số hiệu : | Từ khóa : | ||
Loại văn bản : |
Loại văn bản : | Quyết định | Số hiệu : | 20/2015/QÐ-UBND |
Người ký : | Ma Thị Nguyệt | Nơi ban hành : | UBND TỈNH THÁI NGUYÊN |
Ngày phát hành : | 21/08/2015 | Ngày có hiệu lực : | 31/08/2015 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20/2015/QĐ-UBND |
Thái Nguyên, ngày 21 tháng 8 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc Quy định một số nội dung về trợ cấp, trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND năm 2013;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản Quy phạm Pháp luật của HĐND, UBND năm 2004;
Căn cứ Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 07/2009/TT-BLĐTBXH ngày 30/3/2009 của Bộ Lao động TB và XH hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định 68/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư số 04/2011/TT-BLĐTBXH ngày 25/2/2011 của Bộ Lao động TB và XH quy định tiêu chuẩn chăm sóc tại các cơ sở bảo trợ xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT –BLĐTBXH-BTC ngày 24/10/2014 của Bộ Lao động – TB&XH, Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Xét đề nghị của Liên Sở: Lao động – TB và XH, Tài chính tại Tờ trình số 266/TTr-SLĐTBXH-STC ngày 17 tháng 7 năm 2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy định một số nội dung về trợ cấp, trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư Pháp, Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; Giám đốc các cơ sở bảo trợ xã hội trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
(Đã ký)
Ma Thị Nguyệt |
***********************************************************************
ỦY BAN NHÂN DÂN
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUY ĐỊNH
Một số nội dung về trợ cấp, trợ giúp xã hội trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 20/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này quy định mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập; mức thu chi phí nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác đối với các đối tượng tượng tự nguyện tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập; Phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Đối tượng bảo trợ xã hội có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn quy định tại Khoản 1 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội (sau đây gọi là Nghị định số 136/2013/NĐ-CP).
2. Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp bao gồm:
a) Nạn nhân của bạo lực gia đình; nạn nhân bị xâm hại tình dục; nạn nhân bị buôn bán; nạn nhân bị cưỡng bức lao động;
b) Trẻ em, người lang thang xin ăn trong thời gian chờ đưa về nơi cư trú;
c) Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác quy định tại Điểm c, Khoản 2 Điều 25 Nghị định 136/2013/NĐ-CP là những đối tượng rơi vào các hoàn cảnh đặc biệt nếu không được tiếp nhận ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho bản thân, gia đình và cộng đồng; người tâm thần phân liệt, mãn tính, có hành vi gây nguy hiểm cho bản thân, gia đình và cộng đồng;
d) Thời gian chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp tối đa không quá 03 tháng, hết thời gian 03 tháng nếu đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này được tiếp nhận nuôi dưỡng theo quy định, trường hợp đặc biệt (như đối tượng tiếp tục có hành vi gây nguy hiểm, gia đình không quản lý được do bố, mẹ là người cao tuổi hoặc vợ chồng ly hôn…) được xem xét chuyển sang chế độ nuôi dưỡng tập trung.
3. Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại khoản 4 Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP, có nhu cầu vào sống tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập, được tiếp nhận và tự nguyện đóng góp chi phí nuôi dưỡng theo quy định.
4. Các tổ chức và cá nhân liên quan trong thực hiện chính sách trợ giúp xã hội theo quy định.
Điều 3. Mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập
1. Mức chuẩn trợ cấp 270.000đ, hệ số chi tiết theo phụ biểu đính kèm.
2. Trường hợp đối tượng thuộc diện hưởng các mức trợ cấp nuôi dưỡng khác nhau thì chỉ được hưởng một mức cao nhất.
Điều 4. Mức thu chi phí nuôi dưỡng, vật dụng sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác đối với các đối tượng bảo trợ xã hội tự nguyện tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập
1. Đối tượng bảo trợ xã hội quy định tại Khoản 3 Điều 2 Quy định này vào nuôi dưỡng tự nguyện tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập có trách nhiệm đóng góp chi phí nuôi dưỡng, vật dụng sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác.
2. Số lượng tiếp nhận nuôi dưỡng và mức đóng góp chi phí nuôi dưỡng, vật dụng sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác do các cơ sở bảo trợ xã hội công lập xây dựng trên cơ sở đồng ý của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (sau khi đã thống nhất với Sở Tài chính).
Điều 5. Phương thức chi trả chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng
1. Phòng Lao động - TB&XH thực hiện chi trả trực tiếp hàng tháng cho các đối tượng thụ hưởng trên địa bàn cấp huyện thông qua đội ngũ cán bộ làm công tác bảo trợ xã hội tại các xã, phường, thị trấn.
2. Người làm công tác chi trả chính sách trợ giúp xã hội tại cộng đồng phải có phẩm chất đạo đức, tinh thần trách nhiệm, kinh nghiệm trong lĩnh vực bảo trợ xã hội. Chủ tịch UBND cấp huyện căn cứ vào số lượng đối tượng đang thụ hưởng hàng tháng, điều kiện địa lý của từng xã, phường, thị trấn quyết định số lượng người làm công tác chi trả (Sở Lao động – TB và XH phối hợp với Sở Tài chính hướng dẫn thực hiện quy định này).
3. Mức chi thù lao cho người làm công tác chi trả chính sách trợ giúp xã hội là 500.000 đồng/người/tháng và tối đa 02 người/xã, phường, thị trấn.
Điều 6. Trách nhiệm quản lý nhà nước trong thực hiện chính sách trợ cấp, trợ giúp xã hội
1. Sở Lao động –TB và XH hướng dẫn tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát và báo cáo kết quả thực hiện theo quy định;
2. Sở Tài chính đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập; kinh phí chi trả cho người làm công tác chi trả tại địa phương; phối hợp thực hiện công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện của các cơ quan liên quan;
3. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm kiểm tra, hướng dẫn tổ chức thực hiện Quy định này.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Các cơ sở bảo trợ xã hội công lập trên địa bàn tỉnh căn cứ quy định triển khai thực hiện mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác đúng đối tượng, đúng mục đích, đảm bảo cuộc sống cho các đối tượng bảo trợ theo quy định của Nhà nước.
2. Các cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập:
a) Tuỳ theo tình hình thực tế xây dựng mức trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng, vật dụng phục vụ sinh hoạt, hỗ trợ khác theo quy định tại Khoản 1, 2,3,4 Điều 26 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP;
b) Trường hợp cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định đưa các đối tượng bảo trợ xã hội vào nuôi dưỡng tại cơ sở bảo trợ xã hội ngoài công lập thì được ngân sách nhà nước đảm bảo theo mức quy định nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội công lập.
3. Khi Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn trợ cấp xã hội, mức chi thù lao thì mức trợ cấp nuôi dưỡng, chi thù lao được điều chỉnh tương ứng.
4. Khuyến khích các cơ quan, tổ chức và cá nhân nhận chăm sóc, nuôi dưỡng và giúp đỡ các đối tượng bảo trợ xã hội.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc phát sinh hoặc cần sửa đổi, bổ sung, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, quyết định./.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN KT. CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH
Ma Thị Nguyệt
|
************************************************************************
PHỤ BIỂU: Mức trợ cấp nuôi dưỡng, vật dụng phục vụ sinh hoạt thường ngày và các chi phí khác
cho các đối tượng bảo trợ xã hội tại các cơ sở bảo trợ xã hội công lập
(Ban hành kèm theo Quyết định số 20/2015/QĐ-UBND ngày 21 tháng 8 năm 2015
của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên)
Đơn vị tính:ngàn đồng
STT |
Đối tượng |
Trung tâm BTXH |
Trung tâm ĐD và PHCNTTK |
I |
Trợ cấp tiền ăn hàng tháng |
|
|
1 |
Trẻ em dưới 4 tuổi; Hệ số 6,0 x 270.000đ= 1.620.000đ |
1.620 |
|
2 |
Người từ 4 đến dưới 16 tuổi và người từ đủ 60 tuổi trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi, trẻ em. Hệ số 5,5 x 270.000đ= 1.485.000đ |
1.485 |
1.485 |
3 |
Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 60 tuổi; Người khuyết tật đặc biệt nặng. Hệ số 5,0 x 270.000đ= 1.350.000đ |
1.350 |
1.350 |
II |
Chi phục vụ sinh hoạt |
|
|
1 |
Tiền thuốc chữa bệnh thông thường -Trung tâm BTXH Hệ số 0,5 x 270.000đ/người/tháng. -Trung tâm Điều dưỡng &PHCNTTK Hệ số 1,2 x 270.000đ/người/tháng |
135 |
324 |
2 |
Chăn màn, quần áo, chiếu. Hệ số 3,8 x 270.000đ/người/năm |
1.026 |
1.026 |
3 |
Tiền điện, nước, vật rẻ tiền mau hỏng, dụng cụ thể thao. Hệ số 1,0 x 270.000đ/người/tháng |
270 |
270
|
4 |
Vệ sinh cá nhân hàng tháng đối với nữ độ tuổi sinh đẻ. Hệ số 0,23 x 270.000đ |
62 |
62 |
5 |
Vệ sinh cá nhân hàng tháng cho trẻ em dưới 24 tháng: Hệ số 1,0 x 270.000đ/trẻ/tháng |
270 |
|
6 |
Tiền điều dưỡng giường bệnh Tại Trung tâm BTXH hệ số 0,1 x 270.000đ/người/tháng Tại Trung tâm ĐD&PHCNTTK Hệ số 1,0 x 270.000đ/người/tháng |
27 |
270 |
7 |
Bổ sung thêm tiền ăn cho các đối tượng trong 10 ngày lễ, tết. Hệ số 0,5 x 270.000đ/người/ngày |
135 |
135 |
8 |
Vệ sinh môi trường (xử lý rác thải y tế, sinh hoạt, phòng dịch..) 10.0000đ/người/tháng |
10 |
10 |
III |
Các khoản chi khác tại Trung tâm (nếu có) |
|
|
1 |
Chi tiền ăn cho người lang thang cơ nhỡ thu gom về trung tâm. Hệ số 0,5 x 270.000đ/người/ngày |
135 |
135 |
2 |
Chi tiền thuốc phải mua thêm cho đối tượng bị nhiễm HIV/AIDS ở trung tâm. Hệ số 1,7 x 270.000đ/người/tháng |
459 |
459 |
3 |
Tiền học văn hóa, học hè, học nghề của trẻ mồ côi. Hệ số 5,0 x 270.000đ/người/năm |
1.350 |
|
4 |
Hỗ trợ cho đối tượng có đủ điều kiện trả về địa phương để hòa nhập cộng đồng. Hệ số 7,0 x 270.000đ/người/1 lần ( Không hỗ trợ cho trẻ em được nhận làm con nuôi ở nước ngoài) |
1.890 |
1.890 |
5 |
Chi tiền quần áo cho đối tượng lang thang cơ nhỡ thu gom về trung tâm nuôi dưỡng tạm thời. Hệ số 1,5 x 270.000đ/người/lần |
405 |
405 |
6 |
Chi phí mai táng |
|
|
a |
Trường hợp đối tượng không còn thân nhân, Trung tâm đứng ra tổ chức mai táng được chi mua Quan tài, Vải niệm, thuê xe tang, khâm niệm, bia mộ, đồ lễ …. Mức chi bằng 30 lần mức chuẩn trợ cấp 270.000đ: 30 x 270.000đ= |
8.100 |
8.100 |
b |
Trường hợp còn thân nhân chi hỗ trợ theo mức quy định của Nghị định số 136/2013/NĐ-CP bằng 20 lần mức chuẩn trợ cấp 270.000đ. 20 x 270.000đ= 5.400.000đ |
5.400 |
5.400 |
c |
Đối tượng quy định tại điểm a,b khoản này không bao gồm các đối tượng đã hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công. |
|
|