Tìm kiếm văn bản : Nơi ban hành :
Số hiệu : Từ khóa :
Loại văn bản :
Loại văn bản : Thông tư Số hiệu : 23/2009/TT-BCT
Người ký : Vũ Huy Hoàng Nơi ban hành : BỘ CÔNG THƯƠNG
Ngày phát hành : 11/08/2009 Ngày có hiệu lực : 30/09/2009

BỘ CÔNG THƯƠNG  
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: 23/2009/TT-BCT

Hà Nội, ngày 11 tháng 08 năm 2009

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU CỦA NGHỊ ĐỊNH SỐ 39/2009/NĐ-CP NGÀY 23 THÁNG 4 NĂM 2009 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Căn cứ Nghị định số 189/2007/NĐ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương;
Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;
Căn cứ Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế và các hoạt động đại lý mua, bán, gia công và quá cảnh hàng hóa với nước ngoài;
Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp (sau đây gọi là Nghị định số 39/2009/NĐ-CP) như sau:

Chương 1.

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về điều kiện người liên quan trực tiếp đến hoạt động vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; hồ sơ, thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ; Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp, dịch vụ nổ mìn.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Thông tư này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động vật liệu nổ công nghiệp tại Việt Nam.

Điều 3. Giải thích từ ngữ và cụm từ viết tắt

Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. VLNCN là tên viết tắt của cụm từ “vật liệu nổ công nghiệp”.

2. TCVN 6174:97 là tên viết tắt của Tiêu chuẩn Việt Nam 6174:1997 – vật liệu nổ công nghiệp. Yêu cầu an toàn về sản xuất, nghiệm thu và thử nổ.

3. QCVN 02:2008/BCT là tên viết tắt của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia số 02:2008/BCT về an toàn trong bảo quản, vận chuyển, sử dụng và tiêu hủy vật liệu nổ công nghiệp.

4. TCVN 5507:2002 là tên viết tắt của tiêu chuẩn Việt Nam – Hóa chất nguy hiểm – Quy phạm an toàn trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng, bảo quản và vận chuyển.

5. Bản sao hợp lệ là bản sao được công chứng hoặc chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

Chương 2.

ĐIỀU KIỆN VỀ NGƯỜI LIÊN QUAN TRỰC TIẾP ĐẾN HOẠT ĐỘNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

Điều 4. Yêu cầu chung

1. Người liên quan trực tiếp đến hoạt động VLNCN, tiền chất thuốc nổ phải đáp ứng các điều kiện sau:

a) Có giấy tờ chứng nhận nhân thân hợp lệ và không bị cấm tham gia hoạt động VLNCN theo quy định tại khoản 5, Điều 5 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;

b) Có trình độ chuyên môn tương ứng với nhiệm vụ được giao và phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn trong hoạt động VLNCN theo quy định tại Điều 29 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP và quy định tại TCVN 6174:97, QCVN 02:2008/BCT đối với hoạt động VLNCN; TCVN 5507:2002 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn liên quan đối với tiền chất thuốc nổ;

c) Có sức khỏe đáp ứng yêu cầu của từng ngành nghề theo quy định pháp luật lao động hiện hành; được cơ quan có thẩm quyền quy định tại Chương V Thông tư này kiểm tra, sát hạch cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN.

2. Người nước ngoài làm việc liên quan đến hoạt động VLNCN trong các doanh nghiệp Việt Nam ngoài việc đáp ứng các điều kiện tại khoản 1 điều này, còn phải được cơ quan lao động có thẩm quyền cấp Giấy phép lao động; được huấn luyện kiến thức pháp luật về VLNCN và các quy định pháp luật liên quan của Việt Nam.

3. Lãnh đạo tổ chức, người quản lý bộ phận, người lao động liên quan trực tiếp đến hoạt động VLNCN, tiền chất thuốc nổ tại doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng do Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý VLNCN huấn luyện và cấp Giấy chứng nhận. Nội dung huấn luyện theo yêu cầu tại điểm b, khoản 1, Điều này.

Điều 5. Điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người liên quan trực tiếp đến sản xuất, kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ

1. Giám đốc phải có bằng tốt nghiệp đại học; Phó Giám đốc kỹ thuật, người quản lý các bộ phận liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất VLNCN phải có bằng tốt nghiệp đại học một trong các chuyên ngành: hóa chất, vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ.

2. Người lao động có liên quan trực tiếp đến sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ phải được đào tạo và có chứng chỉ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm.

Điều 6. Điều kiện về trình độ chuyên môn nghiệp vụ của người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN

1. Người Chỉ huy nổ mìn phải được lãnh đạo tổ chức sử dụng VLNCN ký quyết định bổ nhiệm và phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Tốt nghiệp từ trung cấp trở lên một trong các ngành khai thác mỏ, địa chất; xây dựng công trình giao thông, thủy lợi; vũ khí đạn, công nghệ hóa thuốc phóng, thuốc nổ và có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 01 (một) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng và 02 (hai) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật;

b) Trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên các ngành kỹ thuật khác, người Chỉ huy nổ mìn phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 02 (hai) năm đối với trình độ đại học, cao đẳng; 03 (ba) năm đối với trình độ trung cấp kỹ thuật, phải học tập bổ sung kiến thức về kỹ thuật nổ mìn và quy phạm, quy chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản, dầu khí hoặc thi công công trình xây dựng tương ứng với lĩnh vực có sử dụng VLNCN;

c) Đối với các tổ chức kinh tế thành lập theo Luật Hợp tác xã có hoạt động khai thác theo phương pháp thủ công, trường hợp không có người Chỉ huy nổ mìn đáp ứng các yêu cầu nêu trên, cho phép bổ nhiệm tạm thời người Chỉ huy nổ mìn là thợ mìn đã được đào tạo, cấp chứng chỉ ở các trường dạy nghề ngành khai thác mỏ, có thời gian làm việc trong lĩnh vực sử dụng VLNCN ít nhất 03 (ba) năm và được học tập bổ sung kiến thức về quy phạm, quy chuẩn an toàn trong khai thác khoáng sản hoặc thi công công trình xây dựng tương ứng với lĩnh vực có sử dụng VLNCN. Sau 03 (ba) năm, kể từ ngày Thông tư này có hiệu lực, người Chỉ huy nổ mìn phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại điểm a hoặc b của khoản này.

2. Thợ mìn hoặc người lao động làm công việc có liên quan trực tiếp đến VLNCN phải được đào tạo và có trình độ chuyên môn phù hợp với vị trí, chức trách đảm nhiệm thỏa mãn các yêu cầu tại Phụ lục C, QCVN 02:2008/BCT.

3. Cơ quan cấp Giấy phép sử dụng VLNCN có trách nhiệm thẩm tra về kiến thức học tập bổ sung của Chỉ huy nổ mìn quy định tại điểm b hoặc c khoản 1, Điều này trước khi cấp Giấy phép sử dụng VLNCN.

Chương 3.

HỒ SƠ, THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN, GIẤY PHÉP HOẠT ĐỘNG VLNCN, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

Điều 7. Hồ sơ cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ

1. Đối với các doanh nghiệp có dự án sản xuất. Hồ sơ bao gồm:

a) Hồ sơ pháp lý

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ do người đứng đầu doanh nghiệp ký. Nếu là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý VLNCN;

- Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập doanh nghiệp của cơ quan có thẩm quyền. Danh sách, địa chỉ các tổ chức trực thuộc (Xí nghiệp, Chi nhánh, Văn phòng đại diện…);

- Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ theo quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư xây dựng;

- Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với nhà, công trình sản xuất, bảo quản VLNCN;

- Bản sao hợp lệ Quyết định của Bộ Công thương công nhận kết quả đăng ký của sản phẩm và đưa sản phẩm VLNCN vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp được phép lưu thông, sử dụng ở Việt Nam (đối với VLNCN mới sản xuất, sử dụng ở Việt Nam);

- Bản sao hợp lệ Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với cơ sở sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ;

b) Tài liệu kỹ thuật

Tài liệu chứng minh việc đảm bảo các điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ của doanh nghiệp gồm có:

- Tài liệu về điều kiện người sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ

+ Danh sách cán bộ lãnh đạo, quản lý có liên quan trực tiếp đến công tác sản xuất, bảo quản, vận chuyển VLNCN, tiền chất thuốc nổ;

+ Hồ sơ của Giám đốc, Phó Giám đốc: bản khai lý lịch cá nhân; bằng tốt nghiệp;

+ Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp (nếu có);

- Tài liệu về điều kiện kỹ thuật

+ Thiết kế mặt bằng dây chuyền sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ;

+ Sơ đồ công nghệ bao gồm cả hệ thống phụ trợ kèm theo quy trình công nghệ sản xuất;

+ Sơ đồ hệ thống điện động lực, hệ thống nối đất bảo bệ, hệ thống chống sét cho thiết bị, nhà và công trình sản xuất, bảo quản VLNCN, tiền chất thuốc nổ;

+ Chứng chỉ công nhận của Tổ chức công nhận hợp lệ cấp cho các cơ sở thí nghiệm VLNCN, tiền chất thuốc nổ (nếu có);

+ Giấy chứng nhận kiểm định, dấu hoặc tem kiểm định phương tiện đo lường, kiểm soát công nghệ theo quy định pháp luật về đo lường;

+ Giấy chứng nhận đăng ký, phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị có yêu cầu phòng nổ; Giấy chứng nhận đăng ký, phiếu kết quả kiểm định máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động hoặc yêu cầu an toàn đặc thù công nghiệp (nếu có);

+ Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng theo quy định pháp luật về quản lý đầu tư, xây dựng; Biên bản nghiệm thu sản phẩm VLNCN, tiền chất thuốc nổ sau khi chạy thử theo quy định;

+ Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với xưởng sản xuất, kho, phương tiện vận chuyển VLNCN.

2. Đối với các doanh nghiệp đang sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ có yêu cầu chuyển đổi tên doanh nghiệp mà không có sự thay đổi về điều kiện sản xuất, chỉ cần có đơn đề nghị cấp điều chỉnh Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, quyết định của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cho phép đổi tên doanh nghiệp và Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp theo tên mới.

3. Đối với các doanh nghiệp sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ có cải tạo, nâng cấp hạ tầng và thiết bị sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ nhưng không làm giảm các yêu cầu theo quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về mặt bằng, công nghệ cũng như các điều kiện về phòng cháy chữa cháy, kỹ thuật an toàn của dây chuyền sản xuất đã được cấp phép, sau khi thực hiện cải tạo, nâng cấp, doanh nghiệp sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ làm đơn đề nghị cơ quan quy định tại khoản 1, Điều 12, Thông tư này cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ.

4. Đối với các doanh nghiệp sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ bị sự cố, tai nạn phá hủy làm hư hỏng dây chuyền sản xuất, sau khi có kết luận điều tra và sửa chữa phục hồi, doanh nghiệp sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ lập hồ sơ kỹ thuật của quá trình sửa chữa, phục hồi và đề nghị cơ quan quy định tại khoản 1, Điều 12, Thông tư này kiểm tra cấp lại Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ.

Điều 8. Hồ sơ cấp Giấy phép kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ

1. Hồ sơ pháp lý bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp giấy phép kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ do người đứng đầu doanh nghiệp ký. Nếu là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý VLNCN;

b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập doanh nghiệp. Danh sách, địa chỉ các tổ chức trực thuộc (Xí nghiệp, Chi nhánh, Văn phòng đại diện…);

c) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

d) Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho chứa, phương tiện chuyên dùng vận chuyển VLNCN, tiền chất thuốc nổ.

2. Tài liệu chứng minh việc đảm bảo các điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

a) Danh sách cán bộ lãnh đạo, quản lý có liên quan trực tiếp đến công tác bảo quản, vận chuyển và kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ;

b) Hồ sơ của Giám đốc, Phó Giám đốc:

- Bản khai lý lịch cá nhân;

- Bằng tốt nghiệp;

c) Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc tại doanh nghiệp (nếu có);

d) Bảng kê khai hệ thống kho tàng, bến cảng, nhà xưởng của từng cơ sở kinh doanh, văn bản cho phép đưa công trình vào sử dụng;

đ) Danh sách các phương tiện vận tải chuyên dùng và Bản sao hợp lệ Giấy phép lưu hành;

e) Giấy chứng nhận của cơ quan Nhà nước về tiêu chuẩn, đo lường và chất lượng đo lường Nhà nước cấp cho các cơ sở thí nghiệm VLNCN, tiền chất thuốc nổ (nếu có);

g) Kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển VLNCN.

3. Đối với doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hoặc Giấy phép kinh doanh VLNCN, hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ chỉ cần đơn đề nghị cấp Giấy phép.

4. Đối với các tổ chức đề nghị cấp lại Giấy phép kinh doanh VLNCN, Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ, hồ sơ gồm báo cáo hoạt động kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu quy định tại khoản 1,2 Điều này, nếu có sự thay đổi.

Điều 9. Hồ sơ cấp giấy phép sử dụng VLNCN

1. Hồ sơ pháp lý

Tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN phải gửi hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN cho cơ quan có thẩm quyền quy định tại Chương V, Thông tư này. Đối với tổ chức không thuộc thẩm quyền cấp Giấy phép sử dụng VLNCN của Bộ Công thương, Bộ Quốc phòng, tổ chức có nhu cầu sử dụng VLNCN gửi hồ sơ đến cơ quan có thẩm quyền tại địa phương nơi sử dụng VLNCN. Hồ sơ bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN do lãnh đạo ký. Tổ chức đề nghị cấp Giấy phép sử dụng VLNCN nộp đơn dạng bản in hoặc dạng điện tử theo quy định tại Phụ lục 1, Thông tư này (mẫu 1a hoặc 1b);

b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép thầu do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định pháp luật;

c) Bản sao hợp lệ Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự;

d) Bản sao hợp lệ Giấy phép thăm dò, khai thác khoáng sản đối với các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản; Giấy phép thăm dò, khai thác dầu khí đối với các doanh nghiệp hoạt động dầu khí; Quyết định trúng thầu thi công công trình hoặc Hợp đồng nhận thầu hoặc văn bản ủy quyền, giao nhiệm vụ thực hiện hợp đồng thi công công trình của tổ chức quản lý doanh nghiệp;

đ) Thiết kế thi công các hạng mục công trình xây dựng, thiết kế khai thác mỏ có sử dụng VLNCN đối với các công trình quy mô công nghiệp; phương án thi công, khai thác đối với các hoạt động xây dựng, khai thác thủ công. Thiết kế hoặc phương án do chủ đầu tư phê duyệt phải thỏa mãn các yêu cầu an toàn theo Quy phạm kỹ thuật an toàn trong khai thác và chế biến đá lộ thiên TCVN 5178:2004 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong các hầm lò than và diệp thạch TCN-14-06-2006 hoặc Quy phạm kỹ thuật an toàn trong công tác xây dựng TCVN 5308:91 và các tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng liên quan;

e) Phương án nổ mìn theo nội dung hướng dẫn tại Phụ lục 5 Thông tư này;

Phương án nổ mìn phải được lãnh đạo doanh nghiệp ký duyệt hoặc cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 4, Điều 22 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP phê duyệt, cho phép;

g) Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn thỏa mãn các yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT (nếu có); kế hoạch hoặc biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố khẩn cấp đối với kho, phương tiện vận chuyển VLNCN;

h) Bản sao hợp lệ Giấy chứng nhận đủ điều kiện phòng cháy chữa cháy đối với kho VLNCN kèm theo hồ sơ kho bảo quản thỏa mãn các quy định tại QCVN 02:2008/BCT đối với các tổ chức có kho bảo quản VLNCN;

Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép sử dụng VLNCN không có kho hoặc không có phương tiện vận chuyển, hồ sơ đề nghị cấp phép phải có bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc thuê kho, phương tiện vận chuyển VLNCN với tổ chức có kho, phương tiện VLNCN thỏa mãn các yêu cầu nêu trên hoặc bản sao công chứng hợp đồng nguyên tắc với tổ chức được phép kinh doanh VLNCN để cung ứng VLNCN đến công trình theo hộ chiếu nổ mìn;

i) Quyết định bổ nhiệm người Chỉ huy nổ mìn của lãnh đạo doanh nghiệp và Danh sách thợ mìn, người liên quan trực tiếp đến sử dụng VLNCN; Giấy phép lao động của người nước ngoài làm việc có liên quan đến sử dụng VLNCN (nếu có);

2. Đối với các tổ chức đề nghị cấp lại Giấy phép sử dụng VLNCN nhưng không thay đổi về địa điểm, quy mô hoạt động, hồ sơ gồm: báo cáo hoạt động sử dụng VLNCN trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có sự thay đổi.

3. Trường hợp thỏa mãn điều kiện quy định tại các điểm b, d, đ khoản 1 Điều này nhưng không tự thực hiện việc nổ mìn, các tổ chức có nhu cầu nổ mìn được quyền ký kết hợp đồng thuê toàn bộ công việc nổ mìn với tổ chức có Giấy phép dịch vụ nổ mìn. Hợp đồng thuê dịch vụ nổ mìn phải ghi rõ trách nhiệm của tổ chức hoạt động dịch vụ nổ mìn theo quy định pháp luật về sử dụng VLNCN.

Tổ chức đã thuê dịch vụ nổ mìn không được phép thực hiện bất cứ hoạt động nào liên quan trực tiếp đến việc sử dụng VLNCN.

Điều 10. Hồ sơ cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn

1. Hồ sơ pháp lý bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn do người đứng đầu doanh nghiệp ký. Nếu là doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng phải có văn bản đề nghị của Bộ Quốc phòng hoặc cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý VLNCN;

b) Bản sao hợp lệ Quyết định thành lập hoặc Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực dầu khí, phải có giấy chứng nhận đầu tư;

c) Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự do cơ quan Công an có thẩm quyền cấp;

d) Văn bản đề nghị cấp Giấy phép dịch vụ nổ mìn của Ủy ban nhân dân tỉnh đối với hình thức dịch vụ nổ mìn quy định tại điểm a, khoản 1 Điều 25 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP.

2. Tài liệu chứng minh việc đảm bảo các điều kiện cung ứng dịch vụ nổ mìn bao gồm:

a) Đề án dịch vụ nổ mìn do lãnh đạo doanh nghiệp ký, nêu rõ mục tiêu, quy mô, phạm vi, tính phù hợp quy hoạch, nhu cầu về dịch vụ nổ mìn và khả năng đáp ứng của doanh nghiệp; các điều kiện cần thiết và giải pháp bảo đảm về an ninh, an toàn trật tự xã hội trong hoạt động cung ứng dịch vụ nổ mìn;

b) Bản sao hợp lệ các giấy phép sử dụng VLNCN;

c) Phương án nổ mìn điển hình đã thực hiện trong 02 (hai) năm trở về trước, tính từ thời điểm đề nghị cấp giấy phép dịch vụ nổ mìn;

d) Các tài liệu quy định tại điểm h, i khoản 1 Điều 9 Thông tư này.

3. Đối với các tổ chức đã có Giấy phép kinh doanh VLNCN, hồ sơ không bao gồm các văn bản, tài liệu quy định tại điểm b, c, d khoản 1 Điều này và tài liệu quy định tại điểm h khoản 1, Điều 9, Thông tư này.

4. Đối với các tổ chức đề nghị cấp lại Giấy phép dịch vụ nổ mìn nhưng không thay đổi về tên, loại hình doanh nghiệp, phạm vi địa bàn hoạt động; hồ sơ chỉ gồm báo cáo hoạt động dịch vụ nổ mìn trong thời hạn hiệu lực của Giấy phép đã cấp lần trước và các tài liệu quy định tại điểm b, c khoản 1, điểm d khoản 2 Điều này nếu có sự thay đổi.

Điều 11. Hồ sơ cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, tiền chất thuốc nổ

1. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu VLNCN bao gồm: 

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép nhập khẩu do lãnh đạo ký, nêu rõ nhu cầu, thời gian thực hiện;

b) Bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh VLNCN;

c) Bản sao số lượng VLNCN đã nhập khẩu trong năm kế hoạch;

d) Bản sao công chứng Hợp đồng mua VLNCN với doanh nghiệp nước ngoài, và Hợp đồng bán VLNCN với doanh nghiệp trong nước.

2. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu VLNCN

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu do lãnh đạo ký, nêu rõ nhu cầu, thời gian thực hiện;

b) Bản sao công chứng Giấy phép kinh doanh VLNCN;

c) Báo cáo số lượng VLNCN đã xuất khẩu của lần trước;

d) Bản sao công chứng Hợp đồng bán VLNCN với doanh nghiệp nước ngoài, và hợp đồng mua VLNCN với doanh nghiệp trong nước.

Đối với trường hợp xuất khẩu (tái xuất) VLNCN của các doanh nghiệp dầu khí nước ngoài – Bản sao công chứng Hợp đồng mua VLNCN từ doanh nghiệp nước ngoài và bản sao công chứng Hợp đồng bán VLNCN cho doanh nghiệp nước ngoài khác.

3. Hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu tiền chất thuốc nổ

a) Đơn đề nghị cấp Giấy phép xuất khẩu hoặc nhập khẩu do lãnh đạo ký, nêu rõ nhu cầu, thời gian thực hiện;

b) Bản sao hợp lệ Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ hoặc Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN (trường hợp nhập khẩu tiền chất thuốc nổ để sản xuất VLNCN);

c) Báo cáo số lượng VLNCN đã xuất khẩu, nhập khẩu trong năm kế hoạch;

d) Bản sao công chứng Hợp đồng mua tiền chất thuốc nổ, nếu là tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ phải có thêm bản sao hợp lệ Hợp đồng bán tiền chất thuốc nổ với khách hàng.

Đối với trường hợp tái xuất của các tổ chức kinh doanh tiền chất thuốc nổ - Bản sao công chứng Hợp đồng mua tiền chất thuốc nổ từ doanh nghiệp nước ngoài và bán tiền chất thuốc nổ cho doanh nghiệp nước ngoài khác.

Điều 12. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép hoạt động VLNCN

1. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ

Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, kiểm tra, thẩm định cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị cấp và nêu rõ lý do.

2. Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ

Trong thời gian 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp kiểm tra, thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh VLNCN; Cục Hóa chất kiểm tra, thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh tiền chất thuốc nổ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị cấp và nêu rõ lý do.

3. Thủ tục cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, tiền chất thuốc nổ

Trong thời hạn 07 (bảy) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Hóa chất tiến hành kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, tiền chất thuốc nổ theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị cấp và nêu rõ lý do.

4. Thủ tục cấp Giấy phép sử dụng VLNCN, dịch vụ nổ mìn

Trong thời gian bảy ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại Chương V, Thông tư này phải tiến hành kiểm tra, thẩm định, cấp Giấy phép sử dụng VLNCN, Giấy phép dịch vụ nổ mìn theo mẫu Giấy phép quy định tại Phụ lục 1, Thông tư này. Trường hợp không cấp, phải có văn bản trả lời cho tổ chức đề nghị cấp và nêu rõ lý do.

Chương 4.

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG VLNCN, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

Điều 13. Quản lý về hoạt động kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, tiền chất thuốc nổ

1. Tổ chức sản xuất VLNCN chỉ được mua hoặc nhập khẩu đúng chủng loại, khối lượng tiền chất thuốc nổ để sản xuất VLNCN theo kế hoạch đã cam kết với tổ chức kinh doanh.

2. Tổ chức kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ phải gửi các văn bản quyết định thành lập các tổ chức trực thuộc như Xí nghiệp, Chi nhánh, Văn phòng đại diện về Bộ Công thương, Bộ Công an để theo dõi quản lý.

3. Các tổ chức kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ phải lập kế hoạch kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, kế hoạch dự trữ quốc gia về VLNCN, tiền chất thuốc nổ gửi Bộ Công thương trước ngày 01 tháng 10 hàng năm. Trường hợp thay đổi, điều chỉnh kế hoạch, doanh nghiệp phải có văn bản bổ sung gửi Bộ Công Thương.

4. Định kỳ 06 (sáu) tháng, 09 (chín) tháng và cả năm các doanh nghiệp kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ lập báo cáo thống kê tình hình kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu, tồn kho VLNCN, tiền chất thuốc nổ gửi Bộ Công thương để theo dõi, quản lý.

5. Đối với các tổ chức thuộc Bộ Quốc phòng, kế hoạch và các báo cáo quy định tại khoản 3, 4 Điều này gửi về cơ quan được Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ quản lý VLNCN để tổng hợp báo cáo Bộ Công thương theo mẫu quy định tại Phụ lục 4 Thông tư này.

6. Việc quản lý cụ thể về sản xuất, kinh doanh, sử dụng, xuất khẩu và nhập khẩu tiền chất thuốc nổ thực hiện theo hướng dẫn riêng của Bộ Công thương.

Điều 14. Quản lý về sử dụng VLNCN

1. Khi sử dụng VLNCN tại địa phương, các tổ chức sử dụng VLNCN có trách nhiệm:

a) Đăng ký với Sở Công Thương theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP; trường hợp một tổ chức cung ứng dịch vụ nổ mìn đã đăng ký lần đầu, đối với các địa điểm sử dụng VLNCN tiếp theo trên cùng địa bàn tỉnh, hồ sơ đăng ký chỉ gồm hợp đồng dịch vụ, thiết kết nổ mìn; Sở Công Thương các tỉnh phối hợp với cơ quan chức năng (Thanh tra lao động, Công an) tiến hành kiểm tra việc đảm bảo các quy định pháp luật về thời gian, địa điểm nổ mìn, khoảng cách an toàn, các điều kiện an ninh, an toàn khác và cấp Giấy đăng ký cho tổ chức sử dụng VLNCN trước khi nổ mìn;

b) Lập phương án giám sát và tổ chức thực hiện giám sát, xác định về ảnh hưởng nổ mìn theo yêu cầu của QCVN 02:2008/BCT.

15 (mười lăm) ngày trước khi nổ mìn, tổ chức sử dụng VLNCN phải gửi phương án giám sát về Sở Công Thương nơi có hoạt động nổ mìn, Sở Công Thương có trách nhiệm kiểm tra việc thực hiện phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn;

c) Báo cáo số lượng, chủng loại, chất lượng VLNCN và các vấn đề có liên quan khác cho Sở Công Thương nơi tiến hành nổ mìn vào trước ngày 25 tháng 6 đối với báo cáo sáu tháng và trước ngày 25 tháng 12 đối với báo cáo năm. Mẫu báo cáo quy định tại Phụ lục 2 Thông tư này;

d) Lập và thực hiện quy trình, thủ tục, hệ thống sổ sách, chứng từ về VLNCN bảo quản, sử dụng, tiêu hủy theo yêu cầu của QCVN 02:2008 và Phụ lục 6 Thông tư này.

2. Việc quản lý, cấp phép sử dụng VLNCN đối với các doanh nghiệp quân đội sử dụng VLNCN do Bộ Quốc phòng hướng dẫn.

Khi sử dụng VLNCN phục vụ cho mục đích kinh tế tại địa phương, các đơn vị, doanh nghiệp quân đội có trách nhiệm thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý VLNCN của địa phương và những quy định pháp luật liên quan.

Điều 15. Thử nghiệm, đánh giá và quản lý chất lượng VLNCN

Việc thử nghiệm, đánh giá và quản lý chất lượng VLNCN thực hiện theo quy định tại Thông tư số 06/2008/TT-BCT ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý chất lượng VLNCN, TCVN 6174:97, QCVN 02:2008/BCT và tiêu chuẩn chất lượng VLNCN tương ứng của các loại VLNCN đã công bố.

Chương 5.

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 16. Trách nhiệm của các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Công thương

1. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm:

a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, quy chuẩn, quy định kỹ thuật an toàn về VLNCN;

b) Tổ chức hướng dẫn các quy định pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, sử dụng VLNCN; hướng dẫn nội dung kế hoạch phòng ngừa ứng phó sự cố kho bảo quản VLNCN. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý đối với các cơ sở hoạt động VLNCN theo quy định pháp luật;

c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ, điều kiện để cấp mới, cấp lại, điều chỉnh hoặc thu hồi Giấy phép kinh doanh VLNCN, Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ; Giấy phép dịch vụ nổ mìn và Giấy phép sử dụng VLNCN đối với các tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1, Điều 36 Nghị định số 39/2009/NĐ-CP;

d) Kiểm tra, sát hạch cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN, tiền chất thuốc nổ cho các đối tượng của tổ chức sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận, Giấy phép;

đ) Định kỳ tổng kết công tác quản lý VLNCN trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tiếp nhận báo cáo và tổng hợp về tình hình quản lý, sử dụng VLNCN của các địa phương, đề xuất các giải pháp trình Bộ trưởng chỉ đạo thực hiện;

e) Phối hợp với Cục Hóa chất, Vụ Khoa học và Công nghệ tổng hợp về tình hình quản lý, sản xuất, kinh doanh và sử dụng VLNCN, tiền chất thuốc nổ của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh VLNCN, tiền chất thuốc nổ báo cáo Bộ Công thương theo quy định.

2. Cục Hóa chất chủ trì phối hợp với các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm:

a) Xây dựng quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, 05 (năm) năm và hàng năm về VLNCN, tiền chất thuốc nổ; xây dựng các văn bản hướng dẫn về đầu tư, xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, tiền chất thuốc nổ;

b) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ dự án đầu tư xây dựng công trình sản xuất VLNCN, tiền chất thuốc nổ của các tổ chức kinh tế theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư xây dựng;

c) Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các quy định về xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN, tiền chất thuốc nổ theo quy định pháp luật về quản lý xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; cấp Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu VLNCN và Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, kinh doanh tiền chất thuốc nổ;

d) Định kỳ tổng kết công tác quản lý và báo cáo về công tác xuất khẩu, nhập khẩu và đầu tư, phát triển ngành VLNCN, tiền chất thuốc nổ theo quy định.

3. Vụ Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các cơ quan có liên quan có trách nhiệm:

a) Xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn về công nghệ sản xuất và tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm VLNCN, tiền chất thuốc nổ; tổ chức quản lý công tác nghiên cứu, chế thử và thử nghiệm VLNCN, tiền chất thuốc nổ;

b) Chủ trì, phối hợp với Vụ, Cục liên quan trình Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành, bổ sung sửa đổi Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam;

c) Tiếp nhận, thẩm định hồ sơ đăng ký, công bố chất lượng sản phẩm VLNCN đủ điều kiện và bổ sung vào Danh mục vật liệu nổ công nghiệp Việt Nam; tổ chức thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm VLNCN theo quy định pháp luật về quản lý chất lượng sản phẩm, hàng hóa, Thông tư số 06/2008/TT-BCT ngày 19 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Công thương hướng dẫn việc quản lý chất lượng VLNCN và các quy định của TCVN 6174-1997, QCVN 02:2008/BCT;

d) Định kỳ tổng kết công tác quản lý VLNCN, tiền chất thuốc nổ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công.

Điều 17. Trách nhiệm của Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan của địa phương thực hiện:

a) Xây dựng và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy chế về trách nhiệm quản lý, cơ chế phối hợp của các cơ quan liên quan trong công tác quản lý VLNCN, các quy định về hoạt động sử dụng VLNCN tại các khu vực, cụm xây dựng, khai thác tùy theo điều kiện đặc thù cụ thể của từng khu, cụm; xây dựng quy hoạch các đầu mối dịch vụ nổ mìn, các đầu mối bảo quản, tuyến đường vận chuyển VLNCN, định mức kinh tế - kỹ thuật trong sử dụng VLNCN;

b) Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm về quản lý tiền chất thuốc nổ, kinh doanh và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo các quy định của pháp luật.

2. Tiếp nhận hồ sơ, thẩm định trình Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện việc cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy phép đối với hoạt động sử dụng VLNCN trên địa bàn cho các tổ chức thuộc thẩm quyền cấp phép theo quy định.

3. Thực hiện việc đăng ký sử dụng VLNCN đối với các tổ chức có Giấy phép sử dụng VLNCN do cơ quan có thẩm quyền cấp theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.

4. Kiểm tra, cấp Giấy chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN cho các đối tượng của tổ chức sử dụng VLNCN thuộc thẩm quyền cấp giấy phép của Ủy ban nhân dân tỉnh.

5. Lập báo cáo theo định kỳ 06 (sáu) tháng, hàng năm về tình hình quản lý, kinh doanh và sử dụng VLNCN trên địa bàn tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 Thông tư này và gửi về Bộ Công thương (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp) trước ngày 30 tháng 6 đối với báo cáo 06 (sáu) tháng, trước ngày 31 tháng 12 đối với báo cáo năm.

Điều 18. Điều khoản thi hành

Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30 tháng 9 năm 2009 và thay thế Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 29 tháng 3 năm 2005 về hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng VLNCN; Thông tư số 04/2006/TT-BCN ngày 24 tháng 4 năm 2006 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2005/TT-BCN ngày 29 tháng 3 năm 2005 về hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng VLNCN; Thông tư số 03/2006/TT-BCN ngày 14 tháng 4 năm 2006 hướng dẫn xuất khẩu,nhập khẩu VLNCN và nhập khẩu Nitrat Amôn hàm lượng cao; Thông tư số 02/2008/TT-BCT ngày 19 tháng 02 năm 2008 hướng dẫn điều kiện kinh doanh và cấp Giấy phép kinh doanh Nitrat Amôn hàm lượng cao. Bãi bỏ các quy định của Bộ Công Nghiệp, Bộ Công thương trái với Thông tư này./.

 

 

Nơi nhận:
- Các Bộ,  cơ quan ngang Bộ, các cơ quan thuộc CP;
- UBND tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Cục Kiểm tra Văn bản Bộ Tư pháp.
- Website Chính phủ;
- Công báo;
- Lưu: VT, PC, ATMT.

BỘ TRƯỞNG




Vũ Huy Hoàng   

 

PHỤ LỤC 1.

MẪU CẤP PHÉP HOẠT ĐỘNG VLNCN
(Kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)

 

MẪU 1a:

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ

CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Kính gửi: (Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp,
Tổng cục CNQP, UBND tỉnh hoặc Sở Công Thương …)

Tên doanh nghiệp: ................................................................................................................

Quyết định hoặc Giấy phép thành lập số: ..............................................................................

Do ........................................................................... cấp ngày: ...........................................

Nơi đặt trụ sở chính: .............................................................................................................

Đăng ký kinh doanh số ……………..do …………cấp ngày ……tháng …..năm 200....................

Mục đích sử dụng VLNCN:....................................................................................................

Phạm vi, địa điểm sử dụng ...................................................................................................

Họ và tên người đại diện: .....................................................................................................

Ngày tháng năm sinh: ............................................... Nam (Nữ).............................................

Chức danh (Giám đốc/Chủ doanh nghiệp): ............................................................................

Địa chỉ thường trú (hoặc tạm trú): ..........................................................................................

Đề nghị: ................................................................... xem xét và cấp Giấy phép sử dụng VLNCN cho doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp và Thông tư số      /2009/TT-BCT ngày    tháng    năm 2009 của Bộ Công thương hướng dẫn quản lý, sản xuất, kinh doanh cung ứng và sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

 

 

………., ngày …..tháng…năm ……
Người làm đơn
(Ký tên, đóng dấu)

 

Lưu ý: Các tài liệu trong Hồ sơ pháp lý phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp không có bản chính, phải là bản sao công chứng hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan có thẩm quyền.

 

MẪU 1b:

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP PHÉP DẠNG ĐIỆN TỬ

BỘ CÔNG THƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

 

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP

SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

Cơ quan tiếp nhận đơn đề nghị:

Địa chỉ Email nhận đơn: …..@moit.gov.vn
Điện thoại: 04 22218312; Fax: 04 22218321

       

PHẦN A. THÔNG TIN CHUNG 

I. Thông tin về doanh nghiệp

1. Tên doanh nghiệp:

2. Loại hình doanh nghiệp

- Doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ, ngành Trung ương c

- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài                     c

- Doanh nghiệp, tổ chức đào tạo, nghiên cứu khoa học c

- Doanh nghiệp khác (theo quy định của Luật Doanh nghiệp)

3. Đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập (số, ngày cấp và cơ quan cấp)

 

4. Nơi đặt trụ sở chính:

 

Số điện thoại:                                             Số Fax:                                  Email:

5. Họ và tên người đề nghị:

-

- Ngày tháng năm sinh:                                Nam    c ;    Nữ    c

- Chức danh:

6. Mục đích sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Khai thác khoáng sản, dầu khí c; Thi công công trình c; Nghiên cứu khoa học c; Khác (ghi cụ thể)

II. Thông tư về hồ sơ kèm theo

1. Căn cứ pháp lý về mục đích sử dụng VLNCN của doanh nghiệp:

a. Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác khoáng sản, thăm dò, khai thác dầu khí:

- Số, ngày cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản hoặc Giấy phép đầu tư:

- Cơ quan cấp phép:

- Nơi sử dụng VLNCN:

b. Đối với tổ chức, cá nhân thi công công trình, nghiên cứu khoa học hoặc các mục đích khác:

- Số, ngày ký Giấy phép thầu, Quyết định giao nhiệm vụ, trúng thầu hoặc hợp đồng thầu:

- Tên công trình:

- Nơi sử dụng VLNCN:

2. Giấy xác nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự

- Số và ngày cấp:

- Cơ quan cấp:

- Thời hạn hiệu lực (nếu có):

3. Người chỉ huy nổ mìn

- Họ và tên:               , bổ nhiệm theo Quyết định của                 , số          ngày    tháng     năm

- Ngành nghề đào tạo:

- Nơi đào tạo:

- Số, ngày cấp chứng chỉ đào tạo:

- Huấn luyện về kỹ thuật an toàn VLNCN ngày           tại          , do             tổ chức

4. Kho chứa vật liệu nổ công nghiệp: Có kho chứa c;    Thuê kho chứa c;    Thuê vận chuyển c

a. Đối với tổ chức, cá nhân có kho chứa hoặc thuê kho chứa vật liệu nổ công nghiệp:

- Địa điểm đặt kho:

- Số, ngày ký hợp đồng thuê kho (nếu có):

- Số, ngày quyết định phê duyệt thiết kế kho:

- Cơ quan phê duyệt:

- Số, ngày cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện PCCC kho VLNCN:

- Thời hạn hiệu lực:

- Cơ quan cấp:

b. Đối với tổ chức, cá nhân thuê vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp đến hiện trường thi công:

- Số, ngày ký hợp đồng thuê vận chuyển VLNCN:

- Đơn vị vận chuyển:

- Số, ngày cấp giấy chứng nhận phương tiện đủ điều kiện vận chuyển VLNCN:

- Thời hạn hiệu lực:

- Cơ quan cấp:

5. Phương tiện vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp (nếu có)

- Loại phương tiện:

- Số, ngày cấp giấy chứng nhận phương tiện đủ điều kiện vận chuyển VLNCN:

- Thời hạn hiệu lực:

- Cơ quan cấp:

6. Phương án nổ mìn

- Số, ngày ký Quyết định phê duyệt thiết kế hoặc phương án nổ mìn:

- Cơ quan, đơn vị phê duyệt thiết kế hoặc phương án nổ mìn:

7. Thiết kế thi công, khai thác mỏ hoặc phương án thi công, khai thác mỏ

- Số, ngày ký duyệt

- Người ký

8. Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đã cấp

- Số, ngày cấp giấy phép:

- Thời hạn hiệu lực:

- Cơ quan cấp:

9. Số thợ nổ mìn đã qua đào tạo và được cấp chứng nhận kỹ thuật an toàn VLNCN:

 PHẦN B. ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

I. Đặc điểm chung

1. Vị trí nổ mìn                 theo bản đồ địa hình khu vực số, ngày lập và tỷ lệ

1. Quy mô nổ mìn lớn nhất (kg):

3. Hướng dẫn phát triển, mở rộng hiện trường khai thác, thi công:

4. Công trình, nhà dân xung quanh vị trí nổ mìn

Loại công trình, nhà ở

Số lượng công trình, nhà ở trong phạm vi bán kính 300m

Khoảng cách từ vị trí nổ mìn đến công trình, nhà ở gần nhất (m)

Địa hình che chắn tự nhiên hoặc che chắn nhân tạo giữa công trình và nơi nổ mìn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5. Khiếu kiện của chủ công trình, nhà ở:              Có: c;                                             Không c

II. Đặc điểm kỹ thuật nổ mìn điển hình

 

Đường kính lỗ khoan (mm)

Độ sâu lỗ khoan (m)

Đường cản (m)

Thông số mạng lỗ (a x b, m)

Phân đoạn cột thuốc nổ

Số lỗ mìn trong một lần nổ

Khối lượng thuốc nổ/lỗ (kg)

Khối lượng thuốc nổ tức thời (kg)

Chiều cao cột bua (m)

Lớn nhất

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Loại thuốc nổ, phụ kiện nổ

 

Phương pháp nổ mìn

 

III. Thời gian dự định nổ mìn

Thời gian

Thứ hai

Thứ ba

Thứ tư

Thứ năm

Thứ sáu

Thứ bảy

Chủ nhật

Bắt đầu

 

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Kết thúc

 

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

Đợt 1

IV. Biện pháp kỹ thuật an toàn

1.

2.

3.

4.

5.

6.

 

Tôi cam đoan tất cả thông tin trong đơn đề nghị trên đây đúng sự thực theo quy định pháp luật về quản lý vật liệu nổ công nghiệp. Đề nghị được cấp giấp phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp.

 

, ngày     tháng     năm
    Người đề nghị
  
(ghi rõ họ và tên)

 

 

                                       

 

XỬ LÝ CỦA CƠ QUAN CẤP PHÉP

1. Đồng ý cấp giấy phép, đề nghị đơn vị gửi hồ sơ như quy định đến Cục, Sở

Địa chỉ: số nhà, đường phố ….

                                                                        c

 

2. Đề nghị bổ sung, sửa đổi các thông tin theo chỉ dẫn ở cột bên

                                                                        c

3. Không đồng ý cấp giấy phép vì các lý do nêu ở cột bên

                                                                        c

 

Hướng dẫn

I. Việc nhận đơn đề nghị cấp phép điện tử chỉ áp dụng đối với các tổ chức xin cấp phép có địa chỉ Email. Tổ chức đề nghị cấp phép tải mẫu đơn từ Website của cơ quan cấp phép.

II. Khi đã gửi đơn điện tử, tổ chức đề nghị cấp phép chưa cần gửi kèm theo hồ sơ nếu chưa đầy đủ và hợp lệ như quy định của Thông tư số …../TT-BCT ngày ……của Bộ Công thương.

III. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT) hoặc Sở Công Thương sẽ hướng dẫn, yêu cầu chỉnh lý hồ sơ trên Website của Bộ Công thương hoặc gửi trực tiếp đến Email của tổ chức xin cấp phép.

IV. Phải nhập đầy đủ vào các mục tương ứng với hoạt động của doanh nghiệp. Sau khi nhập đủ thông tin, tổ chức xin cấp phép có thể lưu kèm theo mật khẩu riêng với tùy chọn cho phép đọc được (read only) mà không sửa đổi được để bảo toàn các thông tin đã nhập trước khi gửi đến cơ quan cấp giấy phép.

V. Hướng dẫn một số nội dung cần nhập trong đơn.

1. Điểm a, Khoản 4 Mục II Phần A (kho chứa VLNCN): Đối với các kho xây dựng trước 2005, không cần thiết ghi Cơ quan phê duyệt Thiết kế kho nếu không có.

2. Khoản 4 Mục I, Phần B: “Công trình” được hiểu là các công trình dân dụng công cộng (kể cả đường giao thông các loại), công trình công nghiệp không thuộc sở hữu của tổ chức xin cấp phép.

3. Mục II, Phần B “nổ mìn điển hình” là việc nổ mìn với quy mô nổ lớn nhất mà tổ chức cấp phép có khả năng và thường xuyên thực hiện.

4. Mục III Phần B Thời gian dự định nổ mìn: Nếu số đợt nổ mìn trong ngày nhiều hơn một đợt, tổ chức xin cấp phép tự bổ sung vào bảng.

5. Mục IV Phần B Biện pháp kỹ thuật an toàn: Nhập các thông tin về biện pháp báo hiệu, cảnh giới, chống đá văng, chấn động (Ví dụ: Không nổ mìn ốp…)

Lưu ý: Các tài liệu trong Hồ sơ pháp lý phải có bản chính để đối chiếu; trường hợp không có bản chính, phải là bản sao công chứng hoặc bản sao có chứng thực của cơ quan cấp.


MẪU 1c:

GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VLNCN (MẶT NGOÀI)

 

1. Lưu Giấy phép tại trụ sở chính và xuất trình Giấy phép khi được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu.

2. Không được tẩy xóa, sửa chữa nội dung trong Giấy phép.

3. Không được chuyển nhượng, cho thuê, cho mượn Giấy phép.

4. Đăng ký Giấy phép với Sở Công Thương nơi tiến hành nổ mìn.

5. Báo cáo Sở Công Thương khi chấm dứt hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp hoặc khi bị mất, hỏng Giấy phép.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

 

BỘ CÔNG THƯƠNG, ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ….

TÊN CƠ QUAN CẤP GIẤY PHÉP

 

 

GIẤY PHÉP SỬ DỤNG

VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

 

 

 

 

 

 

 

VÀO SỔ LƯU NGÀY …...................….

 

Số ……../20……./GP-Tên viết tắt cơ quan cấp phép

 

MẪU 1c:

GIẤY PHÉP SỬ DỤNG VLNCN (MẶT TRONG)

………………..(1) 
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: …/20…/GP-…(2)

……(3) , ngày ….. tháng …. năm 20….

GIẤY PHÉP

Sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

……………………………………………….(4)

Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ …………………………………………………………………(5)

Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp số ... ngày ... tháng ... năm 20... của ... (6)

Theo đề nghị của ………………………………………………………..(7);

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép …………………………………………………………(6);

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……do…(8) cấp ngày ….tháng ….năm…..;

Trụ sở tại: …………………………………………………………………(9);

Điện thoại: ……………………..; Fax: ..................…………………….

Được sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để ………………………….. (10);

 

 

Điều 2. Điều kiện sử dụng

- Địa điểm sử dụng: …………………………………………………;

- Điều kiện khác: (lượng thuốc nổ trong một lần sử dụng, phương pháp điều khiển nổ, khoảng cách an toàn, thời điểm nổ mìn vv…).

………………………. (6) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Quy chuẩn 02:2008/BCT và những quy định pháp luật liên quan; đảm bảo an toàn lao động và trật tự an ninh xã hội, thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp tại địa phương.

Điều 3.

Giấy phép này có giá trị đến ……

 

 

…………………… (4)
Họ và tên
(Thủ trưởng cơ quan ký cấp giấy phép)

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 1;
- …… (11)
- Lưu:…… (12).

 

Chú thích:

(1) – Tên cơ quan cấp phép: Ví dụ: BỘ CÔNG THƯƠNG, UBND HOẶC SỞ CÔNG THƯƠNG TỈNH HÀ TĨNH

(2) – Tên viết tắt của cơ quan cấp phép. Ví dụ: BCT, UBND

(3) – Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ quan cấp phép đóng trụ sở chính.

(4) – Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép. Ví dụ: BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG, CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ TĨNH.

(5) – Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp giấy phép.

(6) – Tên tổ chức được cấp giấy phép.

(7) – Thủ trưởng cơ quan, bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan cấp phép. Ví dụ: Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng phòng…

(8) – Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(9) – Địa chỉ được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(10) – Mục đích sử dụng vật liệu nổ công nghiệp để: khai thác, xây dựng công trình, thử nghiệm v.v…..

(11) - Tên các tổ chức có liên quan.

(12) - Tên viết tắt của cơ quan tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan cấp phép, số lượng giấy phép lưu.

Giấy phép được in trên bìa cứng, mặt ngoài có mầu nền hồng nhạt, có thể có thêm hoa văn chìm phù hợp với màu đỏ của chữ “Giấy phép sử dụng VLNCN” và không gây ra hiệu ứng làm mờ các chữ in trên mặt ngoài Giấy phép.

 

MẪU 1d:

GIẤY PHÉP KINH DOANH, XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU VLNCN, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

………………….. (1) 
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: …/20…/GP-…(2)

……(3) , ngày ….. tháng …. năm 20….

GIẤY PHÉP

……………………………….(4)

...................................................................................(5)

Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ ……………………………………………………………………(6);

Xét đơn đề nghị cấp giấy phép số……. ngày … tháng … năm 20…. của ……(7);

Theo đề nghị của …………………………………………………………..(8);

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép …………………………………………………………(7);

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……do…(9) cấp ngày ….tháng …. năm…..;

Trụ sở tại: …………………………………………………………………(10);

Điện thoại: ……………………………; Fax: …………………………………

Được …………………….……………………………………….. (11);

 

 

Điều 2. Điều kiện …… (11)

- Tên VLNCN hoặc tiền chất thuốc nổ (phụ lục kèm theo);

- Các đơn vị trực thuộc tổ chức xin cấp phép (phụ lục kèm theo);

- Số lượng thực hiện;

- Các điều kiện khác (phạm vi, các hạn chế về kinh doanh...).

………………………. (7) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Quy chuẩn 02:2008/BCT và những quy định pháp luật liên quan; đảm bảo an toàn lao động và trật tự an ninh xã hội, thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp tại địa phương.

Điều 3.

Giấy phép này có giá trị đến ……

 

 

…………………… (1)
Họ và tên
(Thủ trưởng cơ quan ký cấp giấy phép)

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 1;
- …… (12)
- Lưu:…… (13).

 

Chú thích:

(1) – Tên cơ quan cấp phép: Ví dụ: BỘ CÔNG THƯƠNG, CỤC ATMT.

(2) – Tên viết tắt của cơ quan cấp phép. Ví dụ: BCT, UBND

(3) – Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ quan cấp phép đóng trụ sở chính.

(4) – Tên loại giấy phép. Ví dụ: Giấy phép nhập khẩu tiền chất thuốc nổ.

(5)  Thủ trưởng cơ quan cấp giấy phép. Ví dụ: BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG, CHỦ TỊCH UBND TỈNH HÀ TĨNH.

(6) – Văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp giấy phép.

(7) – Tên tổ chức được cấp giấy phép.

(8) – Thủ trưởng cơ quan, bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan cấp phép. Ví dụ: Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Hà Tĩnh, Trưởng phòng…

(9) – Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(10) – Địa chỉ được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(11) -  Lĩnh vực hoạt động: kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu v.v….

(12) - Tên các tổ chức có liên quan.

(13) - Tên viết tắt của cơ quan, bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan cấp phép, số lượng giấy phép lưu…..

 

MẪU 1e:

GIẤY CHỨNG NHẬN ĐỦ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT VLNCN, TIỀN CHẤT THUỐC NỔ

………………….. (1) 
-------------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

Số: …/20…/GP-…(2)

……(3) , ngày ….. tháng …. năm 20….

GIẤY CHỨNG NHẬN

Đủ điều kiện sản xuất ……………….

……………………………………………….(4)

Căn cứ Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ Công thương quy định chi tiết một số điều của Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Căn cứ ……………………………………………………………………(5)

Xét đơn đề nghị cấp Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp số……. ngày … tháng … năm 20….của ……(6);

Theo đề nghị của ………………………………………………………..(7);

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Cho phép …………………………………………………………(6);

Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số: ……do…(8) cấp ngày …. tháng …. năm…..;

Trụ sở tại: ………………………………………………………………(9);

Điện thoại: ……………………………; Fax: ………………………………

Đủ điều kiện để sản xuất ……………………………………….. (10);

 

 

Điều 2. Điều kiện sản xuất

- Địa điểm sản xuất tại:…………………………..;

- Sản lượng/năm:

- Điều kiện khác (nếu có).

………………………. (6) phải thực hiện đúng các quy định tại Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp, Quy chuẩn 02:2008/BCT, TCVN 6174:1997...  và những quy định pháp luật liên quan; đảm bảo an toàn lao động và trật tự an ninh xã hội, thực hiện đăng ký với cơ quan quản lý Nhà nước về vật liệu nổ công nghiệp tại địa phương.

Điều 3.

Giấy phép này có giá trị đến ……

 

 

…………………… (4)
Họ và tên
(Thủ trưởng cơ quan ký cấp giấy phép)

 

 

 

 

 

Nơi nhận:

- Như Điều 1;
- …… (11)
- Lưu:…… (12).

 

Chú thích:

(1) – Tên cơ quan Giấy chứng nhận. Ví dụ: BỘ CÔNG THƯƠNG, CỤC ATMT

(2) – Tên viết tắt của cơ quan cấp Giấy chứng nhận. Ví dụ: BCT, ATMT

(3) – Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, nơi cơ quan Giấy chứng nhận đóng trụ sở chính.

(4) – Thủ trưởng cơ quan cấp Giấy chứng nhận. Ví dụ: BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG, CỤC TRƯỞNG CỤC ATMT.

(5) – Văn bản quy định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan cấp Giấy chứng nhận.

(6) – Tên tổ chức được cấp Giấy chứng nhận.

(7) – Thủ trưởng cơ quan, bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan cấp Giấy chứng nhận. Ví dụ: Cục trưởng Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp, Trưởng phòng…

(8) – Tên cơ quan cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(9) – Địa chỉ được ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

(10) – Tên loại vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ, Ví dụ: ANFO, Nitrat amoni v.v….

(11) - Tên các tổ chức có liên quan.

(12) - Tên viết tắt của cơ quan, bộ phận tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và trình cơ quan cấp phép Giấy chứng nhận, số lượng giấy Giấy chứng nhận lưu.


MẪU 1g:

GIẤY ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG VLNCN

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

 

GIẤY ĐĂNG KÝ SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP

Số đăng ký

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Căn cứ Thông tư số     ngày     tháng      năm 2009 của Bộ Công thương Hướng dẫn thực hiện Nghị định số 39/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 4 năm 2009 của Chính phủ về vật liệu nổ công nghiệp;

Sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký và hoạt động sử dụng VLNCN của ……(1)

Địa chỉ…………………………………………………………………………..

……………………………………………………………..(2)

ĐĂNG KÝ

………………….(1) sử dụng vật liệu nổ công nghiệp

Tại: ………………………………………………………...........……………………………………..

Phương pháp nổ mìn……………………………………………...........…………………………….

………………………………………………………………………………………………….. (3)

Thời gian tiến hành nổ mìn trong ngày:   Sáng …..

                                                            Chiều ……

Khối lượng thuốc nổ tức thời lớn nhất (kg):

Thời hạn kết thúc: …………………………………………………………………………

 

 

…….(4), ngày …..tháng …năm
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN QUẢN LÝ ĐĂNG KÝ
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu)

 

 

 

Ghi chú:

1. Tên tổ chức, cá nhân đăng ký.

2. Tên cơ quan quản lý đăng ký.

3. Các điều kiện khác (nếu có).

4. Tên địa danh của cơ quan quản lý đăng ký.

 

 


PHỤ LỤC 2.

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ SỬ DỤNG VLNCN
(Kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

Đơn vị sử dụng: …………

BÁO CÁO ĐỊNH KỲ

SỬ DỤNG VẬT LIỆU NỔ CÔNG NGHIỆP KỲ ….NĂM ….

Theo kế hoạch, dự án …............……tại địa điểm…………................

 

TT

Tháng

Thuốc nổ (kg)

Kíp nổ các loại (cái)

Dây cháy chậm, dây nổ, dây dẫn nổ C, c lo1i (m)

Sản lượng hoặc khối lượng thi công theo tiến độ đã lập

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Sử dụng trong kỳ

Số lượng tồn cuối kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Sử dụng trong tháng

Số lượng tồn cuối kỳ

Số lượng tồn đầu kỳ

Số lượng nhập mới

Sử dụng trong tháng

Số lượng tồn cuối kỳ

Khối lượng đất, đá bóc (1000 m3)

Khối lượng thi công

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

(15)

(16)

 

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn kỳ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Toàn năm

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhận xét của đơn vị: Công tác an toàn; chất lượng VLNCN. Chỉ tiêu thuốc nổ cho từng loại sản phẩm (TH; KH)

 

Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên và ký)

…………, ngày … tháng …. năm ….
Lãnh đạo đơn vị
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 3.

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ VLNCN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH (ĐỐI VỚI SỞ CÔNG THƯƠNG)
(Kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

UBND Tỉnh, thành phố:

Sở Công Thương:

A. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VLNCN

STT

Loại doanh nghiệp, tổ chức kinh tế

Số lượng

Cơ quan cấp phép

Số lượng tổ chức (theo mục đích sử dụng )

Số lượng VLNCN sử dụng

Kho chứa

Cấp bộ

Cấp tỉnh

Khai thác khoáng sản

Xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng

Mục đích khác

Thuốc nổ (tấn)

Kíp nổ các loại, (cái)

Dây cháy chậm, dây nổ, dây dẫn nổ các loại (m)

Số Kho < 5 tấn, (cái)

Số Kho ³ 5 tấn, (cái)

Tổng lượng chứa, (tấn)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

(12)

(13)

(14)

1

Doanh nghiệp nhà nước Trung ương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Doanh nghiệp nhà nước địa phương

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Doanh nghiệp dân doanh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

Tổ chức quốc phòng, an ninh

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

6

Tổ chức kinh tế tập thể, HTX

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

7

Tổ chức khác (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. KIẾN NGHỊ (Nếu có)

 

Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên và ký)

…………, ngày … tháng …. năm ….
GIÁM ĐỐC SỞ CÔNG THƯƠNG………
(Ký tên, đóng dấu)

 

PHỤ LỤC 4.

MẪU BÁO CÁO ĐỊNH KỲ VỀ VLNCN (ĐỐI VỚI TCCNQP)
(Kèm theo Thông tư số 23/2009/TT-BCT ngày 11 tháng 8 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Công thương)

Tổng cục CNQP

A. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CUNG ỨNG, SỬ DỤNG VLNCN

STT

Đơn vị 

Số lượng VLNCN sản xuất hoặc cung ứng trong kỳ báo cáo (tấn)

Số lượng tổ chức (theo mục đích sử dụng)

Số lượng VLNCN sử dụng

Kho chứa

Khai thác khoáng sản

Xây dựng công trình, cơ sở hạ tầng

Thuốc nổ (tấn)

Kíp các loại, (cái)

Dây cháy chậm, dây nổ, dây dẫn nổ các loại (m)

Số Kho < 5 tấn, (cái)

Số Kho ³ 5 tấn, (cái)

Tổng lượng chứa, (tấn)

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

(8)

(9)

(10)

(11)

1

Công ty vật tư công nghiệp Quốc phòng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2

Các đơn vị, xí nghiệp sản xuất VLNCN (các Z)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

Các tổ chức sử dụng VLNCN

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

Các tổ chức khác có thực hiện dịch vụ cho thuê kho vận chuyển thuê hoặc nổ mìn thuê (nếu có)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

B. KIẾN NGHỊ (Nếu có)

 

Người lập biểu
(Ghi rõ họ tên và ký)

…………, ngày … tháng …. năm ….
Lãnh đạo
(Ký tên, đóng dấu)

 


PHỤ LỤC 5

HƯỚNG DẪN NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN NỔ MÌN

I. CĂN CỨ LẬP PHƯƠNG ÁN

- Trích dẫn các Quy định pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn và thiết kế xây dựng, khai thác… làm căn cứ để lập phương án;

- Quy mô xây dựng hoặc khai thác; tiến độ hoặc năng suất khai thác ngày, tháng, quý, năm;

- Sơ lược về phương pháp xây dựng, khai thác; thiết bị, nhân công;

- Giải thích từ ngữ, các cụm từ viết tắt (nếu có).

II. ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NỔ MÌN

- Vị trí khu vực nổ mìn, cao độ, giới hạn tọa độ kèm theo bản đồ địa hình;

- Mô tả về đặc điểm dân cư, công trình, nhà không thuộc quyền sở hữu của tổ chức sử dụng VLNCN trong phạm vi bán kính 1000m kể từ vị trí nổ mìn (kể cả các công trình ngầm);

- Đặc điểm đất đá khu vực nổ mìn (các đặc tính cơ lý sn, sk, f) hoặc điều kiện địa chất, môi trường khác (nước, bùn…);

- Hướng, trình tự khai thác, thay đổi về điều kiện địa chất, địa hình theo chu kỳ khai thác và ảnh hưởng có thể có đến công tác nổ mìn; ảnh hưởng đến các công trình, nhà dân xung quanh.

III. TÍNH TOÁN, LỰA CHỌN CÁC THÔNG SỐ KHOAN NỔ MÌN

- Lựa chọn đường kính lỗ khoan, chiều cao tầng H (nếu đào hầm lò thì lựa chọn chiều dài một bước đào);

- Lựa chọn chiều sâu lỗ khoan;

- Lựa chọn chỉ tiêu thuốc nổ tính toán;

- Lựa chọn phương pháp nổ mìn;

- Lựa chọn VLNCN;

- Xác định các thông số khoảng cách lỗ, góc nghiêng lỗ khoan;

- Xác định lượng thuốc nạp cho một lỗ khoan tương ứng với chiều sâu lỗ khoan đảm bảo điều kiện an toàn về bua;

- Lựa chọn cấu trúc cột thuốc nổ trong lỗ khoan;

- Tính toán về an toàn (chấn động, sóng không khí và đá văng) xác định quy mô một lần nổ (kg);

- Lựa chọn khoảng cách an toàn cho người, thiết bị;

- Dự kiến số lượng VLNCN sử dụng hàng tháng.

IV. CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO AN TOÀN KHI NỔ MÌN

- Biện pháp an toàn khi bốc dỡ, vận chuyển VLNCN;

- Biện pháp an toàn khi nạp mìn;

- Biện pháp che chắn bảo vệ chống đá văng (nếu có);

- Quy định các tín hiệu cảnh báo an toàn và giờ giấc nổ mìn;

- Quy định về gác mìn;

- Biện pháp kiểm tra sau nổ và xử lý mìn câm;

- Các quy định bổ sung về biện pháp xử lý, ứng phó khi gặp sự cố về thời tiết, cản trở khác trong các khâu khoan, nạp…;

- Các hướng dẫn khác (nếu có).

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.

- Trình tự thực hiện, thủ tục kiểm soát các bước;

- Quy định trách nhiệm của từng cá nhân, từng nhóm trong các khâu khoan, nạp, nổ và xử lý sau khi nổ mìn;

- Các quy định về báo cáo, ghi chép các sự kiện bất thường nhưng chưa đến mức xảy ra sự cố trong đợt nổ mìn; các ghi chép về sự cố nếu có (các nội dung này ghi ở phần kết quả nổ mìn trong hộ chiếu);

- Các quy định kỷ luật nội bộ khi có vi phạm;

- Hiệu lực của Phương án và ngày sửa đổi, bổ sung;

- Tên người lập phương án, người duyệt; cơ quan phê duyệt (nếu có).

Ghi chú: Phương án nổ mìn các dạng đặc biệt khác (dưới nước, phá dỡ công trình, nổ trong giếng khoan… được lập với các phần như trên nhưng thay đổi về nội dung cho phù hợp).

 

PHỤ LỤC 6

MẪU HỘ CHIẾU NỔ MÌN LỘ THIÊN

Đơn vị: ……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

 

HỘ CHIẾU NỔ MÌN

Số: ………../……/200… …/HCNM

I. ĐỊA ĐIỂM NỔ: ……………………………………………….

II. THỜI ĐIỂM NỔ: Nổ mìn vào hồi: …….h …… phút …. ngày … tháng … năm 20….

III. LOẠI ĐẤT ĐÁ: Đất đá loại: ..............................................................................................

Độ cứng: f = ........................................................................................................................

Xác nhận của phụ trách địa chất: Ký tên …………..Họ và tên...................................................

IV. THÔNG SỐ BÃI NỔ:

Từ lỗ số đến lỗ số

H (mét)

DLK (mm)

LK (mét)

Khoảng cách (mét)

Tổng số lỗ

Chiều cao cột bua thiết kế LBua­ (mét)

Tổng số mét khoan của lỗ có đường kính (mét)

a

b

W

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

V. CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT:

- Chỉ tiêu thuốc nổ kỳ trước (qtt; kg/m3)...................................................................................

- Chỉ tiêu thuốc nổ tính toán (qTT; kg/m3) với đường kính lỗ khoan:...........................................

- Suất phá đá (N; m3/m khoan sâu) với đường kính lỗ khoan: .................................................

- Vật liệu nổ yêu cầu của bãi nổ: ...........................................................................................

............................................................................................................................................

................................................................................ ...........................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

NGƯỜI LẬP HỘ CHIẾU

NGƯỜI CHỈ HUY NỔ MÌN

P. TRÁCH KỸ THUẬT THẨM DUYỆT (Từ I-IX)

LÃNH ĐẠO DOANH NGHIỆP DUYỆT

 

VI. PHẦN TÍNH TOÁN VÀ LƯỢNG VLNCN SỬ DỤNG THỰC TẾ: Cho phép; Tính lượng thuốc nổ một lỗ đại diện đối với các lỗ khoan nhỏ có các thông số Dk, H, a, b, W như nhau Dk < 65 mm. Nếu bãi nổ đường kính lỗ khoan lớn có số lỗ khoan Dk vượt quá số dòng trong trang này thì được nối thêm vào đây để thể hiện chi tiết sự nạp thuốc của từng lỗ

Stt

H(m)

L(m) thực tế

Khoảng cách (m)

Thể tích lỗ V (m3)

Chỉ tiêu q (kg/m3)

Qkg

VLNCN thực tế

Bua LBua (m)

a

b

W

Thuốc nổ

Mồi

Kíp

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Tổng lượng đá phá ra: (V= ........................................................................................... (m3)

- Tổng lượng thuốc nổ các loại: (Q =................................................................................. (kg)

- Tính toán dòng điện qua kíp đảm bảo I ³ 1,3A với dòng 1 chiều, I ³ 2,5A (nếu nổ mìn điện)

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

......................................................................................................................................

VII. SƠ ĐỒ KHỞI ĐỘNG BÃI NỔ (SƠ ĐỒ ĐẤU) VÀ MẶT CẮT LỖ KHOAN NẠP THUỐC

VIII. QUY ĐỊNH HIỆU LỆNH NỔ MÌN:

- Tín hiệu bắt đầu nạp mìn................................................................................................

- Tín hiệu chuẩn bị nổ mìn.......................................... .....................................................

- Tín hiệu nổ mìn..............................................................................................................

- Tín hiệu báo yên ...........................................................................................................

IX. KHOẢNG CÁCH AN TOÀN:

- Khoảng cách từ công trình hiện hữu gần nhất đến bãi nổ....................................... (mét)

- Khoảng cách từ thiết bị không thể di chuyển được đến bãi nổ............................... (mét)

- Chọn khoảng cách an toàn cho người: R (Người).................................................. (mét)

- Chọn khoảng cách an toàn cho công trình và thiết bị: R (TB).................................. (mét)

X. THUỐC NỔ VÀ PHỤ KIỆN:

Thực tế tiêu thụ

Thừa trả về kho

Thuốc nổ: ………………………………………

…………………………………………………...

…………………………………………………...

Phụ kiện nổ: ……………………………………

…………………………………………………...

…………………………………………………...

Thuốc nổ: ………………………………………

…………………………………………………...

…………………………………………………...

Phụ kiện nổ: ……………………………………

…………………………………………………...

…………………………………………………...

...Chỉ huy thi công nổ ký:

XI. PHÂN CÔNG NHÂN SỰ THI CÔNG BÃI NỔ:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tổ, Đội

Nạp từ lỗ số

Lb (m)

Ký nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XII. SƠ ĐỒ BỐ TRÍ GÁC, NƠI ẨN NẤP, DI CHUYỂN MÁY: (Phải thể hiện; các khoảng cách từ trạm gác, các công trình, nằm trong vùng nguy hiểm và vị trí điểm hỏa tới bãi nổ, các thiết bị phải di chuyển ra khỏi vùng bán kính nguy hiểm. Đảm bảo người, thiết bị di chuyển khỏi bán kính nguy hiểm và cắt điện trước giờ nổ 20 phút).

XIII. PHÂN CÔNG GÁC MÌN:

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tổ, Đội

Trạm gác số

Ký nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

XIV: KẾT QUẢ NỔ MÌN: (Chỉ huy nổ mìn sau khi kiểm tra bãi nổ phải ghi lại kết quả sau khi nổ)                

Vụ nổ kết thúc vào lúc ………….ngày … tháng … năm 200…..

 

Phụ trách an toàn bãi nổ

Chỉ huy nổ mìn

 

PHỤ LỤC 7

MẪU HỘ CHIẾU NỔ MÌN HẦM LÒ CỦA CA SẢN XUẤT

Đơn vị: .......................……..

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------------------

 

HỘ CHIẾU NỔ MÌN HẦM LÒ

Số: …./……/200……

I. VỊ TRÍ NỔ: ………..........................................................……………………………………….

Ngày … tháng ….. năm 200....................................... Ca ......................................................

II. CHỈ TIÊU THUỐC NỔ:

- Đất đá loại.............................................................. độ cứng f=..........................................

- Tiết diện gương lò (Giếng)...................................................................................................

- Tổng số lỗ khoan với đường kính f = ..................... mm .....................................................

- Tổng số mét khoan ............................................................................................................

- Khoảng cách lỗ khoan (mét);

+ a       =

+ a       =

+ a       =

- Chiều sâu lỗ khoan S L =                                          mét

- Khối lượng đá nổ ra S V =                                        m3

- Chỉ tiêu thuốc nổ q =                                                kg/m3

- Vật liệu nổ:

Vật liệu nổ tiêu thụ cho một bước đào

Vật liệu nổ yêu cầu trong ca

+ Thuốc nổ:

+ DCC, dây nổ:

+ Kíp nổ đốt:

+ Kíp nổ điện:

+ Kíp vi sai:

+ Thuốc nổ:

+ DCC, dây nổ:

+ Kíp nổ đốt:

+ Kíp nổ điện:

+ Kíp vi sai:

III. ĐẶC TÍNH LỖ MÌN

Loại lỗ

Chiều sâu lỗ (mét)

Nạp thuốc (kg)

Nạp thuốc (kg)

Nạp thuốc (kg)

lT (mét)

LBua ­(mét)

Góc lỗ khoan (đứng)

Góc lỗ khoan (bằng)

Đột phá

 

 

 

 

 

 

 

 

Lỗ biên

 

 

 

 

 

 

 

 

Lỗ trống

 

 

 

 

 

 

 

 

Lỗ phá

 

 

 

 

 

 

 

 

Lỗ nền

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NGƯỜI LẬP HỘ CHIẾU

CHỈ HUY NỔ MÌN DUYỆT

PHỤ TRÁCH KT DUYỆT

PT. ĐƠN VỊ DUYỆT

 

IV. SƠ ĐỒ KẾT CẤU LỖ KHOAN VÀ NẠP MÌN:

V. QUY ĐỊNH HIỆU LỆNH NỔ MÌN

- Tín hiệu thi công mìn............................................................................................................

- Tín hiệu nổ mìn....................................................................................................................

- Tín hiệu báo yên .................................................................................................................

VI. PHÂN CÔNG GÁC MÌN

STT

Họ và tên

Chức vụ

Tổ, Đội

Trạm gác số

Ký nhận

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

VII. THUỐC NỔ VÀ PHỤ KIỆN:

Thực tế tiêu thụ

Thừa trả về kho

Thuốc nổ: ………………………………………

…………………………………………………...

…………………………………………………...

Phụ kiện nổ: ……………………………………

…………………………………………………...

…………………………………………………...

…………………………………………………...

…………………………………………………...

Thuốc nổ: ………………………………………

…………………………………………………...

…………………………………………………...

Phụ kiện nổ: ……………………………………

…………………………………………………...

…………………………………………………...

…………………………………………………...

…………………………………………………...

VIII. BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN.

- Trước khi khoan chỉ huy nổ mìn phải giao cho thợ khoan sơ đồ khoan thể hiện các thông số của gương lò gồm:

+ Vị trí lỗ khoan;

+ Chiều sâu lỗ khoan;

+ Góc nghiêng lỗ khoan.

- Kiểm tra tình trạng các vì chống của đường lò và gương lò ca trước để lại, nếu đảm bảo an toàn mới được khoan.

- Kiểm tra thực tế góc cắm, điều kiện thay đổi địa chất gương khoan, nếu có các thay đổi bất thường thì phải điều chỉnh ngay vị trí và hướng lỗ khoan nhằm phù hợp với điều kiện thực tế.

- Kiểm tra chiều sâu lỗ khoan, tính thông suốt của lỗ khoan, góc nghiêng lỗ khoan, khoảng cách lỗ khoan xem có đúng với hộ chiếu đã lập chưa nếu có sai lệnh về chiều sâu, góc nghiêng, khoảng cách thì phải điều chỉnh sửa đổi ngay.

- Các kíp nổ phải để trong hộp có đánh dấu rõ ràng.

- Trước khi tiến hành nạp mìn phải phổ biến cách nạp thuốc và kíp vào từng lỗ mìn trên gương theo đúng theo yêu cầu của hộ chiếu. Kiểm tra chiều dài cột bua sau khi nạp mìn vào lỗ khoan.

- Kiểm tra việc đấu nối đảm bảo quy định.

- Bố trí canh gác theo đúng sơ đồ gác mìn, đảm bảo không có người trong lò và không có người ở của lò trong phạm vi 300m đối diện với của lò.

- Phải kiểm tra lại toàn bộ các trạm gác nếu đảm bảo tuyệt đối an toàn mới phát lệnh nổ mìn.

- Khi nổ xong phải tiến hành thông gió 20 phút, tốc độ gió sạch đạt 04 mét/giây mới được vào kiểm tra.

- Phải kiểm tra mức độ chắc chắn của các vì chống, tình trạnh nóc lò nếu đảm bảo an toàn mới được vào kiểm tra gương lò vừa nổ. Nếu phát hiện những bất thường ở gương lò vừa nổ, nếu có mìn câm phải cho xử lý ngay theo quy định.

- Sau khi kiểm tra nổ xong, nếu đảm bảo an toàn thì mới được phát lệnh báo yên.

- Phải kiểm tra lại tình trạng các vì chống trước khi bốc xúc đất đá.

- Biện pháp an toàn bổ sung:

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

VIII. KẾT QUẢ NỔ MÌN: (Chỉ huy nổ mìn phải ghi lại kết quả sau khi nổ)

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

............................................................................................................................................

 

Phụ trách an toàn ký

Chỉ huy nổ mìn ký