Vận động gắn với thực tế địa phương

Cập nhật: Thứ sáu 13/07/2018 - 09:27

Đó là kinh nghiệm hoạt động được đúc kết qua 15 năm làm cộng tác viên dân số (CTVDS) của ông Lưu Văn Đăng, ở xóm Bờ Tấc, xã Bàn Đạt (Phú Bình). Ông cũng đã có nhiều đóng góp vào phong trào chung ở địa phương và được nhận nhiều giấy khen của các tổ chức xã hội.

Xóm Bờ Tấc có địa bàn rộng, giao thông đi lại khó khăn, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 100%, sinh sống chủ yếu bằng nghề nông nên đời sống còn gặp rất nhiều khó khăn. Những ngày đầu, ông gặp không ít khó khăn, bởi lúc ấy trên địa bàn ông được giao phụ trách, tình trạng sinh con thứ ba trở lên còn phổ biến, quan niệm “trọng nam, khinh nữ” rất nặng nề. Ông phải dành thời gian “đi từng ngõ, gõ từng nhà” nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, thăm hỏi thường xuyên những gia đình cần tiếp cận các dịch vụ tránh thai để từ đó tư vấn, giúp đỡ. Cách thức tuyên truyền cho các hộ dân trong xóm cũng đòi hỏi phải khéo léo, vận dụng những biện pháp phù hợp. Ngay trong các cuộc họp, các dịp sinh hoạt văn hóa, văn nghệ của xóm, ông đều tổ chức lồng ghép truyền thông về dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) để trang bị thêm kiến thức cho người dân. Để tuyên truyền, vận động hiệu quả, ông đã lựa chọn cách tiếp cận với những người đàn ông để phổ biến kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản, hướng dẫn cho các cặp vợ chồng sử dụng các biïån phaáp traánh thai.

Theo ông Đăng, muốn làm tốt công tác vận động thì phải xuất phát quá trình hoạt động từ thực tế tại địa phương; luôn nắm chắc số đối tượng trên địa bàn, gần gũi với người dân để tìm hiểu tâm tư, nguyện vọng của họ; tuyên truyền tới các cặp vợ chồng đã sinh đủ hai con, đặc biệt là những cặp vợ chồng sinh con một bề, nhằm động viên, giải thích cho họ hiểu được gánh nặng kinh tế, điều kiện chăm sóc khi sinh con thứ ba trở lên. Đồng thời, ông cũng thường quan tâm tới những cặp vợ chồng, động viên họ duy trì tốt các biện pháp tránh thai đã lựa chọn.

Hiện nay, xóm Bờ Tấc có 229 hộ với 1.056 nhân khẩu, phụ nữ 15 - 49 tuổi là 231, phụ nữ có chồng là 203, có trên 60% cặp vợ chồng sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại. Phụ nữ mang thai đã có ý thức đi khám thai định kỳ đầy đủ và thực hiện sàng lọc trước sinh; nhờ đó mà chẩn đoán và phát hiện sớm được bệnh tật cho thai nhi.

Để phục vụ tốt hơn công việc của mình về công tác DS-KHHGĐ, phấn đấu để xóm không còn trường hợp sinh con thứ ba trở lên, ông Đăng đã dành nhiều thời gian nghiên cứu Kế hoạch số 74-KH/TU ngày 26/12/2017 của Tỉnh ủy; Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị Trung ương 6 (khóa XII) về công tác dân số trong tình hình mới. Theo ông, có nghiên cứu văn bản thì mới tìm cách tuyên truyền,vận động phù hợp với thực tế tại địa phương. Điều mà ông còn trăn trở đó là làm sao đưa được chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về lĩnh vực dân số và phát triển trong giai đoạn hiện nay đến được với người dân một cách dễ hiểu để bà con thực hiện tốt.

Khöng chó là CTVDS năng động, nhiệt tình, có trách nhiệm ông Đăng còn là thành viên ban thanh tra nhân dân, ban công tác mặt trận được mọi người tín nhiệm. Trong gia đình, ông là người chồng, người cha có trách nhiệm, luôn chia sẻ và gánh vác công việc với vợ, vạch cho các con hướng làm ăn đúng. Hiện nay, gia đình ông là điển hình trong phong trào làm kinh tế giỏi tại địa phương. Năm 2013, ông được tổ chức Plan tại Việt Nam ghi nhận có nhiều đóng góp trong chương trình hợp tác với tổ chức Plan tại Việt Nam giai đoạn 2003-2013 “Vì tương lai tươi sáng hơn cho trẻ em Việt Nam”; năm 2016, ông được Ban Dân tộc tỉnh tặng Giấy khen là người dân tộc thiểu số tiêu biểu trên địa bàn tỉnh.

Vân Khánh
Ý kiến bạn đọc Gửi ý kiến In trang này
Tìm kiếm: