Về những tấm bia cổ ở Thái Nguyên

Cập nhật: Chủ nhật 20/03/2011 - 15:02

Bia cổ ở Thái Nguyên còn khá nhiều, tập trung ở các di tích là đình, đền, chùa, nghè, miếu, nhà thờ họ… Bia có nhiều loại: Bia khắc trên đá, trên vách núi, khắc trên gỗ. Văn bia có giá trị để tìm hiểu địa lý, lịch sử, kinh tế, văn hóa, luật lệ phong tục tập quán của địa phương, nó cũng là một loại hình văn bản văn hóa của dân tộc.

 

Bia đá cổ ở Thái Nguyên phản ánh những nội dung sau: Ghi công đức người có công lớn đối với quê hương, đất nước. Đa số các tấm bia ở đình, chùa, đền, nghè ghi công đức những người có công xây dựng, tu bổ di tích.

 

Bên cạnh đó, nhiều tấm bia còn miêu tả cảnh sắc quê hương, lòng tự hào dân tộc, lòng hướng thiện. Trong nhiều tấm bia cổ còn chép những bài thơ, bài ký hay có giá trị về mặt văn học và lịch sử.

 

Một số tấm bia có giá trị ở Thái Nguyên:

 

Bia ở đình Quang Vinh, thuộc phường Quang Vinh, T.P Thái Nguyên. Đây là một trong những tấm bia tiêu biểu của Thái Nguyên. Bia chép về sự tích vị phúc thần xã Quang Vinh là nhân vật lịch sử Dương Tự Minh đã được nhiều sử sách ghi chép. Ông được nhân dân thờ phụng rất nhiều nơi từ Cao Bằng, Bắc Kạn đến Bắc Giang, Bắc Ninh. Nội dung tấm bia ca ngợi công đức của ông.

 

Bia ở chùa Hà Châu: Chùa được xây dựng năm 1672, thuộc xóm Sỏi, xã Hà Châu, huyện Phú Bình. Chùa hiện còn lưu giữ được nhiều di vật cổ trong đó có tấm bia Cảm Ứng tự bi miêu tả cảnh đẹp của chùa…

 

Ngoài ra tại nhà thờ họ Dương - một dòng họ lớn ỏ Phú Bình còn có một tấm bia cổ bốn mặt khắc chữ Hán, ghi công đức những người có công lớn với dòng họ là ông Cẩm tự hiệu Tú, tự nguyện bỏ tiền để xây nhà thờ họ…

 

Những tấm bia cổ ở Thái Nguyên hiện vẫn được lưu giữ và là nguồn tư liệu phong phú cho khách thập phương đến tìm hiểu.

TNĐT (g/t)
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: